Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 25/09/2019, 10:41 AM

Phẩm chất của một Sứ giả Như Lai trong việc hoằng pháp

Hoằng nghĩa là mở rộng, là quảng bá, truyền rộng. Pháp ở đây là Phật pháp, là giáo lý của Đức Phật. Hoằng pháp của Phật giáo là truyền bá rộng rãi Phật pháp ở khắp nơi.

Bài liên quan

Công việc hoằng pháp gồm nhiều lĩnh vực, nhiều phương tiện để Phật giáo lan truyền trong đông đảo mọi người trong các xã hội, các quốc gia. Ý nghĩa này đồng nghĩa với các chủ đề đã được nói đến khá nhiều, khá quen thuộc: Đạo Phật đi vào đời; Đạo Phật và xã hội, Đạo Phật dấn thân; Đạo Phật nhập thế. Những lĩnh vực và phương tiện hoằng pháp là: Thuyết giảng Phật giáo, thành lập các hội Phật giáo, Phật học, phổ biến kinh sách, mở trường Phật học, truyền bá tranh tượng, báo chí, các trang web, nêu gương đạo đức… Dĩ nhiên, trí tuệ, đạo đức, kỹ năng, kiến thức Phật học, phương tiện thiện xảo của vị Tỳ-kheo, vị thuyết giảng là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất trong sự nghiệp hoằng pháp.

Công việc hoằng pháp gồm nhiều lĩnh vực, nhiều phương tiện để Phật giáo lan truyền trong đông đảo mọi người trong các xã hội, các quốc gia. Ý nghĩa này đồng nghĩa với các chủ đề đã được nói đến khá nhiều, khá quen thuộc: Đạo Phật đi vào đời; Đạo Phật và xã hội, Đạo Phật dấn thân; Đạo Phật nhập thế.

Công việc hoằng pháp gồm nhiều lĩnh vực, nhiều phương tiện để Phật giáo lan truyền trong đông đảo mọi người trong các xã hội, các quốc gia. Ý nghĩa này đồng nghĩa với các chủ đề đã được nói đến khá nhiều, khá quen thuộc: Đạo Phật đi vào đời; Đạo Phật và xã hội, Đạo Phật dấn thân; Đạo Phật nhập thế.

Bài liên quan

Là “Như Lai sứ”, có nhiệm vụ hoằng pháp và chịu trách nhiệm về việc hoằng pháp của chính mình. Do đó, vị Sứ giả Như Lai hay một vị Tỳ-kheo hoằng pháp cần có những phẩm chất cơ bản sau đây:

- Phẩm chất đạo đức, đạo hạnh cao, gây được sự tín nhiệm, kính trọng trong quần chúng để người ta tin theo nội dung thuyết giảng. Thuyết giảng vì lòng từ bi, muốn cho mọi người được an vui, xã hội an bình, sống và sinh hoạt phù hợp với giáo lý Phật giáo. Không phân biệt mọi tầng lớp sang hèn, giàu nghèo, già trẻ, tôn giáo, tín ngưỡng. Hoằng pháp không nhằm để người không tôn giáo hay có các tôn giáo khác trở thành tín đồ Phật giáo.

- Không cực đoan trong thuyết giảng mà cho rằng Phật giáo là duy nhất đúng, không so sánh các tôn giáo với nhau hay với Phật giáo.

- Thuyết giảng phù hợp với thời đại. Nay là thời hiện đại, thời của khoa học kỹ thuật, của công nghệ 4.0 và sẽ tiến triển không ngừng. Cần liên hệ bài giảng với những vấn đề của thời đại.

- Không bao giờ tự kiêu, tự cho rằng mình thuyết giảng tốt hay đã có nhiều tác phẩm Phật học giá trị. Trái lại, một Tỳ-kheo hoằng pháp luôn luôn phải trau dồi phẩm hạnh, kiến thức, học hỏi những vị đã thành công trong việc hoằng pháp. Cần nhớ rằng chư Bồ-tát, A-la-hán cũng còn phải tu tập, học hỏi không ngừng.

- Trong trường hợp hoằng pháp ở nước ngoài, vị Tỳ-kheo cư trú ở các tự viện nước ngoài cần có ngoại ngữ căn bản để giao tiếp, thu hút người nước ngoài đến tự viện hoặc thông thạo ngoại ngữ và các thuật ngữ Phật học ngoại ngữ thì có thể trực tiếp thuyết giảng cho người bản xứ. Cần mở rộng đối tượng hoằng pháp, không chỉ cho người Việt ở hải ngoại mà còn cho quần chúng bản địa.

HT.TS. Thích Giác Toàn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phàm thánh cũng từ đây

Kiến thức 14:00 19/04/2024

Chánh niệm và tỉnh giác cao độ thì vẫn thấy nghe hay biết đầy đủ mà không phân biệt, chẳng dính mắc. Nhờ không dính mắc mà hỷ tham không sinh khởi. Hỷ tham không sinh khởi thì khổ đau cũng không có cơ sở phát sinh. Đó là nền tảng của tu căn.

Sám hối mỗi ngày để nhận diện lỗi lầm, phát huy đức tính tốt đẹp

Kiến thức 13:30 19/04/2024

Trên tinh thần tu tập mỗi ngày mỗi giờ, chúng ta luôn luôn dành thời gian an tĩnh để trì niệm danh hiệu của Chư Phật, đảnh lễ hồng danh của Chư Phật. Nhờ công đức thù thắng từ ba nghiệp thanh tịnh khiến cho chúng ta được bình yên trong đời sống tu tập.

Hiểu về tâm hỷ

Kiến thức 10:30 19/04/2024

Người có tâm Hỷ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại, hơn là người khác, vì tâm Hỷ không chấp chứa lòng ganh tỵ. Về một phương diện khác, người có tâm Hỷ không bao giờ làm trở ngại tiến bộ và phá hoại thanh danh của người khác.

Vãng sinh Tịnh độ Thần chú

Kiến thức 10:29 19/04/2024

Nam mô a di đa bà dạ, Đa tha già đa dạ, Đa địa dạ tha, A di rị đô bà tỳ, A di rị đa, tất đam bà tỳ, A di rị đa, tỳ ca lan đế, A di rị đa, tỳ ca lan đa, Già di nị, già già na, Chỉ đa ca lệ, Ta bà ha.

Xem thêm