Thứ, 22/11/2021, 15:37 PM

Một số hiểu lầm về Thiền

Có một số nhận định sai lầm chung về thiền. Tốt nhất là nên giải quyết, làm rõ những điều này ngay, vì chúng là loại định kiến có thể cản trở sự tiến bộ của bạn ngay lúc bắt đầu.

1. Thiền chỉ là một phương cách để thư giãn

Thực ra: Sự thư giãn chỉ là một sản phẩm phụ hữu ích của thiền, nhưng không phải là mục đích của thiền.

2. Thiền làm tâm lâng lâng như sống trong mộng

Thực ra: Khi hành thiền bạn đâu có cố khiến tâm không còn ý thức, hay cố gắng biến mình thành một thứ thực vật bất động. Trái lại thì có: bạn sẽ ngày càng ý thức hơn về những biến đổi trong cảm xúc của bản thân. Bạn sẽ tu tập để hiểu biết bản thân với sự chính xác, rõ ràng hơn bao giờ hết.

Thiền tập với trẻ em

Sự thư giãn chỉ là một sản phẩm phụ hữu ích của thiền, nhưng không phải là mục đích của thiền.

Sự thư giãn chỉ là một sản phẩm phụ hữu ích của thiền, nhưng không phải là mục đích của thiền.

3. Thiền là một cách tu huyền bí, khó hiểu nghĩa lý

Thực ra: Thiền hoạt động với các tầng tâm thức nằm sâu hơn tư duy, khái niệm. Do đó, một số trải nghiệm về thiền không thể diễn tả bằng lời. Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là ta không thể hiểu thiền. Thiền cần được hiểu bằng cách thực hành nó. Mỗi lần hành thiền là một sự quán sát và là một trải nghiệm, một cuộc thám hiểm. Tập nhìn từng giây phút như nó là giây phút đầu tiên và duy nhất trên thế gian, là điều căn bản.

4. Thiền là một cách tu nguy hiểm

Thực ra: Nếu bạn bắt đầu một cách từ từ, thong thả, sự tiến bộ trong thực hành sẽ xảy ra một cách tự nhiên. Không nên áp đặt thứ gì. Sau này, khi bạn tu tập dưới sự kiểm soát chặt chẽ và trí tuệ bao quát của một vị thầy có khả năng, bạn có thể tăng tốc mức độ tăng trưởng bằng cách thử hành thiền chuyên sâu một thời gian. Tuy nhiên, buổi ban đầu hãy thư thả. Thực tập nhẹ nhàng.

5. Thiền là trốn chạy thực tại

Thực ra: Thiền không nhằm che chắn bạn khỏi những khổ đau trong cuộc đời. Đúng hơn, thiền cho phép bạn đào sâu vào cuộc sống và tất cả mọi khía cạnh của nó để bạn có thể vượt qua rào cản của cái đau, thoát khổ. Thiền đi thẳng vào thực tại.

6. Thiền là cách tốt nhất để luôn cảm thấy bình an

Thực ra: Thiền đôi khi cũng tạo cho ta cảm giác đầy bình an, tĩnh lặng – nhưng đó không phải là mục đích để hành thiền và không phải lúc nào điều đó cũng xảy ra. Hơn nữa, nếu bạn hành thiền với mục đích đó trong tâm thì nó lại ít khi xảy ra hơn là khi bạn thiền với mục đích thực sự của thiền, đó là làm tăng sự tỉnh thức.

Thiền tập cho người bận rộn

Có một số nhận định sai lầm chung về thiền. Tốt nhất là nên giải quyết, làm rõ những điều này ngay, vì chúng là loại định kiến có thể cản trở sự tiến bộ của bạn ngay lúc bắt đầu.

Có một số nhận định sai lầm chung về thiền. Tốt nhất là nên giải quyết, làm rõ những điều này ngay, vì chúng là loại định kiến có thể cản trở sự tiến bộ của bạn ngay lúc bắt đầu.

7. Thiền là ích kỷ

Thực ra: Chúng ta ích kỷ nhiều hơn là mình tự nhận biết. Tự ngã luôn có cách để biến những hoạt động cao cả nhất thành rác rưởi nếu nó được phép. Qua thiền, chúng ta trở nên ý thức về bản thân đúng như nó là, bằng cách nhận ra các hành vi vi tế mà chúng ta làm do tính ích kỷ của bản thân. Từ đó ta mới thực sự bắt đầu rõ tính vô ngã. Thanh tịnh bản thân khỏi tâm ích kỷ không phải là một hành động ích kỷ.

8. Thiền là ngồi suy tưởng viển vông

Thực ra: Giống như sự tĩnh lặng, bình an, những tư tưởng viển vông, xa vời cũng có thể phát khởi trong lúc bạn hành thiền. Dĩ nhiên, bạn không cần phải tránh né chúng – nhưng cũng đừng tìm kiếm chúng. Chúng cũng chỉ là các dư phẩm dễ chịu của thiền. Điều gì khởi lên, sẽ khởi lên. Chỉ đơn giản thế thôi.

9. Thiền sẽ giúp mọi phiền não qua đi

Thực ra: Rất tiếc, thiền không phải là thuốc trị bá bệnh nhanh chóng. Bạn có thể nhận thấy một số thay đổi ngay, nhưng các hiệu quả thực sự sâu xa cần nhiều thời gian thực hành. Đó là cách mọi thứ trên vũ trụ này vận hành. Không có gì đáng giá được thực hiện chỉ qua một đêm. Kiên nhẫn là chìa khóa. Kiên nhẫn. Nếu bạn không học được gì từ thiền, bạn sẽ học được tính kiên nhẫn. Bất cứ sự chuyển hóa thâm sâu nào cũng cần kiên nhẫn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Xem thêm