Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 29/02/2020, 06:16 AM

Nếp sống giải thoát

Giải thoát tối thượng là mục đích tối hậu của thiền, của Phật giáo, phương pháp hành thiền có khả năng đạt đến mục đích này, vì một bằng chứng rõ ràng mà đức Thế tôn đã minh chứng là ngài đã được giải thoát vô thượng Niết Bàn dưới cội Bồ đề nhờ thiền định.

> Giới định tuệ, nền tảng của an lạc và giải thoát

Trong rất nhiều bản kinh Nikaya cũng như Ahàm đều khẳng định rõ rằng: chính ta (con người) là nguyên nhân, là hình ảnh của khổ đau, mà ta cũng là nguyên nhân, là hình ảnh của giải thoát. Con người là chủ nhân ông của nghiệp của chính mỗi con người. Với tinh thần nhân bản này, Phật giáo đặt con người ở thế chủ động của đời mình và hoàn toàn chịu trách nhiệm với những gì mình đã tạo ra chứ không phải một đấng quyền năng nào có thể can thiệp vào vấn đề này, giải thoát hay không là do chính mỗi con người.

Giải thoát tối thượng là mục đích tối hậu của thiền, của Phật giáo, phương pháp hành thiền có khả năng đạt đến mục đích này, vì một bằng chứng rõ ràng mà đức Thế tôn đã minh chứng là ngài đã được giải thoát vô thượng Niết Bàn dưới cội Bồ đề nhờ thiền định.

Giải thoát tối thượng là mục đích tối hậu của thiền, của Phật giáo, phương pháp hành thiền có khả năng đạt đến mục đích này, vì một bằng chứng rõ ràng mà đức Thế tôn đã minh chứng là ngài đã được giải thoát vô thượng Niết Bàn dưới cội Bồ đề nhờ thiền định.

Giải thoát hoàn cảnh bên ngoài

Các thứ làm say đắm lòng người gồm sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, xúc êm dịu, những đối tượng bên ngoài của năm giác quan mắt tai mũi lưỡi thân, nó có vị ngọt làm thỏa mãn và làm khao khát các giác quan. Hành thiền với nếp sống ly dục và chánh niệm trong hiện tại, với sự tỉnh giác này, hành giả biết rõ nó có vị ngọt, sự nguy hiểm, và tính chất vô thường biến đổi, biết rõ như vậy để không tham mê, không theo đuổi và không bị nô lệ bởi năm thứ này. Trong lúc chú tâm vào thiền quán, vào hơi thở hành giả đã thoát khỏi những thứ này. Đó là sự cởi bỏ, sự xa lìa không còn gắn bó gần gũi với tham nữa gọi là giải thoát không chấp thủ đối với năm thứ này.

Con người sống trong hoàn cảnh thế giới hiện nay với môi trường có đầy đủ vật chất và tiện nghi, vấn đề được đặt ra là con người phải có thái độ như thế nào để không bị nô lệ bởi những thứ ấy. Vật chất tiện nghi là những thứ phục vụ đời sống con người, nhưng con người do vậy đôi khi lại quá phụ thuộc vào vật chất và đánh mất sự tự chủ của mình. Nếp sống có thiền giúp bạn định vị được chính mình, sống với vật chất nhưng không bị nô lệ vật chất, như vậy là tự tại, tự do, là tôn vinh giá trị con người lên hàng đầu, con người vẫn là chủ tất cả, chủ ở đây vẫn ở nghĩa tuyệt đối, nghĩa là không chạy theo vật chất mà vật chất phải theo con người, con người sử dụng vật chất chứ không phải lạm dụng nó.

An lạc và giải thoát

Hành thiền với nếp sống ly dục và chánh niệm trong hiện tại, với sự tỉnh giác này, hành giả biết rõ nó có vị ngọt, sự nguy hiểm, và tính chất vô thường biến đổi, biết rõ như vậy để không tham mê, không theo đuổi và không bị nô lệ bởi năm thứ này.

Hành thiền với nếp sống ly dục và chánh niệm trong hiện tại, với sự tỉnh giác này, hành giả biết rõ nó có vị ngọt, sự nguy hiểm, và tính chất vô thường biến đổi, biết rõ như vậy để không tham mê, không theo đuổi và không bị nô lệ bởi năm thứ này.

Giải thoát tự nội

Trong con người đều có những tính xấu, những tập khí căn bản, nói chung là ba nghiệp tham, sân, si, ba thứ này là những sợi dây vô hình cột chặt con người trong sự tăm tối. Nội tâm người có tham tức luôn dao động và tìm cầu, có sân làm con người luôn bức bách nóng nãy và mang nỗi hận thù, có si làm mê mờ tâm trí. Thiền định vốn có đặc tính làm lắng dịu tâm, khiến tâm thoát khỏi sự bức bách bởi ham muốn, đặc tính định tĩnh để tâm thoát khỏi sự bùng nổ, sự thiêu đốt của lửa sân, và đặc tính chánh niệm tỉnh giác để thay vào vị trí của si mê tà kiến.

Thiền định như vậy đã có khả năng cởi bỏ được những đặc tính xấu, đấy là khả năng giải thoát tự nội, giải thoát cái ngã chấp đứng đằng sau lòng tham và sân, một cái ngã tinh tế ranh mãnh đầy xảo quyệt, phá bỏ lòng ham muốn là phá bỏ sự hậu thuẩn của ngã chấp; là phá bỏ ngã chấp và dọn đường cho sự giải thoát tối thượng.

Thiền là phương pháp truyền thống cho lộ trình giải thoát của Phật giáo

Thiền là phương pháp truyền thống cho lộ trình giải thoát của Phật giáo

Thiền – con đường đưa đến sự giải thoát tối thượng

Giải thoát tối thượng là mục đích tối hậu của thiền, của Phật giáo, phương pháp hành thiền có khả năng đạt đến mục đích này, vì một bằng chứng rõ ràng mà đức Thế tôn đã minh chứng là ngài đã được giải thoát vô thượng Niết Bàn dưới cội Bồ đề nhờ thiền định. Với tâm định tĩnh ngài chứng lần lượt thiền thứ nhất, thiền thứ hai, thiền thứ ba, thiền thứ tư, sau đó hướng đến túc mạng minh, thiên nhãn minh, lậu tận minh, biết rõ “sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những điều cần làm đã làm, không còn trở lại trạng thái khổ đau nữa” và ngài đã chứng vô thượng Niết Bàn từ đây. 

Người tham cầu lợi dưỡng khó thực hành được pháp giải thoát

Thiền định vốn có đặc tính làm lắng dịu tâm, khiến tâm thoát khỏi sự bức bách bởi ham muốn, đặc tính định tĩnh để tâm thoát khỏi sự bùng nổ, sự thiêu đốt của lửa sân, và đặc tính chánh niệm tỉnh giác để thay vào vị trí của si mê tà kiến.

Thiền định vốn có đặc tính làm lắng dịu tâm, khiến tâm thoát khỏi sự bức bách bởi ham muốn, đặc tính định tĩnh để tâm thoát khỏi sự bùng nổ, sự thiêu đốt của lửa sân, và đặc tính chánh niệm tỉnh giác để thay vào vị trí của si mê tà kiến.

Như vậy, thiền là phương pháp truyền thống cho lộ trình giải thoát của Phật giáo, bằng kinh nghiệm của mình đức Đạo sư đã chứng minh thiền là con đường đưa đến giác ngộ, giải thoát, một con đường tiến hoá tâm linh rất khoa học, từ thô đến tế, từng bước đi lên của thiền là từng bước tiến tới an lạc giải thoát, cởi bỏ những gì đáng cởi bỏ và đích đến cuối cùng là sự thấu đạt về trí tuệ, là sự chứng đạt đến Niết bàn tối thượng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thoát khỏi thói quen chỉ trích bản thân

Góc nhìn Phật tử 13:15 25/11/2024

Ngày nay, trong một thế giới đầy rẫy áp lực và sự so sánh, thói quen tự chỉ trích đã trở thành một phần không nhỏ trong cuộc sống của nhiều người.

Tôi ăn chay

Góc nhìn Phật tử 08:08 25/11/2024

Tôi bắt đầu ăn chay cách đây năm năm, một sự thay đổi không lớn nhưng lại khởi nguồn từ một câu chuyện sâu sắc. Tôi chưa từng nghĩ rằng việc ăn chay lại có thể tác động mạnh mẽ đến tâm thức mình đến vậy.

Cách niệm Phật Dược Sư chữa bệnh

Góc nhìn Phật tử 07:12 25/11/2024

Nói về đức Phật Dược Sư thì đa phần người ta nghĩ ngay đến việc chữa bệnh, chớ đều không biết được rằng: Ngoài chữa bệnh ra, danh hiệu của ngài còn giúp cho chúng ta tăng phước, tăng thọ và tiêu trừ tai nạn ngay trong đời này.

Cảm ơn những tháng ngày dưới mái chùa

Góc nhìn Phật tử 16:25 24/11/2024

Trong cuộc đời mỗi người, có những nơi không chỉ là chốn dừng chân, mà còn là ngôi nhà nuôi dưỡng tâm hồn, gieo trồng hạt giống an lạc. Với tôi, mái chùa là nơi như thế.

Xem thêm