Nam diễn viên chính phim 'Cuộc đời Đức Phật': Tôi luôn nhớ tới trái tim độ lượng của người Việt Nam
Nhiều lần đến Việt Nam, Gagan Malik – nam diễn viên đóng vai Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bị thu hút bởi sự mến khách của khán giả Việt Nam. Anh cũng đặc biệt thích thú với những món chay... mang đậm hương sắc Việt.
Diễn viên Gagan Malik - người đóng vai đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong phim “Cuộc đời đức Phật” đang tham dự Đại lễ Vesak LHQ 2019 tại Việt Nam.

Diễn viên Gagan Malik - người đóng vai đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong phim “Cuộc đời đức Phật”. Ảnh: HN
Anh có cảm nhận như thế nào khi đến dự Đại lễ Vesak LHQ 2019 tại Việt Nam lần này?
- Tôi vô cùng thích thú khi được là một phật tử cùng mọi người từ khắp nơi trên thế giới tới tham dự Đại lễ Vesak lần này. Đất nước của các bạn đang trở thành một điểm đến hấp dẫn. Tôi rất ấn tượng về tình cảm yêu thương, lòng trắc ẩn lan toả tại đây.
Phó Tổng thống Ấn Độ của chúng tôi, Thủ tướng Nepal, Tổng thống Myanmar, Chủ tịch Thượng viện Bhutan và rất nhiều quan chức cấp cao khác đã đến tham gia Đại lễ năm nay. Đó là một thành công lớn và tôi thấy rất may mắn khi được tham gia. Việt Nam đang tổ chức đại lễ rất tốt.
Anh đã đến Việt Nam bao nhiêu lần và cảm nhận như thế nào về đất nước của chúng tôi?
- Tôi đã đi du lịch Việt Nam 4 lần. Tôi yêu con người Việt, họ rất độ lượng, tình cảm và tôi có thể thấy tình thương yêu mãnh liệt trong trái tim và suy nghĩ của họ, nhất là với Đức Phật. Điều đó rất thu hút tôi. Mỗi lần nhắc đến Việt Nam tôi luôn muốn nhắc đến trái tim độ lượng của người Việt.
Tôi cũng rất ấn tượng về các địa danh đẹp như: Vịnh Hạ Long và rất nhiều địa điểm khác.
Anh thích món ăn nào của đất nước chúng tôi?
- Tôi rất thích đồ ăn Việt. Đến Việt Nam tôi đều ăn món Việt mỗi ngày.
Khoảng 4 năm trước, tôi có đi ăn tối tại 1 nhà hàng chay. Họ làm đồ ăn nhìn như thức ăn mặn nhưng lại là đồ chay. Tôi rất thích kiểu đó.

Diễn viên đóng vai Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thoải mái chụp ảnh cùng người hâm mộ.
Đến Việt Nam, anh có gặp khó khăn, bất tiện gì không?
- Tôi không gặp bất cứ khó khăn nào khi đến Việt Nam. Tôi được tiếp đón rất nồng hậu.
Chùa Tam Chúc là nơi đẹp nhất tôi từng đến thăm ở Việt Nam. Tôi chắc chắn sẽ quay lại đây để ghi nhớ những gì nước tôi không có. Tam Chúc rất đẹp!
Đến đây, anh được nhiều người hâm mộ chào đón. Anh có xúc động về điều này không?
- Tôi có nói với đoàn làm phim "Cuộc đời Đức Phật" là rất nhiều người đã nhận ra tôi, xin chụp ảnh, trò chuyện.
Tôi nghĩ rằng mọi người đã dành rất nhiều tình cảm cho bộ phim. Tôi thấy mình rất may mắn khi được đóng vai Đức Phật. Tôi có nhiều “fan” ở Việt Nam nhưng tôi coi họ là những người bạn hơn là người hâm mộ.
Bộ phim "Cuộc đời Đức Phật" được chuyển thể từ tác phẩm Đường Xưa Mây Trắng của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Đây là bộ phim về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sanh đến niết bàn được đầu tư công phu và chất lượng bởi nhà tỷ phú người Ấn Độ B.K.Modi, với hơn 120 triệu đô la Mỹ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Đại đức Châu Hoài Thái nói về ý nghĩa sâu xa của Tết Chôl Chnăm Thmây
Phỏng vấn
Nhân Tết Chôl Chnăm Thmây, Đại đức Châu Hoài Thái, UV HĐTS GHPGVN, trụ trì chùa Tông Kim Quang (huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) chia sẻ với Phatgiao.org.vn, ngôi chùa Khmer là nơi đã và đang góp phần vun đắp đời sống văn hóa dân tộc, kết nối cộng đồng xa quê, giúp bà con Khmer có cơ hội tìm về cội nguồn, giữ gìn nét đẹp truyền thống của dân tộc mình.

Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh: "Việt Nam - một dân tộc trọng Đạo, kính Trời, kính Đất…"
Phỏng vấn
Nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh trò chuyện với nhà báo Hoàng Anh Sướng về ngày giỗ Tổ Hùng Vương, bà nói: Những nguồn năng lượng tinh túy của trời đất hội tụ đến xứ sở này trong lễ hội, để một lần nữa chúng ta có thể khẳng định con người là sản phẩm của thiên nhiên.

Trịnh Công Sơn: "Phật giáo làm ta yêu đời hơn..."
Phỏng vấn
"Thuở nhỏ, tôi hay đi chùa vì thích sự yên tĩnh. Có thể vì tuổi trẻ đã có cơ duyên đi qua cổng nhà Phật nên trong vô thức, bên cạnh những di sản văn hóa Đông Tây góp nhặt được còn có lời kinh vô tình nằm trong lời ca".

ThS Nguyễn Thị Thanh Bình: “Biết ơn ta sẽ có hạnh phúc”
Phỏng vấn
Nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3), ThS Nguyễn Thị Thanh Bình, Ủy viên BCH Hội hữu nghị Việt Nam - Thuy Điển thuộc Liên hiệp Hội hữu nghị TP.HCM, giảng viên Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, chia sẻ: “Hạnh phúc đến từ cách mỗi người cảm nhận và trân trọng những gì mình đang có”.
Xem thêm