Nghe Pháp có phải là một công đức?
Nghe pháp cũng là một công đức, là vì càng nghe mình càng khá hơn. Trong Kinh có nói nghe pháp có nhiều mục đích...
Không phải mình ngồi mình nghe một cách tiêu cực thụ động, mà mình phải biết lắng nghe vì mình là ao tù nước đọng. Nếu mà một cái ao mà nước không ra không vào, thì chỉ cần chờ chiếc lá rụng hoặc là thú chết nó lọt xuống dưới là nó thúi cả làng. Nhưng mà một cái ao nếu mà có nước ra nước vào thì nó trong lắm, nó đẹp và nó sạch hữu dụng. Thì một cái não trạng của chúng ta, nó cũng phải thường xuyên được nước ra nước vào, phải có lắng nghe, phải có học hỏi, phải có chỉnh sửa thì mới khá được.
Nghe pháp cũng là một công đức, là vì càng nghe mình càng khá hơn. Trong kinh có nói nghe pháp có nhiều mục đích :
- Nghe để phá nghi.
- Nghe để giải quyết những điểm thắc mắc nào đó.
- Nghe để mình biết thêm nhiều điều mình chưa biết.
- Nghe để củng cố những điều mình đã biết.
- Nghe để mình sống lại những điều mình vừa mới được nghe.
Nghe pháp và gieo duyên pháp để tạo phước báu
Như Ngài Xá Lợi Phất, Ngài sẵn sàng ngồi xuống để nghe chú đệ tử sa di 7 tuổi thuyết pháp, không phải Ngài nghe để Ngài phá nghi, cũng không phải nghe để biết thêm điều chưa biết, cũng không phải nghe để củng cố điều đã biết, mà Ngài nghe để Ngài sống lại những điều Ngài đang nghe. Khi mà Ngài đang nghe, mà vị đó nói Niệm Giác Chi, Cần Giác Chi, là Ngài hỷ lạc toàn thân. Cho nên nghe pháp đến cả Ngài Xá Lợi Phất mà Ngài còn thích nghe pháp như vậy.
Đức Thế Tôn có nhiều lần Ngài bệnh, Ngài nói Ngài Mục Kiền Liên và chư Tăng :
- Như Lai đang bệnh, Như Lai không có an lạc về thân, hãy đọc cho Như Lai nghe một đoạn về Thất Giác Chi.
Chư Tăng :
- Bạch Đức Thế Tôn : Đây là Thất Giác Chi đã được Thế Tôn chứng đắc và tuyên thuyết, thế nào là 7 : Niệm Giác Chi, Trạch Giác Chi, Cần Giác Chi, Hỷ Giác Chi, Định Giác Chi, Tịnh Giác Chi và Xả Giác Chi.
Khi nghe chư Tăng đọc lại những điều mà Ngài đã giảng, Ngài bèn hoan hỷ và hết bệnh. Không phải Ngài bệnh mà Ngài cần tụng kinh, mà Ngài nghe để Ngài sống lại với cái mà Ngài đang nghe. Ngày nay mình không hiểu ý nghĩa của chuyện đó, mình cứ tưởng quanh năm sống không ra gì, rồi tới lúc bệnh thỉnh Tăng Ni về tụng cầu an cầu siêu thì phải nói rằng đó là hiểu lầm.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
Kiến thức 10:11 23/12/2024Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Xem thêm