Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 24/04/2022, 17:31 PM

Lý giải quan niệm: “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang” theo lăng kính đạo Phật

“Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”. Chó đến nhà, gia chủ sẽ được nhiều điều may mắn, tốt đẹp, gia đình sẽ gặp những chuyện xui xẻo khi mèo vào nhà

Tại sao có câu: “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”?

Mặc dù nhiều người quan niệm mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang; tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nguyên nhân tại sao lại có quan niệm này. Để lý giải về điều này, chúng ta cùng tìm hiểu 3 yếu tố như sau:

Quan niệm: “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang” nguyên nhân do đâu?

Quan niệm: “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang” nguyên nhân do đâu?

1. Theo quan niệm dân gian

Từ xa xưa, trong dân gian tồn tại một câu nói quen thuộc: “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”, về vấn đề này, Đại đức Thích Trúc Thái Minh lý giải: Trước đây, chó là vật hoang dã nhưng sau đó con người thuần phục trở thành vật nuôi gần gũi. Chó rất trung thành, giữ của và bảo vệ chủ. Chó được mọi người rất quý, nhiều gia đình nuôi chó để trông trẻ. Bởi nó rất tình cảm, rất khôn, rất gắn bó. Cho nên, người ta hay làm tượng con chó đá để ở cổng nhà, cổng chùa để trông nhà, trông chùa. Trong kinh Phật nói đến con chó nhiều. Có những con chó khôn biết dẫn đường cho chúng Tăng đi khất thực, dẫn đường cho chúng Tăng đi về Tinh xá. Chó có nhiều linh cảm tốt nên người ta có thiện cảm với con chó. Con mèo mình cũng quý, nhưng con mèo thì không gần gũi, không tình cảm và không trung thành như con chó. Có ăn thì nó ở, nếu bỏ đói vài hôm, nó bỏ nhà đi luôn. Cho nên, từ đó người ta có thiện cảm với con chó bởi vì họ cho rằng nó đem lại điều may, điều lành còn con mèo thì có thể đem đến xui xẻo, điềm xấu.

2. Theo góc nhìn khoa học

Con người, con vật hay cây cối, hoa cỏ đều có trường sinh học. Cụ thể đối với loài chó mèo, Đại đức Thích Trúc Thái Minh giảng giải: “Những chỗ nào có trường sinh học lành thì chó hay tìm đến. Tức là nằm ở chỗ đó nó thấy dễ chịu. Mèo hay trú ngụ ở những chỗ trường sinh học không tốt đối với con người nhưng đối với mèo là tốt nên nó đến. Một số nhà khoa học nghiên cứu thấy vậy. Vì thế, mèo đến nhà, người ta nghĩ là xúi quẩy, khó khăn, không tốt”.

3. Theo góc nhìn nhà Phật

Như lời Đại đức Thích Trúc Thái Minh giải thích, theo quan điểm nhà Phật, chúng ta biết không phải do những con vật đem điều khó khăn hay cái sang giàu đến nhà mà điều đó phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta. Con chó hay con mèo đến không phải điều ngẫu nhiên, có thể nhân duyên là điềm báo. Vậy đó là nhân duyên gì?

Về vấn đề này, Đại đức Thích Trúc Thái Minh cho hay: “Nếu gia đình sắp xảy ra điều gì đó không tốt hoặc ở nơi đất nhà mình có những từ trường không tốt xuất hiện, cảm lên khiến cho con mèo đến. Vì mèo linh cảm được những chỗ từ trường xấu nên nó đến. Chứ không phải do con mèo đem điều xấu đến, mà điều xấu ấy là từ chúng ta”. Tiếp đó, Đại đức Thích Trúc Thái Minh phân tích: “Chúng ta là chính báo, môi trường sống của chúng ta là y báo. Nếu chúng ta phúc báu tốt đẹp thì môi trường sống trở nên tốt đẹp, đất trở nên lành hơn. Nhưng khi chúng ta phúc cạn, họa sắp đến thì xảy ra những điềm xấu. Có thể xuất sinh những từ trường không tốt hoặc có những vong linh ác quỷ không tốt đến, đem theo từ trường xấu và con mèo cảm nhận được. Vậy suy ra muôn sự phải ở chính ta, không phải do con chó hay con mèo. Con chó, con mèo chỉ là vật cảm ứng thôi”.

Ví như chúng ta là nam châm, đi đến đâu thì đinh, mạt sắt sẽ cảm ứng, hút vào. Nếu bản thân tốt đẹp thì sẽ cảm ứng những điều tốt đẹp. Ngược lại, bản thân sắp xảy ra điềm báo thì sẽ cảm ứng những điều không tốt. Từ lời chỉ dạy của Đại đức Thích Trúc Thái Minh, chúng ta nhận thấy rằng không phải do con vật này con vật kia mang điềm gở hay điềm lành đến mà là do chúng ta tạo nên.

Con mèo đến nhà có thể là điềm báo không tốt sắp xảy ra

Con mèo đến nhà có thể là điềm báo không tốt sắp xảy ra

Mèo đến nhà là báo hiệu điềm xấu, vậy hóa giải bằng cách nào?

Sau khi lý giải về nguyên nhân hiện tượng mèo lạ đến nhà, Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ : “Khi mèo đến nhà, có thể là điềm báo không tốt sắp xảy ra thì ngay lập tức chúng ta phải biết quay về tu tập. Hướng về Tam Bảo hoặc phát động cả nhà quy y Phật, thọ trì giới cấm của Phật, phát nguyện học Phật Pháp, tu học theo Câu lạc bộ để thêm phúc báu. Đại đức Thích Trúc Thái Minh tin chắc các con mỗi lần về chùa tu học đều tăng trưởng phúc báu lên nhiều lần. Vậy khi phúc báu tăng lên thì họa sẽ đi”.

Như vậy, chúng ta có thể yên tâm nếu mèo có đến nhà; thay vì ghét, trách hay đánh mèo, chúng ta quay về tinh tấn tu tập, nương tựa vào Tam Bảo để tăng phúc tiêu họa. Đại đức Thích Trúc Thái Minh cũng căn dặn: “Phải phát tâm tu dưỡng, rèn luyện để tăng trưởng phúc báu lên để những điều tốt đến với mình”.

Hy vọng qua bài viết trên, quý bạn đọc không chỉ lý giải câu hỏi: “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang” mà hơn cả là nhận thức được tầm quan trọng, lợi ích của việc tu học Phật Pháp. Chúc quý vị luôn tinh tấn, áp dụng lời Phật dạy để phước báu được tăng trưởng và có được cuộc sống an lành, hạnh phúc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm sao giữ lại

Góc nhìn Phật tử 19:30 22/04/2024

Làm sao giữ được tình ban sớm /Chưa kịp hoàng hôn đã úa màu./Ta trách sao người thay đổi vội/ Chắc gì...ta chẳng đổi thay đâu!

Ta luôn biết ơn vì tình thương và sự hy sinh của bố mẹ

Góc nhìn Phật tử 14:30 22/04/2024

Bố mẹ - những người yêu thương, nuôi dưỡng ta từ những ngày đầu đời đến tận bây giờ. Cuộc sống trôi qua, những gian khó, những niềm vui, đều là những chặng đường mà bố mẹ đã bên ta, chia sẻ mọi khó khăn và hạnh phúc.

Tu là cải tạo mình

Góc nhìn Phật tử 09:13 22/04/2024

Ngày nào tôi ăn muối nhiều một chút (nhất là chao, tương, mắm dưa chay) là khuya 0 giờ đau đầu tới 2 giờ 30, ảnh hưởng cho thời thiền kế đó.

Thái độ cầu học cầu tu của người Phật tử

Góc nhìn Phật tử 07:57 22/04/2024

Trên hai mươi lăm thế kỷ về trước, Đức Từ Phụ đã từng khẳng định đạo Phật là đạo của từ bi, trí tuệ và giải thoát. Người Phật tử muốn tu theo đạo Phật cũng phải tu sao cho được từ bi và trí tuệ để một ngày không xa nào đó cũng sẽ được giải thoát như Đức Phật.

Xem thêm