Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 08/07/2024, 18:15 PM

Nếu gặp rắn bạn sẽ làm gì?

Bây giờ tôi sẽ kể các câu chuyện, nếu bạn đã biết rồi thì ôn lại vẫn tốt, để nhớ kỹ vì sao mình phải giữ giới không sát sinh nghiêm nhặt.

Câu chuyện thứ nhất: 

Ngài Tuyên Hóa kể: Sáng nay có người ở VN dẫn hai đứa bé tới gặp tôi, nói sức khỏe chúng không được tốt, mong tôi giúp chúng mọi sự thuận lợi như ý cát tường.

Tôi vừa nhìn đã nhận ra hai đứa bé này thần kinh không bình thường, bèn hỏi chúng có từng sát sinh không? Sau khi mẹ chúng nghe tôi giảng giải một hồi, bà hiểu ra và kể:

Trước đây có một cây đại thọ, lúc họ chặt đi thì thấy dưới cây có hai con rắn, nhưng chúng đã chui vào trong hang.

Lúc đó hai đứa bé này đã lấy nước sôi đổ vào hang cho hai con rắn chết.

Sau việc làm đó, con trai cả của họ tự nhốt mình trong phòng, mấy ngày sau cháu ra ngoài thì phát bệnh thần kinh. Đứa con trai đầu như thế, đứa thứ hai cũng vậy, cả hai đều bị bệnh thần kinh, bà mẹ hi vọng tôi có thể giúp họ hóa giải việc này.

Giết rắn bị quả báo cực khủng

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bệnh này liên quan tới sát sinh. Do họ hành xử quá tàn nhẫn, không có lòng từ bi! Hai con rắn đã chui vào hang rồi, thế mà họ còn đổ nước sôi hại chết. 

Hai con rắn này vốn là hai anh em, bị họ hại bỏng chết, thì bản thân họ cũng phát bệnh điên.

Nghiệp sát sinh lãnh báo ứng rất nặng. Cứ giết chóc rồi bị báo: hỗ tương sát, hỗ tương báo, đây là việc rất bi thảm của thế giới, dù mọi người không hiểu, không tin là tạo nghiệp sát sẽ phải lãnh ác báo, nhưng chuyện báo thù đền nợ không ngừng xảy ra, tạo thành quốc chiến, tạo thành nghiệp sát hại lẫn nhau! Nghiệp sát càng sâu, tội tạo càng nặng, nên cứ giết chóc mãi không ngừng.

Viết đến đây tôi chợt nhớ hồi tôi mười bốn, gia đình bạn Dung của tôi (ở thôn quê) bán nhà cho bà Thu. Con trai trưởng bà Thu là Dũng, khi đó khoảng mười tám tuổi, nhìn thấy trong khu vườn rậm cỏ có con rắn bò vào, liền đập chết rắn. Do gia đình bạn Dung cũng giữ giới không sát sinh nên thuở giờ, họ không hề giết rắn, và cũng không để ý là có loài rắn hiên diện trong vườn hay không.

Sau khi giết rắn được thời gian, Dũng từ một thanh niên mạnh khỏe giỏi võ bỗng bị bệnh động kinh và trở nên yếu xìu, sống giống phế nhân.

Lúc đó tôi và bạn tôi không hề nghĩ Dũng bị báo ứng, nhưng sau khi đọc câu chuyện ngài Tuyên Hóa vừa kể, tôi đã suy gẫm khá nhiều về vấn đề này.

Tại sao có người giết rắn nhiều mà không thấy bị báo gì, có người giết ít hay mới giết rắn lại bị báo? Đây là tùy thuôc phúc phần, ân oán nợ cũ nhiều ít. Báo ứng tất nhiên là phải có, chỉ đến sớm hoặc muộn mà thôi. Và việc giết nhằm rắn linh hay rắn tu thì báo ứng đến lại càng nhanh và khốc liệt.

Sát sinh phải chịu quả báo nặng nề

Quý Phật tử hoan hỷ theo dõi "Câu chuyện thứ 2" ở bài tiếp theo. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Nguyên nhân căn bệnh nhìn qua thiên nhãn

Tư liệu 12:25 18/11/2024

Lời người dịch: Bài này tôi dịch cách đây đã rất lâu, nhưng e dè không in sách hay tải đăng, bởi vì tôi ngại quý vị không tin sẽ phản đối, dè bĩu. Bạn không tin thì có thể không xem. Bài này tôi xin dành chia sẻ cho người hữu duyên đọc.

Xem thêm