Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 28/06/2022, 15:08 PM

Nghe Kinh thoát khổ

Mỗi khi tụng kinh, chúng ta cần phát tâm bố thí pháp và hồi hướng công đức cho chúng sinh. Năng lực chuyển hóa của kinh pháp là không thể nghĩ bàn. Mỗi chúng ta đều là “pháp sư” hóa độ vô lượng chúng sinh nếu tụng kinh Phật đều đặn, chính xác trong tâm từ ái và thanh tịnh.

Một thời Thế Tôn, trú ở Sàvatthi. Bấy giờ, Tôn giả Anuruddha ở Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika, thức dậy khi đêm vừa mới sáng, đang tụng đọc pháp cú.

Khi ấy, một nữ Dạ xoa, mẹ của Piyankara dỗ cho con nín như sau:

Này Piyankara

Chớ có sinh tiếng động

Vị Tỷ kheo đang tụng

Những lời về pháp cú

Nếu chúng ta biết được

Học được pháp cú này

Rồi như pháp hành trì

Chúng ta được lợi ích

Không sát hại sinh vật

Không cố ý nói láo

Tự học tập giới luật

Chúng ta thoát ngạ quỷ.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 10, phần Piyankara, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.462)

Quỷ cũng nghe kinh muốn thay đổi đời sống

Mỗi chúng ta đều là “pháp sư” hóa độ vô lượng chúng sinh nếu tụng kinh Phật đều đặn, chính xác trong tâm từ ái và thanh tịnh.

Mỗi chúng ta đều là “pháp sư” hóa độ vô lượng chúng sinh nếu tụng kinh Phật đều đặn, chính xác trong tâm từ ái và thanh tịnh.

Lời bàn: 

Chuyện người xuất gia trì tụng kinh Phật đã có từ thời Thế Tôn. Tất nhiên, tụng kinh là nhiệm vụ quan trọng của người tu. Tụng đọc kinh điển mỗi ngày để ghi nhớ, hiểu sâu và thể nhập diệu pháp.

Việc tụng kinh không chỉ mang đến lợi ích cho riêng người đọc tụng mà các loài hữu tình khác nếu nghe được đều lợi lạc. Vì thế, trong quá trình trì tụng kinh pháp cần phải chính xác, rõ ràng và nhất là không sơ sót, bỏ mất câu chữ.

Trong lục đạo, trừ các chúng sinh trong địa ngục Vô gián bị đau khổ hành hạ liên tục và các chúng sinh loài súc sinh luôn ngu muội tăm tối, còn lại các loài khác đều có khả năng nghe hiểu được tâm ý, ngôn ngữ của loài người. Điều thú vị là một số ma quỷ có thiện tâm cũng thích nghe kinh Phật.

Ngạ quỷ thường sống chung với loài người nhưng chúng ta hầu như ít khi nhận biết hoặc ý thức về sự hiện hữu của họ. Nghiệp lực đặc thù của loài này là tham lam, keo sẻn nên ngạ quỷ thường xuyên bị đói khát hành hạ. Tuy vậy, một số ngạ quỷ cũng biết phát tâm hướng thiện, tu hành. Mong muốn được nhanh chóng thoát khỏi cảnh khổ của Dạ xoa, mẹ của Piyankara là một điển hình.

Hình ảnh một ngạ quỷ mẹ dỗ con: “Đừng khóc con ơi, đừng có làm ồn, quý thầy đang tụng kinh đó, hai mẹ con chúng ta cần siêng năng nghe kinh và ứng dụng hành trì để mau thoát kiếp ngạ quỷ” thật đẹp và dễ thương như những đệ tử Phật thuần thành, không có chút bóng dáng gì của “đồ quỷ cái” cả.

Loài ngạ quỷ mà còn biết dạy nhau nghe pháp để tu học, huống hồ Phật tử chúng ta? Vì thế, mỗi khi tụng kinh, chúng ta cần phát tâm bố thí pháp và hồi hướng công đức cho chúng sinh. Năng lực chuyển hóa của kinh pháp là không thể nghĩ bàn. Mỗi chúng ta đều là “pháp sư” hóa độ vô lượng chúng sinh nếu tụng kinh Phật đều đặn, chính xác trong tâm từ ái và thanh tịnh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Xem thêm