Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 13/11/2013, 09:52 AM

“Mẹ ơi! Nhà mình thờ Phật mà sao mẹ không đi chùa?”(*)

Mẹ mỉm cười xoa đầu tôi dịu dàng bảo: “Phật ở khắp nơi. Trên chùa có Phật, nhà ta cũng có Phật. Trong trái tim của mỗi người con đều có Phật. ta cứ làm theo lời Phật dạy sẽ thành con nhà Phật, con  ạ.

 
Ngày bé thơ, tôi đã nhìn thấy trên bàn thờ ở gian giữa nhà mình khung ảnh chân dung một phụ nữ xinh đẹp. Trên đầu bà có vầng hào quang chiếu tia lóng lánh. Bà khoác tấm áo choàng trắng phủ dài trên toàn thân, tạo nên một vẻ đẹp thanh thoát và thánh thiện. Mỗi khi có chuyện buồn vui, mẹ tôi thường cầm nén hương  quỳ dưới khung ảnh ấy lẩm bẩm cầu nguyện. Tôi hỏi mẹ đó là ai? Mẹ bảo là Quan Thế Âm Bồ tát, vị Phật Bà từ bi luôn cứu khỏ cứu nạn cho mọi chúng sanh. Hóa ra nhà tôi thờ Phật.

Tôi không hề thấy mẹ đi chùa bao giờ cả. Trong lúc ấy, nhà Ti Ti hàng xóm thì hôm nào mẹ nó cũng vắng nhà. Tôi sang chơi, hỏi dần mới hay mẹ nó đi chùa cúng Phật.

Ngày nào cũng đi từ 9 giờ sáng đến tầm khoảng 4 giờ chiều mới về. Ti Ti rủ tôi sang nhà nó chơi đủ trò từ u mọi, đánh ô làng, nhảy dây hoặc chơi bán hàng…thật thỏa thích. Nhưng cứ đến gần giờ bà mẹ nó về là lộ rõ nét lo âu, thấp thỏm rồi đột ngột tuyên bố ngừng chơi, xua tôi vè như đuổi tà ma.

Tình cờ một hôm, do mãi thu xếp bộ đồ chơi mẹ tôi mới mua cho, bê qua cùng chơi với nó nên về muộn. Mẹ nó đã về đến. Khi nghe tiếng xe xích lô phanh rít ở cổng, nó vất bỏ chạy như biến vào bếp rồi tôi nghe tiếng  lục cục mãi trong ấy mà chẳng biết nó đang làm gì. Hóa ra mẹ nó giao việc  vì mãi chơi nên nó đã quên béng.

Thế là hôm ấy tôi tận mắt chứng kiến cảnh mẹ nó đánh đòn. Bà mẹ cao lớn đẩy đà mặt đầy son phấn, vừa sa sả chửi những lời thật chướng tai, vừa vung đôi đũa bếp bằng sắt gõ lên đầu cô con gái ốm yếu gầy gò không chút xót thương. Nó cong vút người run rẩy đưa hai tay lên đầu đỡ trận đòn. Tôi vất bỏ bộ đồ chơi, khóc òa chạy biến về nhà vì quá kinh hãi.

Mẹ đón tôi, vội vã ôm tôi vào lòng vì lầm tưởng Ti Ti gây sự giành hết đồ chơi của tôi: “Ti Ti giành hết đồi chơi của con rồi hả? Thôi mẹ mua cho con bộ khác.

Bộ ấy nhường cho Ti Ti”Tôi lắc đầu rồi kể lại sự việc, mẹ chặc lưỡi than: “Bà ấy quanh năm đi chùa mà sao lại ứng xử hung bạo với con gái đến thế! Không yêu chồng con trong nhà thì sao có thể thương yêu kẻ xa lạ ngoài đường được” Chị Tư giúp việc với tính thẳng thừng, góp thêm lời nhận xét: “Tu gì mà tu, miệng nam mô mà bụng đầy bồ dao găm. Đánh con vũ phu như thế có ngày tôi kêu công an còng tay”.

Từ ấy, tôi bắt đầu rờn rợn khi tiếp xúc với mẹ Ti Ti. Vậy mà có những lúc các sư đến viếng nhà, bà ấy thoát hẳn cái lốt của mụ chằn tinh, miệng dạ dạ thưa thưa cái giọng ngọt ngào kéo dàu rồi sẵn sàng cúng hiến công đức từng xấp dầy cộm làm tay tôi nổi da gà.

Có hôm tôi hỏi mẹ: “Mẹ ơi! Nhà mình thờ Phật mà sao mẹ không đi chùa?”.

Mẹ mỉm cười xoa đầu tôi dịu dàng bảo: “Phật ở khắp nơi. Trên chùa có Phật, nhà ta cũng có Phật. Trong trái tim của mỗi người con đều có Phật. ta cứ làm theo lời Phật dạy sẽ thành con nhà Phật, con  ạ. Mẹ chưa đi chùa được vì mẹ còn bao nhiêu chuyện phải chăm lo cho bà nội con đã liệt giường nhiều năm qua, cho cha con miêng ăn giấc ngủ đàng hoàng để đủ sức ngày ngày lao động kiếm ăn cho cả nhà và các con ăn no ngủ kỹ, chóng lớn, học giỏi, ngoan ngoãn, mẹ mừng. bao giờ các con khôn lớn, mẹ đến chùa vẫn chưa muộn”.

Rồi mẹ dạy tôi làm những điều theo Lời Phật dạy.

Phật dạy ta phài từ tâm, biết thương yêu kẻ bất hạnh hơn mình, biết kính trên nhường dưới…Mẹ tôi vốn xưa con nhà phố thị, mặc áo dài trắng nữ sinh đi học trường Đồng Khánh. Nhưng khi ấy cha tôi, con nhà nông nghèo khó, mẹ đã biết hy sinh tất cả cho chồng con. Gặp buổi chiến tranh loạn lạc, hai vợ chống bác cả tôi bị giặc càn giết chết, để lại đứa con thơ đỏ hỏn. Mẹ đã dang rộng vòng tay đón đứa cháu côi về nuôi dưỡng, nên người. Rồi bà con chòm xóm, họ hàng làng mạc khi có ai gặp cảnh cơ hàn, cơ nhỡ mẹ đều hết lòng giúp đỡ.

Có hôm hai mẹ con đi qua ngã tư đường, gặp lúc một bác cụt chân chống nạng cùng đi qua. Mẹ chỉ cho tôi cách dẫn dắt bác ấy đi trên lối vạch dành cho người bộ hành để băng qua đường an toàn.

Nhà tôi một tháng ăn chay mấy ngày. Mẹ lại dạy tôi nấu món chay. Mẹ luôn động viên cả nhà cùng ăn chay để phần nào hạn chế việc sát sanh. Lời mẹ như còn đâu đây bên tai tôi hôm nào hai mẹ con cùng ngồi nấu cổ chay: “Con gà con vịt nó cũng có linh hồn, nó cũng biết đau khi ta vặt lông cắt cổ..các con ạ”.

Điều mẹ dạy đã thấm vào tim tôi.

Cũng như mẹ, tôi chưa một lần đến chùa Quy y làm con nhà Phật, nhưng tôi nhớ lời mẹ dạy không bao giờ làm thương tổn một ai. Có người chê tôi khờ dại, để người này người nọ lấn át mình trên đường đời danh vọng…Nhưng tôi vẫn cảm thấy mình thật hạnh phúc. Tôi làm nghề dạy học. Học trò tôi có đứa đã biết ăn cắp tiền của bạn bè trong lớp học.

Thay vì soát túi để đưa ra kỷ luật trước sân trường. Tôi đã tự nguyện rút tiền lương còm cõi của cô giáo nghèo ra trả hết cho kẻ  mất, kẻ ăn cắp tự thấm thía lỗi lầm. hai mươi lăm năm sau, kẽ cắp xưa kia đã trở thành người hữu ích cho đất nước. Em đã quay về tìm tôi để quỳ gối xin cô giáo tha thứ lỗi lầm. Phải chăng điều đó là điều Phật dạy mà mẹ đã truyền qua máu huyết tôi, để hôm nay, khi dừng chân  làm sứ giả ẩm thực chay trên một ngôi chùa trên đất Bắc, tôi đã vụng về không biết phải lạy Phật như thế nào. Tôi thật thà thú nhận với nhà sư:

“Bạch thầy, tuy con vẫn hướng dẫn cách nấu các món ăn chay nhà Phật cho quý Tăng Ni, các đạo tràng…nhưng thật tình con chưa một lần đến chùa Quy y, chưa thuộc bài kinh kệ nào cả. Xin thầy dạy bảo, sửa sai cho con nếu con vụng về làm điều gì không phải phép”

Sư ông hiền lành đáp lại lời tôi: “A Di Đà Phật! cô đã là con nhà Phật rồi đấy, cô giáo ạ. Bởi đi truyền dạy nấu món chay cũng là góp phần làm theo lời giáo huấn của đức Phật từ bi, cho sinh linh bớt đau khổ”.

Tôi thắp nén hương tiến đến quỳ dưới Phật đài lẫm bẫm khấn vái:

Nam mô A DI Đà Phật
Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát!
Xin cho con chọn lối tu này, vì con biết trong con đã có Phật!

Tác giả: Hoàng Thị Như My/Nguồn:  Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 114
(*): Tiêu đề do BBT thay đổi

TIN, BÀI LIÊN QUAN
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm