Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 30/05/2020, 13:50 PM

Người niệm Phật lúc lâm chung có được vãng sinh hay không?

Do vì thời điểm lâm chung của những người này nhân và duyên chưa được đầy đủ. Nếu lúc lâm chung nhân và duyên của họ đầy đủ quyết định mười người vãng sinh cả mười, trăm người vãng sinh cả trăm, ngàn người vãng sinh cả ngàn.

Hộ niệm cho người lâm chung đúng cách và lợi ích nhất

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại vườn Kỳ thọ cấp cô độc nước Xá vệ tuyên thuyết kinh A Di Đà. Ngài tán thán y báo và chánh báo trang nghiêm của thế giới Cực lạc đồng thời khuyến khích chúng sinh phát nguyện cầu sinh về thế giới đó. Trong kinh dạy:

“Như Ta ngày nay tán thán sự lợi ích bất khả tư nghì công đức của Phật A Di Đà. Thế giới đông phương có đức Phật A Súc... thế giới nam phương có đức Phật Nhật Nguyệt Đăng... thế giới tây phương có đức Phật Vô Lượng Thọ... thế giới bắc phương có đức Phật Diệm Kiêm... thế giới hạ phương có đức Phật Sư Tử...thế giới thượng phương có đức Phật Phạm Âm... Các Ngài đồng hiện tướng lưỡi rộng dài, nói ra lời thành thật: Tất cả chúng sinh hãy nên tin theo kinh Xưng tán bất khả tư nghì công đức nhất thiết chư Phật sở hộ niệm này”.

Vãng sinh thế giới Tây phương Cực lạc là một nhân duyên lớn hết thảy chư Phật trong sáu phương đồng thanh khen ngợi, phàm có bất kỳ chúng sinh nào khởi tín, phát nguyện, chuyên trì danh hiệu Phật cầu sinh thế giới Tây phương Cực lạc quyết định được vãng sinh, lý sự hiển nhiên chớ nên sinh tâm nghi ngờ.

Hỏi: Người phát tâm niệm Phật nếu nói hết thảy đều được vãng sinh Tây phương, thế sao tôi thấy có rất nhiều vị xuất gia cũng như tại gia, hàng ngày cũng siêng năng niệm Phật nhưng đến lúc lâm chung phần nhiều chết một cách mờ mịt chẳng được mấy người chắc thật vãng sinh. Vấn đề này như thế nào?

Đáp: Do vì thời điểm lâm chung của những người này nhân và duyên chưa được đầy đủ. Nếu lúc lâm chung nhân và duyên của họ đầy đủ quyết định mười người vãng sinh cả mười, trăm người vãng sinh cả trăm, ngàn người vãng sinh cả ngàn.

rong tâm của người lâm chung lúc này vốn rất nhiều đau khổ muốn bà con không nên khóc lóc mà nên trợ duyên niệm Phật sớm được vãng sinh, nhưng họ không thể mở miệng ra nói được. Tâm người bệnh lúc này đã thống khổ lại càng thêm thống khổ.

rong tâm của người lâm chung lúc này vốn rất nhiều đau khổ muốn bà con không nên khóc lóc mà nên trợ duyên niệm Phật sớm được vãng sinh, nhưng họ không thể mở miệng ra nói được. Tâm người bệnh lúc này đã thống khổ lại càng thêm thống khổ.

Hộ niệm có làm người sắp lâm chung được vãng sinh?

Hỏi: Thế nào là nhân và duyên?

Đáp: Người niệm Phật thường ngày có lòng tín sâu, nguyện thiết, niệm Phật cầu sinh Tây phương đến lúc lâm chung cũng giữ lòng tín sâu, nguyện thiết, tinh tấn niệm Phật như lúc bình thường, tâm niệm này chính là nhân tự lực. Nếu như vị đó thường ngày chưa có lòng tín sâu, nguyện thiết, tinh tấn niệm Phật cầu sinh Tây phương nhưng đến lúc lâm chung gặp được thiện tri thức khai thị khiến họ sinh khởi lòng tin sâu, nguyện thiết, niệm Phật cầu sinh Tây phương. Tâm tín sâu, nguyện thiết, cầu sinh Tây phương đó cũng là nhân tự lực.

Đức A Di Đà Phật vị giáo chủ của thế giới Tây phương Cực lạc và vạn đức Hồng danh của Ngài, có năng lực tiếp dẫn chúng sinh vãng sinh Cực lạc đây là duyên tha lực.

Hỏi: Người niệm Phật đến lúc lâm chung nếu nhân duyên đầy đủ quyết định được vãng sinh đạo lý này như thế nào?.

Đáp: Người niệm Phật đến lúc lâm chung có lòng tin sâu, nguyện thiết, niệm Phật cầu sinh Tây phương, Phật sở niệm là duyên tha lực tâm năng niệm là nhân tự lực. Ngay lúc tín sâu, nguyện thiết, niệm Phật này là dùng tâm năng niệm để niệm Phật sở niệm, Phật sở niệm là do tâm năng niệm mà hiển bày, tâm năng niệm nhờ Phật sở niệm mà thanh tịnh. Thời điểm lâm chung là giai đoạn giữa tự lực và tha lực có sự cảm ứng lẫn nhau. Giữa nhân và duyên cùng hòa hợp, do vậy người niệm Phật quyết định được vãng sinh Tây phương đạo lý này là chắc thật.

Hỏi: Thế nào là nhân và duyên không đầy đủ khiến người niệm Phật lúc lâm chung không thể vãng sinh Cực lạc?

Đáp: Người niệm Phật lúc bình thường công phu tín nguyện niệm Phật chưa được thuần thục, đến lúc lâm chung tuy có tâm tín nguyện cầu sinh Tây phương (có nhân), nhưng vì bệnh nặng các sự phiền não khủng bố khiến tâm niệm Phật không thể phát khởi, lại chẳng có thiện tri thức an ủi khai thị cùng trợ duyên niệm Phật ( không duyên), lại gặp cảnh bà con không biết Phật pháp thêm vào sự bi ai khóc lóc gây các món chướng ngại. Trong tâm của người lâm chung lúc này vốn rất nhiều đau khổ muốn bà con không nên khóc lóc mà nên trợ duyên niệm Phật sớm được vãng sinh, nhưng họ không thể mở miệng ra nói được. Tâm người bệnh lúc này đã thống khổ lại càng thêm thống khổ.

Người niệm Phật đến lúc lâm chung có lòng tin sâu, nguyện thiết, niệm Phật cầu sinh Tây phương, Phật sở niệm là duyên tha lực tâm năng niệm là nhân tự lực.

Người niệm Phật đến lúc lâm chung có lòng tin sâu, nguyện thiết, niệm Phật cầu sinh Tây phương, Phật sở niệm là duyên tha lực tâm năng niệm là nhân tự lực.

Thản nhiên lúc lâm chung

Đến khi mạng chung người này đáng lẽ được vãng sinh Tây phương thế giới thanh tịnh trang nghiêm của Phật A Di Đà vĩnh viễn thọ hưởng khoái lạc cho đến ngày viên thành Phật đạo. Nhưng bị chính bà con gây chướng ngại để rồi không biết phải đọa lạc vào cảnh giới khổ đau nào. Đây là mối quan hệ có nhân không duyên không thể vãng sinh Tây phương Cực lạc được.

Lại có hạng người niệm Phật lúc bình thường tâm tín nguyện niệm Phật chưa được kiên cố, đến khi lâm chung gặp được sự trợ duyên rất tốt như được thiện tri thức trợ lực niệm Phật ( có duyên), lại bà con không khóc lóc gây các sự chướng ngại. Ngặt nỗi, người niệm Phật này tâm vốn điên đảo tham luyến tình ái thế gian chí đến đắm trước vợ con, tài sản... không chịu phát tâm niệm Phật cầu sinh Tây phương (không nhân). Đến khi lâm chung tâm niệm sau cùng người đó bèn chạy theo tình ái dục niệm đọa lạc vào cảnh giới sinh tử luân hồi. Đây là mối quan hệ không nhân có duyên không thể vãng sinh Tây phương.

Lại có hạng người niệm Phật lúc bình thường chỉ chuyên cầu nhà cửa an vui mạng sống dài lâu, đến khi lâm chung chỉ lo sợ chết. Người đó khi bệnh chưa nặng tuy cũng có niệm Phật nhưng chỉ mong cầu bệnh mau thuyên giảm không phát tâm cầu sinh Tây phương. Đến lúc bệnh nặng thống khổ phát hiện lúc đó không thể niệm Phật chỉ có kêu trời kêu đất gọi vợ gọi chồng. Nếu lại gặp bà con không tin Tam bảo hoặc tuy có tin Tam bảo nhưng chưa hiểu rõ nghĩa lý kinh điển, lúc đó bà con không những không khai thị và trợ niệm (vô nhân) lại còn khóc lóc bi ai tạo ra các chướng ngại khiến cho người bệnh vô cùng thống khổ và phiền não.

Ví như người té giếng lại bị đôi thêm đá nên sự thống khổ lại càng nhiều. Người đó tâm niệm mạng chung sau cùng sẽ tùy theo nghiệp nhân phiền não ác độc ra đi quyết đọa lạc trong tam đồ ác đạo, đây là mối quan hệ không nhân không duyên không thể vãng sinh Tây phương.

Trên đây là chúng tôi trình bày sơ lược ba hạng người niệm Phật lúc lâm chung, hoặc có nhân tự lực nhưng không duyên tha lực hoặc có duyên tha lực nhưng không nhân tự lực hoặc không đạt được nhân tự lực và duyên tha lực. Ba trường hợp này đều không có sự cảm ứng nhân duyên không hòa hợp nên không thể vãng sinh.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại vườn Kỳ thọ cấp cô độc nước Xá vệ tuyên thuyết kinh A Di Đà. Ngài tán thán y báo và chánh báo trang nghiêm của thế giới Cực lạc đồng thời khuyến khích chúng sinh phát nguyện cầu sinh về thế giới đó.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại vườn Kỳ thọ cấp cô độc nước Xá vệ tuyên thuyết kinh A Di Đà. Ngài tán thán y báo và chánh báo trang nghiêm của thế giới Cực lạc đồng thời khuyến khích chúng sinh phát nguyện cầu sinh về thế giới đó.

Những việc nên nhớ khi sắp lâm chung

Hỏi: Người niệm Phật lúc lâm chung thế nào nhân duyên đầy đủ được vãng sinh Tây phương?

Đáp: Nếu như hạng người đại căn cơ khi bình thường họ đã có lòng tin sâu, nguyện thiết, tinh tấn niệm Phật, người này tín nguyện đã chân thiết công phu niệm Phật đã thuần thục, đến khi lâm chung họ tự nhiên tín nguyện niệm Phật như lúc bình thường, trong tâm không có tơ hào động tướng, tịnh tướng, khổ tướng, lạc tướng, thuận tướng, nghịch tướng mỗi mỗi tâm niệm đều an trú vào câu hồng danh “Nam mô A Di Đà Phật” (đây là Như lai quả hải thật tướng chánh định). Trong kinh A Di Đà dạy: “Một lòng không loạn liền được vãng sinh” là cảnh giới này ( tâm niệm Phật là nhân tự lực năng cảm, Phật hiệu là duyên tha lực sở cảm) đây là mối quan hệ nhân và duyên đầy đủ.

Lại có hạng người căn tánh thuộc loại tầm thường tuy hàng ngày lòng tín sâu, nguyện thiết, công phu niệm Phật chưa được thuần thục nhưng đến lúc lâm chung tâm tín nguyện cầu sinh so với thường ngày lại càng chí thành tha thiết. Không luận bệnh khổ như thế nào phiền não phát hiện ra sao, tâm tín nguyện cầu sinh Tây phương của họ trước sau như một. Giai đoạn này câu Phật hiệu rất khó đề khởi bà con thiện hữu đều là những người có hiểu biết Phật pháp biết rõ các sự lợi hại lúc lâm chung nên không bi ai khóc lóc, lại thêm có thiện tri thức khai thị trợ duyên niệm Phật. Tâm người bệnh lúc này mỗi niệm mỗi niệm đều an trú vào hồng danh A Di Đà Phật đến lúc mạng chung tâm niệm niệm Phật sau cùng ( nhân tự lực) duyên theo Phật sở niệm ( duyên tha lực) mà vãng sinh đây là mối quan hệ nhân duyên đầy đủ. Lại có hạng người lúc bình thường không có lòng tín nguyện niệm Phật cầu sinh Tây phương nhưng khi lâm chung gặp được thiện tri thức khai thị, hoặc nói các việc trang nghiêm của thế giới Cực lạc khiến người bệnh tâm sinh hoan hỷ ưa thích cầu sinh.

Lại nói bốn mươi tám đại nguyện tiếp dẫn chúng sinh vãng sinh của đức Phật A Di Đà khiến người bệnh tâm sinh chánh tín phát lòng niệm Phật cầu sinh Tây phương. Lúc đó người bệnh nghe được lời khai thị của thiện tri thức tâm sinh hoan hỷ tín thọ niệm Phật quyết tâm cầu nguyện vãng sinh. Các người bà con đều tuân theo sự chỉ đạo của thiện tri thức không gây chướng ngại bi ai khóc lóc. Người đó lúc mạng chung niệm niệm đều niệm Phật tâm trạng như trẻ thơ nhớ mẹ hiền vô cùng khẩn thiết. Người này mạng chung, nương từ lực của Phật vãng sinh đây là mối quan hệ nhân duyên đầy đủ.

Trên đây, là chúng tôi trình bày sơ lược ba hạng người niệm Phật lúc lâm chung có đầy đủ nhân tự lực và duyên tha lực đạt được sự cảm ứng nhân duyên hòa hợp quyết định vãng sinh Tây phương.

Trong kinh A Di Đà dạy: “Một lòng không loạn liền được vãng sinh” là cảnh giới này ( tâm niệm Phật là nhân tự lực năng cảm, Phật hiệu là duyên tha lực sở cảm) đây là mối quan hệ nhân và duyên đầy đủ.

Trong kinh A Di Đà dạy: “Một lòng không loạn liền được vãng sinh” là cảnh giới này ( tâm niệm Phật là nhân tự lực năng cảm, Phật hiệu là duyên tha lực sở cảm) đây là mối quan hệ nhân và duyên đầy đủ.

Nhân tự lực và duyên tha lực lúc lâm chung

Hỏi: Người khi bình thường không biết tín, nguyện, niệm Phật, đến lúc lâm chung gặp được thiện tri thức khai thị nghe rồi sinh tâm hoan hỷ cầu sinh Tây phương, thêm nữa bà con không gây chướng ngại mà còn trợ duyên niệm Phật, người này mạng chung cũng được vãng sinh, sự tình này sao lại dễ dàng như thế?

Đáp: Trong sáu hạng người tôi đã trình bày để biện luận người niệm Phật cầu sinh Tây phương, sự tình dễ dàng hay không dễ dàng tôi đã nói rõ ràng thế mà ông vẫn còn hoài nghi sao?

Ông nên nhớ hạng người khi bình thường chưa có lòng tín, nguyện, niệm Phật cầu sinh đây là bởi duyên không biết. Đến khi lâm chung nhờ thiện tri thức khai thị người này nghe rồi sinh tâm hoan hỷ đó chính là biểu hiện người này đời trước đã gieo trồng căn lành. Người như thế đem so với hạng người phổ thông bình thường thì cách xa lắm vậy.Lâm chung tâm tín nguyện niệm Phật cầu sinh là nhân thắng thiện tri thức khai thị cùng bà con trợ duyên niệm Phật là duyên cường, lại có sức từ bi tiếp dẫn của Phật A Di Đà, đây là nhân duyên hòa hợp người đó mạng chung nhất định sẽ được vãng sinh làm sao còn sự nghi ngờ?

Hỏi: Chúng tôi rất muốn trợ duyên niệm Phật cho người bà con lúc lâm chung khiến họ mau được vãng sinh. Giả sử lúc có người bà con sắp mạng chung thiện hữu mời chưa kịp đến, chúng tôi là người tại gia đối với đạo lý Phật pháp hiểu chưa thấu đáo, tuy rất cần khai thị nhưng phương thức khai thị mình không biết phương pháp trợ niệm mình lại không hiểu. Nay Ngài có biết kinh sách nào chỉ bày phương pháp trợ niệm văn tự rõ ràng dễ đọc dễ hiễu để chúng tôi thỉnh về nghiên cứu như thế há không tốt hơn hay sao?

Đáp: Các vị nếu đã có tâm chân thật muốn thực hành đạo lớn hiếu thuận, thân ái, từ ái muốn những người bà con của mình vĩnh viễn thoát ly sinh tử luân hồi, vãng sinh đến Tây phương Phật quốc trang nghiêm thanh tịnh hưởng thọ đầy đủ mọi khoái lạc cho đến ngày thành Phật rộng độ các loài chúng sinh. Để đạt ước nguyện như thế các vị chỉ cần y theo ý nghĩa các tiết trong quyển sách này mà thiết thật chấp hành, thì người bà con của các vị lúc lâm chung nhất định sẽ được vãng sinh thế giới Cực lạc.

Xem thêm video: "Vong linh trong quan niệm Phật giáo":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Trung ấm nghĩa là gì?

Hỏi - Đáp 15:00 24/11/2024

Thân trung ấm nếu mau thì chỉ trong khoảng một khảy móng tay liền thác sanh vào sáu đường; chậm thì đến 49 ngày hoặc qua 49 ngày, không nhất định.

Có khái niệm vong linh, có vong nhập trong Phật giáo không?

Hỏi - Đáp 20:34 23/11/2024

Khẳng định: Kinh điển Phật giáo có nói đến vong linh và ma nhập; nếu ai chưa rõ có thể cần đọc lại kinh Phật (Kinh tạng Pali).

Lá Bối có nghĩa là gì?

Hỏi - Đáp 19:38 23/11/2024

Corypha umbraculifera, còn gọi là cây lá buông, cọ talipot, cây lá bối, bối đa thụ..., là loài cọ nguồn gốc từ miền đông và miền nam Ấn Độ và Sri Lanka, nơi Phật giáo từng rất thịnh hành.

Phóng sanh có thể hóa giải sát nghiệp?

Hỏi - Đáp 10:30 23/11/2024

Con người ở trong lúc bệnh hoạn, thậm chí trong tình trạng nguy kịch thì phương pháp cầu cứu nhanh chóng nhất chính là phóng sinh phải không ạ?

Xem thêm