Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 28/06/2022, 08:12 AM

Một khi còn tái sinh là còn cần tạo phước

Việc tích lũy phúc báu, thiện nghiệp nó không có dư thừa, chúng như tấm bùa hộ mệnh, bảo bọc cho quý vị đi trong vô lượng kiếp khi chưa đắc đạo, một cách an toàn tốt đẹp hạnh phúc hơn.

Trong nhiều bài pháp tôi đã viết, thì thường đề cập đến vấn đề làm phước, tích phước, tích đức, hay tu thiện... Và trong cuộc sống hàng ngày nếu gặp ai có duyên tu hành tôi cũng khuyên họ làm như thế.

Tuy nhiên, không phải ai chúng ta nói họ cũng nghe, vì họ không tin có kiếp trước kiếp sau, không tin hoàn toàn nhân quả tội phước...

Hôm vừa rồi, tôi cũng khuyên một người bạn như thế, rồi được bạn ấy đáp lại một câu như sau:

"Cậu ráng mà tu phước để kiếp sau hưởng"

Một câu nói rất nhiều ẩn ý, phải không quý vị.

Thật sự, khi làm phước thì tôi không có đặt mục tiêu kiếp sau quay trở lại đây để hưởng những thành quả mà mình đã làm được trong kiếp này.

Bởi vì còn luân hồi là còn khổ đau, dù cho trở lại đây có ở vị trí làm vua đi nữa cũng có cái khổ của nó, nên trong tâm tôi hoàn toàn không có cái mong muốn này. Mà tôi luôn nhắm đến mục tiêu tìm cầu sự giác ngộ giải thoát, đi theo con đường của Chư Thánh đã đi qua.

Vậy mục đích làm các việc phước thiện để làm gì?

Việc tích phước sẽ hỗ trợ cho việc tu tập rất nhiều theo các mặt sau đây:

1. Không bị quá thiếu thốn về mặt vật chất:

Khi quý vị có phước thì sẽ được quả no đủ. Chúng ta không thể ngồi thiền, tụng kinh, hay niệm Phật... trong khi bụng đói cồn cào, đói như vậy thì sao có thể nhiếp tâm tu hành được.

Còn đi trong sinh tử thì còn cần phước đức

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

2. Người có phước thì tâm sẽ được an:

Lợi dụng lúc tâm đang trong giai đoạn an để chúng ta tu tập một cách tinh tấn, thì sẽ có kết quả rất tốt.

3. Hoằng dương chánh pháp:

Nếu các vị không có khả năng tài chính thì sao có thể làm một người Hộ Pháp đắc lực được.

Ví dụ:

Chùa đang cần tiền để sửa lại cái mái bị dột, nhưng chúng ta không có đồng nào thì sao giúp chùa đây. Nhiều Phật tử lớn tuổi đang gặp khó khăn, do con cháu bị hoạn nạn, nhưng chúng ta không có đồng nào hết thì sao giúp đỡ được....

4. Nếu quý vị tu hành trong kiếp này không đắc đạo, tức là phải tiếp tục tái sinh trong những kiếp tới, có thể là sống trong cõi giới siêu hình hay sống trong cõi giới vật chất. Nhưng người kém phúc báo, nghiệp chướng lại nặng nề, ... Thì thường sẽ tái sinh vào những cõi giới dữ (Địa ngục, quỷ đói, súc sinh, hay sinh làm người hạ liệt ...).

Chứ rất khó mà sinh vào các cõi giới cao (Trời, Thần, Người cao quý đầy đủ lục căn...).

Do đó việc tích lũy phúc báu, thiện nghiệp nó không có dư thừa, chúng như tấm bùa hộ mệnh, bảo bọc cho quý vị đi trong vô lượng kiếp khi chưa đắc đạo, một cách an toàn tốt đẹp hạnh phúc hơn.

Chứ còn nhiều vị không tin có kiếp sau, thế là trong kiếp này họ không tạo phúc báo, chỉ tạo ác nghiệp.

Nhưng sau khi mệnh chung thì biết rằng có kiếp sau, lúc này có hối hận cũng đã là quá muộn, rất khó mà chuộc lại lỗi lầm được.

Nên đối với những vấn đề chúng ta chưa có hiểu tường tận, thì cũng nên chừa cho mình một con đường thoát không nên phủ nhận hoàn toàn.

Vì đây là lời dạy của những Bậc giác ngộ mà, mình sao có trí tuệ được bằng cái Ngài, mà dám phủ nhận.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Những hình thức sinh và tử

Kiến thức 10:18 22/04/2024

Pháp thập nhị nhân duyên dùng những danh từ kỹ thuật tế nhị để diễn tả tiến trình sinh tử và dạy rằng hiện tượng chết phát sinh do một trong bốn nguyên nhân sau đây:

Tu là việc sửa đổi và cải thiện ba nghiệp từ xấu thành tốt

Kiến thức 09:00 22/04/2024

Chữ 'tu' trong đạo Phật không chỉ đơn thuần là việc tu hành, mà nó còn có một ý nghĩa sâu sắc hơn. Chữ 'tu' là một khái niệm quan trọng về việc sửa đổi và cải thiện ba nghiệp của con người - thân, khẩu, ý - từ xấu thành tốt.

Ý nghĩa chữ tu

Kiến thức 08:30 22/04/2024

Là đệ tử của Đức Phật, chúng ta đi theo lộ trình của Phật đã đi và thể hiện trong cuộc sống những giáo pháp mà Ngài truyền trao cho chúng ta.

Tu có phải để cầu an nhàn không?

Kiến thức 17:00 21/04/2024

Có thể nói không quá rằng: An nhàn khỏe thân là một cái bẫy lớn mà không ít người xuất gia tu hành bị sập tự nhiên. Vì hiểu nhầm làm như vậy là đúng với tinh thần của đức Phật dạy.

Xem thêm