Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 08/06/2017, 09:15 AM

Ngôi danh lam cổ tự Visunnarat ở Luang Prabang, Lào

Ngôi danh lam cổ tự Visunnarat được kiến tạo vào thế kỷ 16 (1513), thời đức vua Visunarat (*) trị vì. Đây là một ngôi tự viện Phật giáo cổ nhất ở Luang Prabang và có tên trong danh sách Di sản Văn hóa Thế giới.


Bước đầu xây dựng bằng gỗ, nhưng đến cuối thế kỷ 19, Luang Prabang biến thành tro bụi trong cuộc xâm lược đẫm máu của Quân Cờ Đen từ Trung Quốc sang cướp phá, ngôi cổ tự Visunnarat cũng chung số phận bị hỏa hoạn vào năm 1887, sau đó được trùng tu vào năm 1898. Những ô cửa sổ chấn song con tiện của chùa vẫn là “nguyên bản”.
 
 
Bảo tháp (That Pathum hoặc Lotus Stupa) được tái thiết bằng gạch cao 35 mét. Đây là ngôi Tháp kiểu này duy nhất ở Vương quốc Phật giáo Lào. 

Ngôi Bảo tháp này được xây dựng từ năm 1503 theo lệnh của vợ vua Wisunarat và được hoàn thành trong 19 tháng. Tha Pathum từng bị hư hỏng và được khôi phục vào các năm 1895 và 1932.
 

Ngôi danh lam cổ tự Visunnarat có một khuôn viên rộng lớn, xanh cỏ, hai mặt giáp phố chính và nằm hơi cao hơn so với mặt đường. Chính điện chính được xây bằng gạch và những ô cửa sổ bằng gỗ gần như giữ được những nét kiến trúc nguyên bản.

Kiến trúc ngôi chùa đơn giản và không quá cầu kỳ, ngoại trừ mái luôn có nhiều chi tiết trang trí, tạo cho cổ tự Visunnarat một vẻ đẹp giản dị và bình thản. Hình ảnh của ngôi cổ tự Wat Wisunalat là bức tượng Phật lớn nhất ở Luang Prabang. Sau trở thành Bảo tàng viện nghệ thuật tôn giáo (Museum of Religious Arts), nay là bảo tàng Phật giáo và hoàng gia.  

Vân Tuyền

Đức vua Visunarat (*) (trị vì 1500-1520), vị vua thứ 16 của Vương quốc Phật giáo Lan Xang (萬象-Vạn Tượng), thủ phủ là Mueang Sua (Xieng Thong), ngày nay Luang Prabang ở bắc Lào. 
Trong suốt triều đại của ông phát triển về văn học nghệ thuật mạnh mẽ và Phật giáo Nguyên thủy lên tới đỉnh điểm, với sự kiến tạo cơ sở tự viện Phật giáo, cung thỉnh Chư tôn đức tăng già và triệu tập cư sĩ dịch thuật tam tạng giáo điển Phật giáo từ tiếng Pali sang tiếng Lào.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Xem thêm