Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 11/01/2017, 10:00 AM

Một số ý kiến về mẫu Tượng đài Hùng Vương

Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ giao Khu di tích lịch sử Đền Hùng tổ chức cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Hùng Vương” trên quy mô toàn quốc, từ tháng 12/2015. Đến nay, các mẫu tượng thiết kế vào vòng chung khảo đã được trình Ban Bí Thư xem xét quyết định.

Việc đầu tư xây dựng tượng đài thể hiện tấm lòng thành kính tri ân công đức đối với tổ tiên; đồng thời góp phần bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO vinh danh.
Ban Tổ chức yêu cầu, tượng đài Hùng Vương phải là hình ảnh được đúc kết một cách cô đọng nhất, phản ánh trí tuệ, nhân cách và ý chí kiên cường của tổ tiên trong thời kỳ dựng nước. 
Mẫu phương án HV-03
Tượng phải thể hiện được sức mạnh tinh thần của nhân vật, đạt tới hình thái biểu tượng anh hùng dựng nước, người khai phá, đặt nền tảng và dựng xây đất nước. Đó là hình ảnh có tính đại diện, là ước vọng vươn lên hướng tới những giá trị nhân văn tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam.

Cho đến nay, qua nhiều vòng bỏ phiếu bình chọn, 2 phương án được lọt vòng vòng cuối đó là phương án HV-01 của Công ty TNHH xây dựng Mỹ thuật Hà Nội và phương án HV-03 của nhóm tác giả Phạm Xuân Khánh.

Hiện hai mẫu thiết kế này, có nhiều ý kiến khác nhau. 
 
Trả lời báo Đất Việt – Diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam PGS.TS Nguyễn Lân Cường cho biết đối với phương án HV-01 đây là phương án kém nhất, thiết kế không cân xứng, không phù hợp. 

"Biểu tượng quốc hiệu chim hạc lại đưa xuống quá thấp (ngang hông) của bức tượng, đó là điểm không phù hợp thứ nhất. Thứ hai, kích thước của bức tượng không tương xứng, tạo ra một hình ảnh Vua Hùng vừa lùn, vừa không thể hiện được khí phách. Rất xấu", ông Cường nói.
Mặt sau mẫu phương án HV-03
Trao đổi bên lề cuộc thi, đại diện nhóm tác giả mẫu tượng đài Vua Hùng phương án HV-03 Nhà điêu khắc Phạm Sinh cho biết: Thể hiện hình tượng Hùng Vương là linh hồn non nước Việt Nam, là biểu tượng của sự trường tồn, là chỗ dựa tinh thần, niềm tin cho mỗi con dân nước Việt dù ở bất cứ nơi đâu, Vua Hùng tiềm ẩn một sức mạnh bền bỉ, trí tuệ đầy uy lực, các thế lực ngoại bang phải e dè, nể sợ không dám đối đầu.
Nhà điêu khắc Phạm Sinh
Nhà điêu khắc Phạm Sinh cũng chia sẻ một số vấn đề đặt ra, đó là vị trí đặt tượng rất quan trọng, nếu đặt tượng đài tại Khu Di tích hiện tại là không hợp lý bởi vị trí đặt tượng cách khu mộ Tổ trên núi Hùng chưa đầy 500m, khi tiến hành thi công sẽ gấy chấn động mạnh do máy móc thiết bị chuyên dụng để thi công, phá vỡ cảnh quan của toàn bộ khu Di tích văn hóa tâm linh đặc biệt.

Nên chuyển công trình xây dựng tượng đài về thành phố Việt Trì vì Việt Trì xưa kia chính là kinh đô của nhà nước Văn Lang.

Về chất liệu xây dựng nên bằng đá gần như vĩnh cửu với thời gian, bởi công nghệ đúc tượng đồng ngoài trời ở Việt Nam chưa tiến bộ và vẫn dùng kỹ thuật dân gian và nếu bằng đồng thì phải bảo dưỡng thường xuyên; trong khi đó kỹ thuật tạc tượng bằng đá rất xuất sắc và không phải bảo dưỡng thường xuyên…

Về quy mô công trình, phải tương xứng với hoàn cảnh xã hội, không cần đầu tư quá tốn kém.

Được biết, thời kỳ Hùng Vương là thời kỳ phát triển cao, đất nước phát triển, tự chủ, ngoại bang không dám xâm chiếm. Chính vì vậy, việc chọn mẫu tượng và xây dựng hình tượng không cần phô trương, tôn kém nhưng phải đảm bảo tính tiêu biểu và mang tính đại diện cho lịch sử văn hóa dân tộc.

Anh Minh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm