Thứ, 10/01/2022, 18:21 PM

Về bài kệ của Lục tổ Huệ Năng

Về bài kệ của Tăng nhân Huệ Năng (bấy giờ chưa được truyền y bát - là Lục tổ) thì trong thiền môn gần như ai cũng biết.

Hỏi: Tôi đọc một bài báo, có đoạn như sau: “Tăng nhân Huệ Năng thời Đường từng viết trong cuốn Bồ-đề yết như sau: Bồ-đề bản vô thụ, minh kính diệc phi đài. Phật tính thường thanh tịnh, hà xứ hữu trần ai! (Dịch nghĩa: Thân là gốc bồ-đề, tâm sáng tựa gương. Phật tính thanh tịnh, nào có bụi trần!) thể hiện rằng Phật tính thanh tịnh, trong sáng, người có Phật tính thì trong lòng sẽ không có tạp niệm”. Tôi thấy nguyên văn và dịch nghĩa khác lạ so với bài kệ của ngài Huệ Năng mà tôi đã từng đọc. Mong được quý Báo hoan hỷ sẻ chia.

Về bài kệ của Lục tổ Huệ Năng 1

Bài kệ đắc pháp của ngài Lục tổ Huệ Năng

Đáp:Về bài kệ của Tăng nhân Huệ Năng (bấy giờ chưa được truyền y bát - là Lục tổ) thì trong thiền môn gần như ai cũng biết. Đó là: “Bồ-đề bổn vô thọ/ Minh cảnh diệc phi đài/ Bổn lai vô nhất vật/ Hà xứ nhạ trần ai?”. Nghĩa: “Bồ-đề vốn chẳng cây/ Gương sáng cũng chẳng đài/ Xưa nay không một vật/ Nơi nào dính bụi trần?” (Kinh Pháp bảo đàn, Thích Duy Lực dịch và lược giải). Thiền sư Thích Thanh Từ dịch: “Bồ-đề vốn không cây/ Gương sáng cũng chẳng đài/ Xưa nay không một vật/ Chỗ nào dính bụi bặm?” (Kinh Pháp bảo đàn giảng giải).

So sánh với Pháp bảo đàn thì trích đoạn trên cả âm lẫn nghĩa đều không chính xác. Do vậy, khi đọc các bài báo viết về các vấn đề liên quan đến Phật học có nội dung khác lạ thì cần đối chiếu với văn bản gốc tức kinh văn để thẩm định lại nội dung, mạnh dạn phê phán và loại trừ khi biết điều ấy không đúng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Từ trong nội tâm phát nguyện làm một người tốt mới là chân sám hối

Hỏi - Đáp 09:30 28/02/2025

Cách sám hối như thế nào vậy? Trước đây, đối với vấn đề này tôi đã từng thỉnh giáo qua với đại sư Chương Gia là phải lạy mấy bộ kinh sám hối phải không? Hay cầu xin Phật Bồ-tát tha thứ? Đại sư Chương Gia lắc đầu, nói: “Không phải như vậy!”.

Lần thứ hai Ma Vương tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?

Hỏi - Đáp 10:59 12/02/2025

Hỏi: Lần thứ hai Ma Vương đã tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?

Bản kinh ngắn, dễ hiểu dành cho Phật tử tụng kinh cầu an đầu năm

Hỏi - Đáp 07:45 29/01/2025

Hỏi: Tôi muốn tụng kinh cầu an đầu năm tại tư gia để cầu nguyện gia đạo an lành. Tuy nhiên vì không có nhiều thời gian cũng như không rành rẽ các pháp thức kinh kệ nên tôi chỉ muốn tụng đọc bình thường những bản kinh ngắn, dễ hiểu, dễ thực hành.

Vì sao đầu năm cầu an cần tụng kinh, niệm Phật Dược Sư?

Hỏi - Đáp 09:30 28/01/2025

Vì sao đầu năm các chùa thường tụng kinh Dược Sư để cầu an? Tôi muốn trì niệm danh hiệu Phật Dược Sư để được gia hộ. Xin cho biết nên trì niệm danh hiệu nào vì Phật Dược Sư có nhiều danh hiệu và ý nghĩa của danh hiệu cùng công năng của việc trì niệm Phật Dược Sư.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo