Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 23/03/2023, 09:00 AM

Mẹ vãng sinh Cực Lạc về báo mộng cho con gái

Lời nói của mẹ cô là sự cảnh tỉnh đối với nhiều người tu Tịnh Độ, miệng nói cầu vãng sinh, nhưng tâm chẳng tha thiết vãng sinh, mà cứ lo lắng, ham muốn đủ thứ chuyện đời, Nguyện lực bị thiếu nên mãn kiếp vẫn chẳng về Cực Lạc được.

Audio

Bà Ba nằm yên trên giường, hơi thở thoi thóp yếu ớt, mỗi giây phút trôi qua, sinh mạng của bà tiến lại gần hơn với cái chết. Vài phút sau, nhịp thở thay đổi đột ngột, bà thở hổn hển gấp gáp, rồi hắt ra vài hơi không còn thấy hít vào nữa. Người thân xem xét thấy bà đã ra đi, nên sẵn sàng tinh thần lo phần hậu sự.

Bà Ba tên đầy đủ là Nguyễn Thị Ba, pháp danh Diệu Tịnh, cư trú ở huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Gia đình bà có ba đời tu học Phật Pháp, nhờ sự gieo duyên của người đi trước, từ nhỏ bà đã có niềm tin sâu sắc nơi Tam Bảo, ăn chay, niệm Phật A Di Đà và Bồ tát Quán Thế Âm hết sức chân thành. Trong gia đình, bà vừa là người mẹ, vừa đóng vai trò của một người cha, hết lòng dạy dỗ con cháu về cách đối nhân xử thế, về đạo làm người.

Con cái trong nhà, nhờ sự hướng dẫn chỉ bảo của bà, nên cũng hiểu lễ nghĩa, thường giữ giới nhà Phật và hiếu thuận với người lớn. Con gái bà Ba nối tiếp truyền thống tu học Phật Pháp, theo mẹ quy y Tam Bảo, pháp danh Diệu Hòa, ăn chay, tụng kinh, niệm Phật từ bé.

Thời gian tính từ lúc bà Ba ngừng thở đã 15 tiếng đồng hồ, mắt đứng tròng, phân và nước tiểu ào ạt tràn ra khỏi cơ thể khiến căn phòng nơi bà nằm xộc lên mùi khó chịu. Gia đình đang tất bật chuẩn bị cho tang lễ, thì bà Ba bất ngờ động đậy, hơi thở hồi phục, mắt hé lên, tỉnh lại trong sự hoảng hốt và hoang mang của tất cả mọi người. Con cháu không hiểu chuyện gì đang xảy ra, trong chúng khởi lên suy nghĩ không biết đây là “ma” hay là người? Ai nấy đều run rẩy toát mồ hôi hột trước sự kiện hy hữu hiếm có này. Nhưng bà Ba thực sự đã sống lại một cách vi diệu như thế.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thật kì lạ, bà Ba chết đi sống lại như vậy tới hai lần. Lần chết lâm sàng thứ hai cũng y như lần đầu không khác. Sau 15 tiếng đồng hồ tắt thở, bà sống dậy, cũng không đến bệnh viện, chỉ ở nhà luôn miệng lẩm rẩm niệm Phật.

Con gái Diệu Hòa thấy mẹ hai lần cận kề sinh tử rất khó hiểu, liền đứng trước ban thờ Phật, thành kính chắp tay phát nguyện:

– Có lẽ do nhân duyên của mẹ con chưa tới, vậy nay con xin đổi một phần tuổi thọ của mình để cho mẹ được sống thêm một thời gian nữa. Con mong chư Phật Bồ Tát chứng minh gia hộ.

Diệu Hòa thương mẹ cả đời tu tập mà đến lúc lâm chung không được an lành ra đi, mới khuyên mẹ phát nguyện cầu sinh về cõi nước Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà sau khi xả báo thân. Bởi tuy nương tựa Tam Bảo từ nhỏ, tin tưởng trì niệm danh hiệu Phật Bồ Tát nhưng bà Ba không hề biết tới lời nguyện tiếp dẫn chúng sinh lúc lâm chung của Phật A Di Đà nên không phát nguyện hồi hướng những công đức bà làm được trong đời để vãng sinh.

Diệu Hòa biết vậy nên giảng giải cho mẹ nghe về pháp môn Tịnh độ, cô nói với mẹ:

– Phật dạy muốn được vãng sinh về cõi nước Cực Lạc, cần có đủ ba yếu tố: Tín – Nguyện – Hạnh. Mẹ đã có niềm tin sâu chắc nơi Đức Phật A Di Đà và tu tập đức hạnh cả một đời, mẹ chỉ thiếu phát nguyện về Cực Lạc thôi. Nay mẹ nguyện sinh Cực Lạc đi để được giải thoát mẹ nhé.

Bà Ba sau khi nghe con gái giảng giải mới tường tận về pháp môn Tịnh Độ, liền tin tưởng, đáp lời Diệu Hòa:

– Vậy thì từ nay mẹ không lưu luyến cõi trần này nữa, mẹ quyết tâm muốn về Cực Lạc với Phật A Di Đà con ạ. Lên đó rồi mẹ tu tiếp.

Bà Ba tuổi đã cao, sức khỏe kém, nên từ ngày đó trở đi bà niệm Phật với tâm thế mong sớm được về Tây Phương, thoát ly cảnh khổ Ta Bà. Có lẽ cũng nhờ tấm lòng hiếu thảo của Diệu Hòa phát nguyện dành tuổi thọ của mình cho mẹ, mà bà Ba có thêm trọn một năm sống và tu tập, phát nguyện cầu sinh Cực Lạc.

Một năm sau kể từ lần chết lâm sàng thứ hai, vào một đêm, Diệu Hòa nằm mơ thấy Đức Phật A Di Đà vô cùng đẹp đẽ, thân tướng trang nghiêm, phát ra hào quang sáng rực rỡ tỏa khắp bốn phương tám hướng. Ánh hào quang ấy vừa rạng ngời vừa dịu êm khiến thân tâm Diệu Hòa tự nhiên an lạc thơ thới. Ngài xuất hiện tới bên ngôi nhà của gia đình và nhẹ nhàng thả bông hoa sen đang cầm trên tay vào trong ngôi nhà.

Tỉnh dậy trong niềm sung sướng hạnh phúc, Diệu Hòa dự liệu chắc hẳn mẹ mình sắp được vãng sinh, nên đã chuẩn bị tinh thần từ trước. Cô phát nguyện tụng 49 biến kinh Địa Tạng hồi hướng cho mẹ thêm phần công đức.

Sau khi Diệu Hòa miệt mài hoàn thành 49 biến kinh, một hôm bà Ba tới bên con, vẻ mặt an nhiên tự tại, ôn tồn nói:

– Ngày 19 tháng 9 âm lịch này mẹ đi theo Phật rồi, cả nhà chuẩn bị lo liệu trước đi nhé.

Đúng như lời bà, ngày 19/9 âm lịch năm 2017 trùng ngày vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, sau khi nghe một thời kinh Phổ Môn được 15 phút, bà niệm Phật ra đi nhẹ nhàng trong sự minh mẫn, sắc diện hồng hào tươi tắn như người trang điểm khiến tất cả những ai chứng kiến đều bất ngờ. Không gian ngôi nhà đặc biệt ấm áp sáng sủa lạ thường, hoàn toàn không cảm thấy sự lạnh lẽo thê lương như những đám ma bình thường khác. Bà Ba khi ấy hưởng thọ 81 tuổi.

Vào đêm chôn thi thể bà, Diệu Hòa mơ thấy mẹ mình với hình dáng đẹp đẽ, mặc bộ quần áo màu vàng. Bà mỉm cười nhẹ nhàng nói với Diệu Hòa:

– Mẹ đã về trời Tây.

Tỉnh dậy, Diệu Hòa hạnh phúc vô ngần khi biết chắc chắn mẹ mình đã vãng sinh Cực Lạc, đã vĩnh viễn thoát sinh tử nơi cõi trần gia khổ ải này. Tuy nhớ mẹ, nhưng trong lòng cô hoan hỷ chứ không buồn phiền.

Ngày thứ 20 sau khi mất, bà Ba tiếp tục về trong giấc mơ, nói với Diệu Hòa:

– Đường đi lên rất ít người, đường đi xuống thì rất đông.

Không hiểu ý của mẹ, Diệu Hòa hỏi:

– Tại sao mẹ nói như vậy?

Bà Ba đáp:

– Vì người đời niệm Phật thì nhiều, nhưng nguyện đủ thứ trong cõi thế gian, chứ không một lòng nhất tâm nguyện vãng sinh Cực Lạc giải thoát luân hồi nên chẳng được vãng sinh. Đáng tiếc làm sao.

Diệu Hòa nhớ như in câu nói đó. Lời nói của mẹ cô là sự cảnh tỉnh đối với nhiều người tu Tịnh Độ, miệng nói cầu vãng sinh, nhưng tâm chẳng tha thiết vãng sinh, mà cứ lo lắng, ham muốn đủ thứ chuyện đời, Nguyện lực bị thiếu nên mãn kiếp vẫn chẳng về Cực Lạc được.

Vậy nên người đã chọn tu theo Tịnh Độ cần hiểu, Tín – Nguyện – Hạnh, cả 3 đều phải huân tập vững vàng. Sau khi đã hiểu và tin tưởng vào Phật A Di Đà, vào pháp môn Tịnh Độ, thì cần buông bỏ thế sự, tha thiết nguyện sinh về Cực Lạc, rồi tinh tấn hành trì niệm Phật, làm nhiều công đức hồi hướng được vãng sinh. Được như vậy, mãn kiếp mới hưởng được thành quả vi diệu, nhắm mắt cõi Ta Bà, mở mắt nơi Cực Lạc, vui hưởng an lạc vĩnh hằng, thẳng tiến tu hành đến khi viên thành Chánh Giác.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hoài niệm Hòa thượng Thích Trí Thủ

Tư liệu 08:37 06/05/2024

Một buổi chiều xuân năm 1958, tôi lên núi Trại Thủy Nha Trang, thăm chùa Hải Đức. Tôi không vào chùa, tôi đi dạo chung quanh chùa nhìn tứ-vọng-cảnh, rồi ra sân xem những chậu hường, lấy giống từ Đà Lạt.

Niệm Phật vô cùng linh ứng, vô cùng kì diệu

Tư liệu 14:40 04/05/2024

Tôi đang thực tập tại khoa sản, một hôm gặp một phụ nữ vì thai nhi đã chết nên nhập khoa để phẫu thuật. Bà vốn đang buồn khổ vì đứa con đã chết, nay phải đối diện với sự mổ xẻ lại càng lo lắng đau khổ gấp bội, tinh thần rất rối loạn...Tôi đến thăm và khuyên bà niệm Phật.

Cứu rùa và cái kết ly kỳ sau 16 năm

Tư liệu 10:05 03/05/2024

Lòng từ của ông Lâm và lòng tri ân của con rùa nhiếp phục, mọi người đều thề rằng từ đây về sau họ sẽ không bắt, không giết, không ăn con rùa đó nói riêng và tất cả loài rùa nói chung, lời thề nguyện này cho đến hôm nay vẫn còn tồn tại và có hiệu lực trong thôn này.

Giết rắn cả đàn, hậu họa khó lường

Tư liệu 10:30 28/04/2024

Trần Lạc Hạo mắc phải một căn bệnh kỳ quái. Không biết tại sao toàn thân đau nhức và mền nhũn như bún, không thể cử động hay tự sinh hoạt được. Các bác sĩ cho rằng đây là trường hợp lạ, lần đầu tiên họ gặp trong đời.

Xem thêm