Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Mái chùa vang vọng tiếng Kinh cầu nguyện

Nhớ lại, khi hơi thở Đại tướng bắt đầu đi ngủ vào chốn kinh kì thiên cổ thì là giây phút mặt trời đi qua vầng trán nửa đêm thao thức và con tim chợt hiện lời cầu nguyện

 
Nhớ lại, khi hơi thở Đại tướng bắt đầu đi ngủ vào chốn kinh kì thiên cổ thì là giây phút mặt trời đi qua vầng trán nửa đêm thao thức và con tim chợt hiện lời cầu nguyện:
“Bác, vị anh hùng, một con người huyền diệu
Bác, danh tiếng lẫy lừng bốn bể năm châu
Bốn phương Á Âu ngợi ca dũng tướng hiên ngang
Dân tộc Việt, đất nước Việt ngàn đời ghi ơn Bác”

                                                                                                                                                                    (Nén hương đưa tiễn)

Có lẽ cuộc đời của bác đã gắn bó với rừng, với suối, với tất cả hoài bảo cao rộng. Ở cuối con đường bác đã tìm thấy “giấc mộng nam kha” có khi cũng chỉ đời người như giấc mơ, phú quý quyền thế đều là hư ảo.

Hạnh phúc là hạnh phúc, mà bất hạnh là bất hạnh. Đợi chờ chứ chẳng ai chọn được điều hay. Chấp nhận với những gì đang có, chẳng phải đã thoát khỏi phù du hay sao… Mới hay, hạnh phúc hay bất hạnh, buồn hay vui, sướng hay khổ, tất cả đều do mình cả mà thôi. Thân này da bọc xương, chết rồi lại trở thành cát bụi. Sao phải đày đọa thân mình – thân khổ, ý cũng khổ.

Nhớ đến triết lý nhân quả của đạo Phật: gieo nhân nào thì gặt quả ấy, mọi kết quả mình có hôm nay là kết quả những gì mình đã làm trước đây, và những gì mình đang làm hiện nay sẽ mang đến kết quả cho mình tương lai. Vậy thì cần gì phải đày cho ý khổ. Mộng đêm thì ngắn, mộng đời thì dài… biết đâu mới là ý nghĩa cuộc đời…
 
“Cái tôi hoàn lại đất trời
Trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh”

                                                                                               (Thi phú Võ Nguyên Giáp)

Ngày tiễn bác về với đất mẹ, hai bên đường chật ních cháu con, ai cũng muốn lần cuối được tiễn người, cây lá hai bên đường cũng ngơ ngác bâng khuâng, và cây Bằng lăng già trước ngõ mới hôm qua còn lốm đốm mà sớm sau đã vàng rực một màu đau đớn, và chúng tôi, những người xa lạ bỗng sát lại gần nhau hơn như muốn nương vào nhau để bước những bước chân hụt hẫng, lâng lâng. Tiễn bác! rồi tôi bỗng thấy mình như lạc bước vào động hoa vàng, như đi không lưu lại dấu hài của người anh hùng Việt Nam.

Câu chuyện thật hay mà chưa trọn ý. Đã biết cuộc đời là mộng, sao chẳng nghĩ tu hành cũng chỉ là mộng, tiên giới cũng chỉ là mộng mà thôi. Trốn từ phù du này đến phù du khác, chẳng phải trò cười hay sao.

Thế nhưng mọi phương hướng trên cõi đời này hầu như cuối mỗi chặng đời mới là câu đáp án. Khi con người tiên phong lội ngược dòng để đi tìm cho riêng mình những chân lý bất biến giữa trần cảnh phù vân. Như cái ngày đầu tiên, ngày mà toàn dân viếng Bác thì đã có hàng ngàn giọt nước mắt rơi xuống thấm đất để tiễn Bác thêm một đoạn đường.

Biết bao điều, chợt mới hôm nào. Tôi còn lưu lại hình bóng bé nhỏ trong ngày nhật ký thiêng liêng. Khi tôi bắt đầu vừa bước vào dâng nén tâm hương thì từng ánh mắt như muốn nói … “Bác ra đi khi người trẻ vẫn chưa đủ lớn khôn” và hàng trăm câu kinh dõi theo cổ quan tài khép kín.

Trong dòng người hồi hướng tên bác vào miền đất lạnh, còn có những người trẻ như Vũ Xuân Tiến, Vũ Quỳnh Mai - giảng viên của Trường ĐH Tôn Đức Thắng Tp.HCM vẫn dành cho ông những lời cầu nguyện và mang nỗi tâm sự đến từ miền đất Hà nội. Lúc ban trưa tại dinh Thống Nhất, Vũ Quỳnh Mai vẫn tự hào khi trong lòng luôn có một người Thầy, chính là tướng Giáp vị đại nhân tiếp nối hàng thế kỷ.
 
Năm mươi ngày Đại tướng mất, thì giờ đây trên khắp mọi miền tổ quốc, mái chùa còn vang vọng tiếng kinh cầu giác ngộ. Dòng nước mắt ngày đó và bây giờ của một giảng viên trẻ Quỳnh Mai vẫn không còn là giấc mộng mà là thiên biến vạn hóa. Chùa Sủi, Thiền viện Sùng Phúc, chùa Ba Vàng, chùa Bái Đính v.v…và vạn triệu con người thầm lặng cầu siêu cho bác ở bên kia thế giới.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Các tôn hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật giáo thường thức 21:00 14/11/2024

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật, một trong những tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong lịch sử cũng như hiện nay. Đức Phật Tổ có nhiều tôn hiệu khác nhau. Tất cả những tôn hiệu này đều xuất hiện sau khi Ngài tu hành đắc đạo và thuyết pháp độ chúng.

“Muốn biết nhân đời trước hãy xem quả đời này”

Phật giáo thường thức 15:20 14/11/2024

Ngày nay tai nạn trong đời sống rất nhiều, thường gặp phải những chuyện không vừa ý, quả báo bệnh khổ, chết yểu. Nguyên nhân là gì?

Từ trong nội tâm phát nguyện làm một người tốt mới là chân sám hối

Phật giáo thường thức 15:05 14/11/2024

Cách sám hối như thế nào vậy? Trước đây, đối với vấn đề này tôi đã từng thỉnh giáo qua với đại sư Chương Gia là phải lạy mấy bộ kinh sám hối phải không? Hay cầu xin Phật Bồ-tát tha thứ? Đại sư Chương Gia lắc đầu, nói: “Không phải như vậy!”.

Chúng ta mãi “quanh quẩn trong vòng buồn giận”

Phật giáo thường thức 14:45 14/11/2024

Có thể ta đã từng mắc kẹt vào những tranh chấp được mất, thị phi và lao đao trong ghét thương buồn tủi; và ta đã "Xem thường bảo vật trong tay" như sức khỏe, thời gian, tiền bạc và tuổi trẻ... Để rồi "Dày đạp lên trên hạnh phúc" mà đi, thật xót xa vô cùng.

Xem thêm