Thứ bảy, 30/11/2024, 20:11 PM

Văn khấn và nghi thức lạy sám hối tại nhà đơn giản

Phép sám hối đơn giản của Đại Bi Thần Chú mà chúng tôi phương tiện soạn ra giúp mọi người dễ nhớ, dễ thực tập. Pháp sám hối quan trọng là chỗ thành tâm, ăn năn sửa đổi lỗi lầm. Nguyện cầu cho tất cả ai đọc được bài này sẽ được nhiều lợi ích và một thời đồng trọn thành Phật Đạo!

1. Công dụng của sám hối

Bất cứ ai có bệnh tật, có thói xấu, có hậu quả xấu do ác Nghiệp gây nên (trong đời này hay đời trước) như đau ốm bác sĩ bó tay, thuốc thang không thể chữa trị, bệnh uống rượu, nghiện ngập, bệnh cờ bạc tán gia bại sản, bệnh tham dục, ngoại tình; bệnh nóng giận, bệnh ác khẩu, ưa gây gổ, mạ lỵ, chửi mắng nặng lời người; bệnh gian dối lừa gạt… đều có thể thực tập phép sám hối để từ bỏ và diệt trừ mọi tật xấu tệ, gây đau khổ cho bản thân, gia đình đời này, và đời sau.

2. Nghi thức lạy sám hối

Chọn giờ yên tĩnh trong ngày, tốt nhất là từ 4h - 7h sáng (hoặc tùy thời gian cho phép).

Trước khi thực hiện cần tắm rửa sạch sẽ, thay y phục. Kế đến thắp 3 cây hương, gõ 3 tiếng chuông (nếu có), quỳ gối nói lời phát nguyện:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)

Đọc lời nguyện:

Đệ tử con tên là…..Pháp danh……tuổi…..sinh ngày….. tháng….năm…..Hôm nay đối trước bàn thờ Phật và ông bà tổ tiên, con xin thành tâm cử hành phép Sám Hối, cầu nguyện các nghiệp xấu của con đã tạo từ nhiều kiếp trước tới nay được tiêu trừ, tâm lành mỗi ngày thêm rộng lớn, mọi chuyện tốt đẹp, gia đình hạnh phúc…. Cúi xin mười phương Chư Phật, Chư Bồ Tát từ bi gia hộ.

(Nguyện xong cắm hương và bắt đầu lạy).

Pháp sám hối quan trọng là chỗ thành tâm, ăn năn sửa đổi lỗi lầm.

Pháp sám hối quan trọng là chỗ thành tâm, ăn năn sửa đổi lỗi lầm.

Đệ tử con tên là….Pháp danh….Từ trước đến nay vì do ba nghiệp tham sân si từ thân miệng ý phát sinh ra, hôm nay đệ tử chí thành xin sám hối. (Phải đọc câu này trước khi xướng lên từng danh hiệu Phật dưới đây):

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật. (10 lạy)

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Viên Mãn Báo Thân Tỳ Lô Giá Na Phật. (10 lạy)

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Thiên Bách Ức Hóa Thân Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (10 lạy)

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. (10 lạy)

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật. (10 lạy)

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lạc Tôn Phật. (10 lạy)

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát.(10 lạy)

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát.(10 lạy)

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.(10 lạy)

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát.(10 lạy)

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đạo Tràng Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát. (8 lạy)

Pháp Sám Hối quan trọng là chỗ thành Tâm, ăn năn sửa đổi lỗi lầm.

Pháp Sám Hối quan trọng là chỗ thành Tâm, ăn năn sửa đổi lỗi lầm.

Lạy đủ 108 lạy, quỳ xuống đọc lời hồi hướng và phát nguyện:

Sám hối pháp thâm diệu

Tạo công đức vô biên

Đệ tử xin hồi hướng

Cho chúng sinh mọi miền

Pháp môn xin nguyện học

Ân nghĩa xin nguyện đền

Phiền não xin nguyện đoạn

Quả Phật xin chứng nên.

Hồi hướng:

Nguyện đem công đức này

Tiêu trừ nghiệp xưa nay

Tăng trưởng các phước huệ

Viên thành căn thánh thiện

Bao nhiêu nghiệp tham dục

Bao nhiêu nghiệp sân si

Bao nhiêu nghiệp thân khẩu ý

Đều diệt sạch không còn

Quyến thuộc đồng an lạc

Oan gia về niết bàn

Cùng pháp giới chúng sanh

Đồng trọn thành phật đạo.

Những điều cần nhớ khi thực hiện nghi thức sám hối

Mỗi ngày Sám Hối một lần, trong vòng 3 tháng bệnh tật sẽ thuyên giảm, hoặc cầu điều gì cũng sẽ được như ý nguyện (trừ tà nguyện).

Nếu sức khỏe yếu kém, hoặc không đủ thì giờ để lễ lạy đủ 108 lạy một lần, thì một ngày có thể thực tập hai lần, mỗi lần có thể lạy 54 lạy thay vì 108 lạy. Nghĩa là mỗi khi niệm một danh hiệu Phật hay Bồ Tát ta có thể lạy 5 lạy thay vì là 10 lạy.

Nếu tuổi lớn, thân thể kiệt sức không thể lạy được, có thể ngồi trên ghế chấp tay và thành tâm mà đọc lời Sám Hối cũng có tác dụng.

Pháp Sám Hối quan trọng là chỗ thành Tâm, ăn năn sửa đổi lỗi lầm.

Nguyện cầu cho tất cả ai đọc được bài này sẽ được nhiều lợi ích và một thời đồng trọn thành Phật Đạo!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm