Mùa dịch ở phòng hồi sức cấp cứu
Tiếng còi xe cứu thương vang liên tục, nó đã quen thuộc từ khi có dịch Covid-19 xảy ra trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu. Đó là những xe chở bệnh nhân F0, để chuẩn bị đưa đi cách ly điều trị.
Phòng hồi sức cấp cứu gần đó, nên bệnh nhân cũng như người nhà đều có thể biết ít hay nhiều thông tin về những trường hợp nhiễm bệnh Covid, rồi sự bàn tán kết thúc khi trời đã dần về khuya.
Có thể nói, khi là người nhà bệnh nhân ở phòng hồi sức cấp cứu, chúng ta mới biết ranh giới giữa sự sống và cái chết gần trong gang tấc. Để đem lại một trái tim có nhịp đập trở lại, một trạng thái sức khỏe đang hồi phục, đội ngũ y bác sĩ tại phòng hồi sức cấp cứu phải tận tình và dồn tất cả nội lực để thực hiện những thủ thuật đã học và thực hành được trong thời gian qua.
Tết trung thu nơi điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19
Hơn 2 tuần chứng kiến hàng chục ca đưa vào cấp cứu, trong đó đa số là những người cao tuổi với bệnh lý huyết áp cao, mỡ máu, còn lại là bệnh thận và đường trong máu cao ở một số người tuổi ở khoảng ngoài 40. Một số đã tương thích với cách điều trị đang hồi phục, còn một vài ca quá yếu, phải chuyển tuyến trên, trong đó một ca nữ bệnh thận 79 tuổi, do hệ tiêu hóa yếu nên khi con cho ăn xong, vừa nằm xuống đã khó thở và đi đến ngưng thở. Những bệnh nhân nằm gần thấy được kịp thời gọi điều dưỡng và bác sĩ. Lực lượng cấp cứu đã nhanh chóng lấy hết sức mình để bà thở được và đưa lên tuyến trên, bởi thời điểm đó bệnh viện không đủ phương tiện để lưu bệnh nặng như vậy. Ca thứ hai là em Huỳnh Rít 26 tuổi bị tai nạn giao thông từ 3 năm trước để lại di chứng liệt người và phải thở bằng máy, trong lúc cấp cứu mọi người tập trung cho ca khác thì em đã tím tái sắp ngưng thở, giường bệnh được kéo đi, tôi lại thầm niệm danh hiệu Phật A Di Đà, 2 ca tưởng chừng tử vong, khi tôi liên tục niệm danh hiệu Ngài, cuối cùng họ đã thở được, thật hoan hỷ.
Lúc mẹ tôi rơi vào hôn mê, tôi lại nhớ đến những thời kinh của mùa Vu Lan, những bài chú cầu nguyện, tôi lầm thầm liên tục và kết hợp với sự nhiệt tình của các điều dưỡng cũng như bác sĩ, mẹ tôi ăn được, nhưng trí nhớ chưa hồi phục. Tôi lại phát tâm trợ giúp những bệnh nhân nghèo, ca cấp cứu chuyển tuyến trên của một bệnh nhi, do ở vùng phong tỏa, gần 2 tháng không ra ngoài mua thuốc được, bé 6 tháng tuổi bệnh trở nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến não, tôi hỗ trợ cho 2 mẹ con, rồi góp sức với bếp ăn từ thiện, vận động người quen cùng thực hiện để hồi hướng công đức cho mẹ sớm lành bệnh. Có một điều tôi rất băn khoăn, bệnh nhân và người nhà là 2 người, cứ 3 ngày test 1 lần, mỗi lần 476.000 đồng, khi xuất viện test thêm lần nữa, nếu nằm trong bệnh viện lâu ngày thì bệnh nhân nghèo có tiền đâu để đóng khoản trên?
Những ngày trong phòng hồi sức cấp cứu thấy phương tiện dụng cụ nơi đây còn thiếu thốn, như máy thở, xe lăn, tôi nghĩ sẽ vận động bạn bè hỗ trợ để các bác sĩ và đội ngũ y sĩ điều dưỡng làm tốt hơn trách nhiệm của mình trong việc đem lại sự sống cho bệnh nhân. May thay sau các ca cấp cứu mà thiếu máy thở, phòng hồi sức cấp cứu đón nhận được các máy thở mới và hiện còn thiếu vài chiếc xe lăn riêng của Phòng, để chuyển bệnh nhân đến các khoa sau khi ổn định.
Rơi nước mắt khi xem y bác sĩ cứu thai phụ mắc COVID-19 trong 'Ranh giới'
Tôi nghĩ những quy định chặt chẽ của bệnh viện rất tốt cho người nhà và bệnh nhân, tuy nhiên vẫn có những kẽ hở khiến Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 phải tiến hành phong tỏa các khu vực có F0, do người đi thăm F0 lây nhiễm. Đối với bệnh nhân, trong phòng hồi sức là đã an toàn do việc phun xịt khử trùng gần đó, (do có ca F0 phổi trở nặng phải chụp X Quang), thì việc xét nghiệm Covid-19 có nên thực hiện 3 ngày 1 lần không? Trong khi F1 cách ly thì 1 tuần mới xét nghiệm.
Nhìn chung, đội ngũ y bác sĩ điều dưỡng trẻ hiện nay rất đa tài, nghiệp vụ rất tinh thông, nhanh nhạy nhưng thiếu phương tiện thì sẽ chậm phát triển trong việc thực hiện cấp cứu và điều trị bệnh. Tin rằng, với những nỗ lực nhất là trong mùa dịch này thì lãnh đạo ngành sẽ thấy năng lực của y bác sĩ ở vùng sâu vùng xa này và tạo điều kiện tốt hơn cho họ thực hiện việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân một cách chủ động và an tâm hơn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm