Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 22/04/2019, 08:47 AM

Ngày sách Việt Nam: Nghĩ về quý Ni ở Sài Gòn

Tôi mê đọc từ bé tí, nhà tranh mà tủ sách nhiều đến mức khiến thầy giáo dạy Văn của tôi đến thăm ngỡ ngàng: sách hàng không, sử, binh bị, khoa học xã hội & tự nhiên, từ điển, sách cũ và cả sách cổ! Những sưu tập công phu đủ lĩnh vực xếp hàng như trong một thư viện nho nhỏ.

>>Góc nhìn Phật tử 

Tác giả (bìa phải) cùng các em nhỏ đọc sách tại “thư viện” nhà mình - Ảnh: CTV

Tác giả (bìa phải) cùng các em nhỏ đọc sách tại “thư viện” nhà mình - Ảnh: CTV

Hôm nay "Ngày sách Việt Nam", thích hợp để tôi viết nên niềm đam mê của cá nhân với sách.

Tôi mê đọc từ bé tí, nhà tranh mà tủ sách nhiều đến mức khiến thầy giáo dạy Văn của tôi đến thăm ngỡ ngàng: sách hàng không, sử, binh bị, khoa học xã hội & tự nhiên, từ điển, sách cũ và cả sách cổ! Những sưu tập công phu đủ lĩnh vực xếp hàng như trong một thư viện nho nhỏ. Khi tậu hay đọc một quyển sách, hạnh phúc ngang dân chơi xe kéo ga trên đường đua hay sắm xế mới! Đi đâu về hành trang cũng bao gồm túi sách.

Quy y, cũng căn nguyên từ sách của Sư ông Thích Thanh Từ, "Tu là chuyển nghiệp" thỉnh ở Già lam cổ tự khi đi khoan giếng nước ngầm - một trước tác Phật giáo dung dụi song có tính bước ngoặt về nhận thức cá nhân.

Bài liên quan

Quy y, có dịp viếng nhiều cảnh già lam thanh tịnh, được bậc xuất gia chỉ dạy và, khi về lắm khi quà - những quyển kinh luật luận - tung tăng theo cùng. Chùa nào cũng có sách Phật, không nhiều thì ít. Có những cơ sở tu học lập hẳn thư viện phong phú, giá trị, như thiền viện Thường Chiếu hay thư viện chùa Quán Sứ - nơi đặt Văn phòng TW Giáo hội Phật giáo. Kinh điển - ngón tay chỉ của Phật về đạo - thông qua sách, kinh luật luận ngấm qua từng ký tự thuộc các nền văn hóa khác nhau để đến người đọc phàm tình coi như "đọc" học thuật hay văn hóa, hay hoằng pháp.

Đến với Phật giáo, tôi tiếp cận "kho" sách mênh mang rộng lớn và muôn sắc màu được các bậc giác ngộ, bậc thức giả "dệt" qua bao năm tháng về một con đường giác ngộ: Đạo Phật.

Tôi có một tủ sách trong hẻm nhỏ ở thị xã Giá Rai (Bạc Liêu), cũng không khác ngày bé, song đấy là "tủ sách mở": tôi - nếu đủ duyên- chất sách vào ba lô, đạp xe tặng sách cho con nít quê mình, xem đấy là thú vui khá tuyệt về mọi góc nghĩ. "Mở" vì bạn bè người quen gửi sách từ mọi phương về hẻm nhỏ để làm thiện nguyện.

Có một quý Ni ở đường Nguyễn Đình Chiểu, Sài Gòn, ở góc cung phố có nhiều cây đẹp, hè phố sạch thoáng và thanh tịnh - tịnh vì chốn ấy cũng đất Phật: Tòa soạn báo Giác Ngộ. Quý ni Huệ Trí, tri sự tòa soạn. Sư cô âm thầm cùng các "cộng sự" là cô kế toán và anh bảo vệ, gom góp, đóng thùng, khuân ra nhà xe nhờ chuyển  về tỉnh xa, cho tủ sách mở của tôi. Những quyển sách như bướm xinh đến tay các em học trò quê...

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ngày sách Việt Nam, nghĩ về những tấm lòng tri âm, và quý Ni ở Sài Gòn.

Tri ân.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Góc nhìn Phật tử 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Truyện ngắn: Hồi đầu thị ngạn

Góc nhìn Phật tử 09:57 25/04/2024

Nói đến thời gian và số kiếp tôi nhớ có lần nghe người ta nói: Muốn có hình tướng đẹp phải trải qua mấy ngàn kiếp tu.

Xem thêm