Nếu muốn đi tu thì cái muốn đó phải trên 100%

Trong tâm con đã phát khởi ý niệm xuất gia, có lúc nó mãnh liệt đến nỗi con muốn đi ngay nhưng còn một số việc chưa chu toàn được cho cha mẹ con cũng như nghiệp duyên với bạn gái của con, mặc dù tâm con bây giờ đã hướng về Phật rồi. Con phải làm sao đây?

Hỏi: Vì gia đình con có truyền thống tu cũng như có một số vị trong dòng họ đã đi tu nên con đã biết ăn chay từ lúc còn 15 tuổi. Khi còn là sinh viên con cũng thường đi chùa, đi hộ niệm. Nhưng từ khoảng tháng ba năm nay (2009), con có cơ duyên được đi tham những công việc phật sự. Từ đó tâm con trở nên khác thường, không còn ham thích gì về chuyện thế gian nữa. Con nghe băng giảng và thấy tâm rất thanh tịnh. Trong tâm con đã phát khởi ý niệm xuất gia, có lúc nó mãnh liệt đến nỗi con muốn đi ngay nhưng còn một số việc chưa chu toàn được cho cha mẹ con cũng như nghiệp duyên với bạn gái của con, mặc dù tâm con bây giờ đã hướng về Phật rồi. Chính điều này cũng đã gây ra một ít buồn lòng đối với bạn của con. Con phải làm sao đây? Kính mong quý thầy quý sư cô cho con lời khuyên để con có thể vững bước trên con đường tu học của mình.

Trả lời:

Trước khi đi xuất gia, Nghĩa Nghiêm cũng đã từng trải qua những cảm xúc như vậy. Trong gia đình Nghĩa Nghiêm cũng đã có một số vị xuất gia, và ba mẹ Nghĩa Nghiêm cũng biết nhiều về đạo Phật. Cho nên trong Nghĩa Nghiêm cũng có những hạt giống xuất gia tiềm tàng. Lúc đó, nó chưa phát khởi mạnh lắm. Và Nghĩa Nghiêm thường nghĩ rằng, nếu mình đi xuất gia, ba mẹ sẽ như thế nào, ở với ai, ai sẽ chăm sóc ba mẹ lúc tuổi già v.v… Một lần, Nghĩa Nghiêm vào tu viện ở chơi một vài ngày, các sư cô có hỏi:” em có muốn đi tu không?”. Lúc đó, Nghĩa Nghiêm trả lời rằng, con không biết. Vì lúc đó, Nghĩa Nghiêm nghĩ tới ba mẹ, tới bạn. Nếu mình đi tu thì bạn mình sẽ như thế nào?… Lúc đó, Nghĩa Nghiêm phân vân lắm. Nhưng cuối cùng, ngày nọ, một sư cô lớn hỏi Nghĩa Nghiêm lần nữa. Và lần này, Nghĩa Nghiêm cảm thấy rằng, câu trả lời này sẽ là một quyết định lớn trong cuộc đời của mình. Lúc đó, tất cả những băn khoăn, phân vân đi lên rất nhanh và nhiều trong đầu. Cuối cùng, Nghĩa Nghiêm đã trả lời rất nhanh sau 2 giây suy nghĩ, và để cho trái tim tự lên tiếng “Thưa sư cô, con muốn”. Câu trả lời đó đã bắt đầu cuộc đời xuất gia của Nghĩa Nghiêm đó bạn à.

Nếu muốn đi tu thì cái muốn đó phải trên 100%. Nghĩa là mình không còn phân vân, chọn lựa gì nữa.

Nếu muốn đi tu thì cái muốn đó phải trên 100%. Nghĩa là mình không còn phân vân, chọn lựa gì nữa.

Bạn biết không, sau này, khi nghe Sư Ông giảng, Nghĩa Nghiêm mới biết là nếu muốn đi tu thì cái muốn đó phải trên 100%. Nghĩa là mình không còn phân vân, chọn lựa gì nữa. Lúc đó, tâm xuất gia của mình phải thật mạnh, thật lớn. Nghĩa là nếu mình không đi xuất gia thì sẽ không thể chịu nổi. Sư Ông dạy như vậy đó bạn à. Bạn có thể tự kiểm tra xem tâm xuất gia của bạn được bao nhiêu phần trăm? Và có một cách để biết được chính xác phần trăm của mình. Là bạn có thể lên một chùa, hay một tu viện nào đó, xin được thực tập trong chùa một thời gian, như một người xuất gia. Trong khi thực tập như vậy, bạn sẽ thấy rõ hơn tâm xuất gia của mình, để có thể quyết định dứt khoát và rõ ràng con đường của bạn.

Bạn biết không? Bây giờ, đã là một sư cô. Nghĩa Nghiêm không lo lắng nhiều về ba mẹ như trước đây. Trước đây, Nghĩa Nghiêm nghĩ rằng, nếu mình đi tu là ba mẹ mất một người con. Nhưng sự thực là, bây giờ, ba mẹ Nghĩa Nghiêm đang rất hạnh phúc với thật nhiều con trai và con gái (quý thầy, sư cô, sư chú trẻ). Và một điều rất lạ nữa, là khi đi xuất gia, trong gia đình Nghĩa Nghiêm có những điều được chuyển hóa một cách không ngờ, mặc dù Nghĩa Nghiêm chẳng làm gì hết.

Còn với bạn gái của bạn, Nghĩa Nghiêm nghĩ rằng, nếu mình đã thương nhau thực sự, một tình thương đích thực. Nghĩa là phải có hiểu, hiểu ước muốn của người kia, hiểu tâm tư của người kia, và thương luôn những lý tưởng của người kia. Vì trong tình thương đích thực (true love), thì hạnh phúc của người kia cũng là hạnh phúc của mình. Niềm vui của người kia cũng là niềm vui của mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Con đường trung đạo đưa con đến học bổng Tiến sĩ

Phật pháp và cuộc sống 18:58 11/12/2024

Một chiều cuối mùa hè năm 2009, cậu bé sắp tròn 7 tuổi líu ríu bám áo mẹ lên máy bay, chọn TP.HCM làm quê hương mới, cho một hành trình mới chỉ có hai mẹ con.

Cô gái điêu khắc dưa hấu thành hình tượng Phật

Phật pháp và cuộc sống 16:47 11/12/2024

Nhờ đôi bàn tay khéo léo cùng sự tỉ mỉ, cẩn trọng Nguyễn Thị Hoàng Kim (30 tuổi), ngụ tại tỉnh Đồng Tháp, đã điêu khắc dưa hấu thành các tác phẩm tuyệt đẹp.

Học theo hạnh của Bồ Tát Thường Bất Khinh

Phật pháp và cuộc sống 16:00 11/12/2024

Làm thế nào để khi đối diện với một người đầy tính xấu hoặc không coi trọng ta, mà ta vẫn có thể thấy họ đẹp như một vị Phật được?

Người phụ nữ 16 năm miệt mài trồng thuốc nam làm từ thiện

Phật pháp và cuộc sống 14:33 11/12/2024

Suốt 16 năm, bà Lê Thị Ngọc Mai (50 tuổi, ngụ xã Lịch Hội Thượng, H.Trần Đề, Sóc Trăng) miệt mài trồng thuốc nam cung cấp miễn phí cho các phòng khám từ thiện khắp các tỉnh thành miền Tây.

Xem thêm