Thứ năm, 05/10/2023, 14:30 PM

Nếu linh hồn thực có

Nguời ta đã nói quá nhiều về linh hồn, hư cấu về linh hồn, quá đủ về linh hồn. Quá tỉ mỉ về linh hồn. Nhưng vẫn còn vô số người…không hiểu về linh hồn. Có hay không? Tại sao? Linh hồn làm gì? Giao tiếp thế nào? Nói gì với người còn sống?

Tôi muốn bài viết này sẽ lý giải đầy đủ hơn nữa, cụ thể hơn nữa…về linh hồn. Ba tôi chết cách nay hơn 23 năm. Ông mất năm 2000, nhưng cho đến giờ, thỉnh thoảng tôi vẫn thấy ông. Các em tôi cũng vẫn “thấy” ông. Cả gia đình ai cũng thấy ông giờ vẫn vậy, nhưng khoẻ mạnh hơn, từ ái, nhẹ nhàng hơn. Hình ảnh về ông đều có nét giống nhau bởi lẽ đó là hình ảnh thực được lưu ký rõ nét trong tâm thức mỗi người. Từ tình cảm giống nhau của mọi người và quan trọng “đã nói những gì cần nói” với mọi người trước lúc mất hay gọi là đã trăn trối.

Thực ra muốn biết linh hồn có hay không thì ta có thể kiểm chứng ở một điều thật sự đơn giản về cái chết mà “người ra đi chưa kịp nói điều cần nói” với ai đó khi còn sống, hoặc không dám nói thẳng, sợ đau lòng người nghe.

Tại sao tôi cứ nhắc đến cái chết của con trai tôi: Nguyễn Quốc Thái, một luật sư sắp ra nghề sau vài tháng nữa thôi. Một người chồng, một người cha của hai đứa con: môt trai, một gái. Nó tự treo cổ, và chỉ một người mà nó nói không sợ mất lòng, đó là tôi: Một người cha, một người bạn, một người thầy. Đó là lời nó nói trong nghẹn ngào trong buổi sáng định mệnh vào lúc hơn 10 giờ.

Ai cũng bảo căn bệnh hoang tưởng đã xui khiến nó tự tìm lấy cái chết, hoàn toàn không. Trong những ngày cuối cùng, tôi đã cùng với nó “tháo gỡ” những mắc mứu tâm thức, những xung động tư tưởng gây nên trạng thái ảo giác bị săn đuổi, bị truy sát của những “thế lực ám muội” đơn giản đó là trạng thái hưng phấn tột cùng của niềm tin về một dòng họ “luật sư”. Ba anh em: Anh Hai luật sư, Thái luật sư, và hai đứa cháu, một con anh hai một con anh ba (Nghề luật, nghề báo giữa hai bờ Thiện Ác), Thái luôn đeo đuổi lý tưởng bảo vệ công lý, bảo vệ những người cô thế trước cường quyền mà cụ thể nó say sưa nghiên cứu vụ án Hồ Duy Hải.

Cái lý tưởng trong cuộc sống đó là điều cần thiết để là một con người. Sống cho ra sống như Nhà báo Nguyễn Đức - Báo Pháp Luật TP. HCM người vừa xin thôi việc ở Báo Pháp Luật vì tự thấy minh cũng bất lực không thể đi đến cùng trên con đường bảo vệ công lý.

Tôi khuyên Thái cứ vừa sức vừa với tầm vóc mà mình có. Đừng cố sức khi mà tôi nhận ra có hiện tượng không bình thường ngay trong đội ngũ “nhóm Vạch Trần…” và nhiều nhóm khác…hiện tượng không lành mạnh, công kích, đả phá nhau. Thái nghe tôi, rời xa tất cả. Nhưng rồi dấu ấn ấy để lại quá mạnh mẽ đã cùng với những xung động thần kinh vì học hành, vì nhà cửa, vì áp lực gia đình…và rất nhiều thứ mà chỉ có hai người đàn bà hiểu được cớ sự, đó là mẹ và đó là vợ. 

Dưới đây là dòng trạng thái của Thái ngày thứ tư 6/9. “Con đã dừng”, “Tôi đã dừng” mọi người cùng nhau dừng lại nhé. Nó đang nói với ai mà xưng con? Tôi không muốn đưa ra lời trách cứ bởi vì nó sẽ không còn ý nghĩa nào trong chuyện đã rồi ngoài sự hối tiếc, đau đớn…

Xin hãy dừng lại và đọc những dòng này để hiểu rõ hơn về trạng thái tâm lý của Thái. Nó cũng chính là tôi. Nhưng tôi hành xử khác, không tự đem đến nghịch duyên đến phải tự tìm lấy cái chết.

Có ai nghĩ đây là những dòng cuối cùng của người trong cơn hoang tưởng bị truy sát, bị săn đuổi bởi một thế lực…hoàn toàn không.

Có ai nghĩ đây là những dòng cuối cùng của người trong cơn hoang tưởng bị truy sát, bị săn đuổi bởi một thế lực…hoàn toàn không.

Nếu thực có linh hồn thì những trăn trở day dứt để trong tâm đến lúc chết mà còn chưa kịp nói sẽ được nói. Và nếu có sẽ chỉ có hai người hàng đêm được “tâm linh” Thái về đứng bên đầu nằm mà tỉ tê, chì chiết, than vãn, nhắn nhủ, điều này mới thật đáng thương cho Thái bởi nó tìm cái chết là mong có sự “họ thay đổi”.

Giờ đây, hàng đêm, đứa con gái đang học lớp 8 hay nghe như có ai đó sụt sùi, nức nở. Và nó sợ, bà nội lại có lúc thấy ba nó nằm run rẩy trên võng trước hành lang. Còn mẹ nó đang còn ở phòng trọ lại thường thấy Thái về âu yếm, vuốt ve…

Chọn lấy cái chết nó hy vọng sự thay đổi mà Einstein đã nói: Thay đổi một định kiến khó hơn làm vỡ một nguyên tử. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm