Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 04/11/2019, 11:29 AM

Nghĩ về hành động cha đẩy con vào lề đường để nhường sự sống cho con sau va chạm với xe container

Chúng ta hiểu rằng tình cảm của cha mẹ dành cho con cái là vô bờ, luôn yêu thương, che chở bất kể trong hoàn cảnh như thế nào. Điều này được minh chứng qua câu chuyện cảm động mới xảy ra tối qua: "Người cha đẩy con vào lề đường để nhường sự sống cho con sau va chạm với xe container".

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy 

Câu chuyện cảm động

Bài liên quan

Được biết, người cha chở con gái nhỏ trên xe máy biển số 68C1 - 430.75 chạy đường Mỹ Phước – Tân Vạn (phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) thì va chạm với xe container đang rẽ trái. Lúc va chạm, người cha cố gắng dùng sức của mình đẩy con gái vào lề đường. Nhờ cú đẩy của cha mà bé gái may mắn thoát nạn, chỉ bị thương. Riêng người cha đã không qua khỏi dưới bánh xe container. Người cha trong câu chuyện này là anh Danh Trường (45 tuổi, quê Kiên Giang).

Theo thông tin trên báo chí, các nhân chứng tại hiện trường cho biết, thời điểm va chạm với xe container, anh Trường đã cố gắng dùng sức đẩy con gái vào lề đường cho an toàn, còn anh không kịp thoát nên đã bị bánh xe cán trúng. Được biết, khu vực xảy ra tai nạn là điểm đen về tai nạn giao thông ở Bình Dương, tại đây đã xảy ra nhiều vụ xe ô tô cán chết người.

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: VNN

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: VNN

Lời Phật dạy về tình nghĩa cha mẹ dành cho con

Bài liên quan

Câu chuyện về người cha - anh Danh Trường đã hy sinh bản thân để cứu con gái của mình đã khiến cộng đồng xúc động và cũng nhắc chúng ta nhớ về những lời Phật dạy về tình nghĩa cha mẹ dành cho con cái.

Xưa nay, có rất nhiều câu ca dao và thơ văn ca ngợi về ân đức của hai đấng song thân. Những câu ca dao như “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…” hay “Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng…” đã ăn sâu vào tâm thức của những người con Việt. Thật sự may mắn cho những người con có được hai đấng sanh thành có nhiều tình thương yêu đối với con cái.

Công ơn cha mẹ thật sự là bao la vô bờ bến. Khi thai đã đậu, người mẹ phải mang chín hay mười tháng, rồi sinh đẻ với sự lo âu đối với bào thai ấy. Sau khi đã sinh, người mẹ nuôi con với sữa của mình.6 Trong kinh Tăng nhất A-hàm, Đức Phật dạy: “Cha mẹ ân nặng, bồng bế, nuôi dưỡng, làm cho người con khôn lớn nên người…”. Kinh Báo đáp công ơn cha mẹ giải thích chi tiết hơn bao gồm mang thai chín tháng, sinh sản đau đớn, nuôi con khổ nhọc, cho con ăn thức ăn dễ tiêu, nhịn đói dành thức ăn cho con, chịu thiệt thòi vì con, giữ cho con sạch sẽ, lo lắng khi con đi vắng và vì con chịu tội. 

“Công cha như núi Thái Sơn…” là một câu trong bài ca dao nổi tiếng được truyền từ đời này qua đời khác mà mỗi đứa trẻ Việt Nam luôn được người lớn dạy bảo ngay từ tấm bé. Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật sâu sắc, nói lên công lao to lớn của người cha trong việc sinh thành và nuôi dưỡng con cái.

“Công cha như núi Thái Sơn…” là một câu trong bài ca dao nổi tiếng được truyền từ đời này qua đời khác mà mỗi đứa trẻ Việt Nam luôn được người lớn dạy bảo ngay từ tấm bé. Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật sâu sắc, nói lên công lao to lớn của người cha trong việc sinh thành và nuôi dưỡng con cái.

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là rất thiêng liêng. Đức Phật thấy rõ công ơn cha mẹ đối với con cái nên đã dạy các người con các phương pháp báo hiếu để trở thành người con có hiếu, nền tảng đi đến bậc Thánh. Đối với bậc cha mẹ, Đức Phật cũng dạy trách nhiệm đối với con cái. Do đó, để mối quan hệ trở nên tốt đẹp thì cha mẹ và con cái nhớ thực hành các bổn phận như Phật đã dạy. Năm trách nhiệm của cha mẹ và năm bổn phận của người con rất thiết thực và rất cần được thực hành trong xã hội loài người để cuộc sống gia đình trở nên hạnh phúc, xã hội bình yên.

“Thế Tôn lại bảo A Nan

Ơn cha nghĩa mẹ mười phần phải tin

Điều thứ nhất giữ gìn thai giáo

Mười tháng trường chu đáo mọi bề

Thứ hai sanh đẻ gớm ghê

Chịu đau chịu khổ mỏi mê trăm phần

Điều thứ ba thâm ân nuôi dưỡng

Cực đến đâu, bền vững chẳng lay

Thứ tư ăn đắng uống cay

Để dành bùi ngọt đủ đầy cho con

Điều thứ năm lại còn khi ngủ

Ướt mẹ nằm khô ráo phần con

Thứ sáu sú nước nhai cơm

Miễn con no ấm chẳng nhờm chẳng ghê

Điều thứ bảy không chê ô uế

Giặt đồ dơ của trẻ không phiền

Thứ tám chẳng nở chia riêng

Nếu con đi vắng cha phiền mẹ lo

Điều thứ chín miễn con sung sướng

Dầu phải mang nghiệp chướng cũng cam

Tính sao có lợi thì làm

Chẳng màng tội lỗi bị giam bị cầm

Điều thứ mười chẳng ham trao chuốt

Dành cho con các cuộc thanh nhàn

Thương con như ngọc như vàng

Ơn cha nghĩa mẹ sánh bằng Thái sơn”.

(Kinh Báo Ân)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chúng sanh và lục thông

Góc nhìn Phật tử 12:20 18/04/2024

Lục thông là sáu thần thông ưu việt hơn những năng lực bình thường của đa số chúng sanh nhân giới. Sáu thần thông bao gồm: 

Nếu không có sự cảm thông và thấu hiểu thì đừng thị phi thêm dầu vào lửa

Góc nhìn Phật tử 11:45 18/04/2024

Mỗi người có quyền riêng tư và sự riêng tư này phải được tôn trọng. Khi ta không biết rõ về người đó và cuộc sống của họ, ta không nên kể những câu chuyện của họ cho người khác.

Chết có đáng sợ hay không?

Góc nhìn Phật tử 07:33 18/04/2024

Chúng sanh ai cũng sợ chết nhưng mong muốn khỏi già, khỏi chết là những sự kiện không thể có được như Đức Phật đã dạy:

Linh bất linh tại ngã

Góc nhìn Phật tử 16:51 17/04/2024

Trong một lần học đạo với thầy (cố HT.Thích Thái Không), tôi hỏi: Thầy có tin chuyện linh ứng, mầu nhiệm không? Thầy cười khà khà nói, có câu “Linh bất linh tại ngã”, rồi giảng rằng: Linh ứng hay không là do ở bản thân mình.

Xem thêm