Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 18/02/2014, 10:57 AM

Mùa lễ hội năm 2014: Thất bại với “cuộc chiến” tiền lẻ

Trước tết, Bộ VHTTDL đã có văn bản cấm việc đổi tiền lẻ tại các lễ hội xuân Giáp Ngọ. Ngân hàng Nhà nước cũng đã tuyên bố sẽ không in thêm tiền mệnh giá thấp. Thế nhưng, hoạt động đổi tiền lẻ vẫn diễn ra công khai ở hầu hết các lễ hội và cùng với dịch vụ đổi tiền là hành vi phản cảm tồn tại từ nhiều năm: Rải tiền lẻ tràn lan tại đình, chùa...

 Người dân vẫn quan niệm tiền lẻ không thể thiếu trong lễ hội (ảnh chụp chiều 17.2 tại Phủ Tây Hồ, Hà Nội). Ảnh: Giang Huy
Tuyên chiến

Trong chuyến thị sát công tác quản lý, tổ chức lễ hội tại các tỉnh Hà Nam và Nam Định cuối tháng 1, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên khẳng định: “Năm 2014, Bộ VHTTDL xác định khâu đột phá trong việc quản lý tiền giọt dầu, tiền lẻ. Bộ đề nghị các chính quyền địa phương quan tâm hơn về vấn đề này, hướng dẫn nhân dân đặt, để tiền lễ đúng nơi quy định, gọn gàng, văn minh, tránh phản cảm. Đồng thời, quản lý chặt không để xảy ra các hiện tượng đổi tiền lẻ có chênh lệch tại các điểm di tích, lễ hội”.

Đây có thể coi là một lời “tuyên chiến” với nạn tiền lẻ tồn tại ở các lễ hội nhiều năm. Trên thực tế, hầu hết các địa phương đã thực hiện khá tốt chủ trương đúng đắn này trên... văn bản.

Tại Bắc Ninh, Sở VHTTDL ở đây đã đưa vào văn bản những quy định mới liên quan đến lễ hội đền Bà Chúa Kho - nơi từng có hoạt động đổi tiền lẻ gây nhức nhối nhiều năm. Sở quy định đặt không quá 3 thùng công đức tại khu di tích, đĩa đặt tiền giọt dầu chỉ đặt trên ban thờ chính. Đặc biệt, không đặt tiền giọt dầu (tiền lẻ) nơi nhà tưởng niệm Bác Hồ... Phải dựng các bảng biển quy định rõ ràng, trong đó có nhắc đến việc đổi tiền lẻ. Quyết tâm là thế, nhưng lễ hội đền Bà Chúa Kho là một “đặc thù” dùng tiền thật để xin lộc, vay tiền, nên dịch vụ đổi tiền vẫn xuất hiện nhan nhản. Thậm chí, lấy lý do tiền lẻ năm nay hiếm, mức chênh lệch ở đền Bà Chúa Kho là đổi 100 ăn... 50.

Cũng tại Bắc Ninh, văn bản đưa ra là cấm các liền anh, liền chị ngửa nón “xin tiền” phản cảm trong lễ hội Lim, thì họ lại “sáng tạo” bằng cách mời trầu, bán trầu để... nhận tiền. Nghĩa là vẫn không... xin theo đúng chỉ đạo.

Và… vì sao thất bại
 Việc sử dụng tiền lẻ ở các lễ hội vẫn còn phổ biến. Ảnh: Giang Huy 
Bất chấp lời “tuyên chiến” với hiện tượng đổi tiền lẻ, rải tiền lẻ cầu lộc, ngay tại đền Trần (Nam Định) trong đêm phát ấn đã tái diễn hiện tượng hàng nghìn người tìm cách nhét đủ loại tiền lẻ vào kiệu rước ấn. Thậm chí khi không tiến gần tới kiệu, người đi lễ sẵn sàng... ném tiền vào kiệu, tạo ra “cơn mưa tiền lẻ” khi kiệu rước ấn đi ngang qua.

Hình ảnh người đi lễ cầm cả xấp tiền lẻ (mệnh giá 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng) kẹp vào hai tay sì sụp khấn vái không phải là chuyện lạ. Dùng tiền lẻ cầu may, cũng có người đặt lễ, nhưng không biết làm gì. Đình Thanh - sinh viên năm thứ hai Đại học Hà Nội - nói: “Thấy người ta làm vậy em cũng đặt lễ thôi”.

Cũng phải thừa nhận rằng nhiều BTC cũng đã có những biện pháp nhằm hạn chế việc tiền lẻ tại các lễ hội, nhưng không thể giải quyết ngay. Tại chùa Hương - nơi mà số lượng tiền lẻ hằng năm lên tới vài chục tỉ đồng, BTC cũng đã có những khuyến cáo, yêu cầu du khách đặt tiền đúng chỗ quy định. Thế nhưng, chỉ sau khi lễ khai hội chùa Hương diễn ra chưa được 1 tuần thì đã có hai đơn vị là UBND huyện Mỹ Đức, Sở VHTTDL Hà Nội bị Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Thảo phê bình vì để tái diễn tình trạng nhếch nhác, phản cảm, trong đó có đề cập tới dịch vụ đổi tiền lẻ tràn lan trong khu vực tổ chức lễ hội.

Liệu có thể ngăn chặn ''nạn'' tiền lẻ tại các lễ hội bằng cách ra các chỉ thị và lệnh cấm? Điều ấy cần, nhưng không đủ, nói như một chủ sạp đổi tiền lẻ ở đền Bà Chúa Kho: “Sẽ không bao giờ hết, nếu người đi lễ vẫn có nhu cầu đổi tiền lẻ để đi lễ, cầu may. Chỉ khi không còn nhu cầu ấy, thì chúng tôi cũng sẽ không còn cơ hội đổi tiền như thế này”.

Tác giả: Khánh An
Nguồn: http://laodong.com.vn/xa-hoi/that-bai-voi-cuoc-chien-tien-le-180861.bld
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm