Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 14/07/2020, 08:35 AM

'Tịnh hóa công dân mạng' - Sứ mạng Hoằng pháp trong thời đại mới

“Tịnh hóa cộng đồng mạng” là nhu cầu cấp thiết hiện nay, các Giảng sư và Hoằng pháp viên ngoài việc có kiến thức uyên thâm về Phật pháp, cần phải có sự tư duy trải nghiệm và chứng nghiệm về các phương pháp ứng dụng giáo lý Phật đà một cách thực tiễn và hữu hiệu trên mọi lĩnh vực đời sống.

>>Góc nhìn Phật tử

Ý thức cá nhân – nhân tố quyết định

Bài liên quan

Hiện nay, giới trẻ sử dụng mạng internet chiếm một bộ phận lớn dân cư, đối tượng này thông thạo về công nghệ thông tin, có điều kiện tiếp cận với những tiến bộ khoa học cũng như những trào lưu mới trên thế giới.Theo kết quả thống kê từ một nghiên cứu của Trường đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, hơn 93% trẻ từ 15-19 tuổi ở TP.Hồ Chí Minh hiện có xu hướng sử dụng hoặc nghiện sử dụng Facebook. Đây là con số đáng báo động nhưng nếu gia đình, nhà trường có nhiều kinh nghiệm để tự tin hướng dẫn người trẻ trong đời thực thì là một điều may mắn. Tuy nhiên, trong thực tế, đa phần người lớn lại kém công nghệ thông tin hơn người trẻ nên con trẻ hoàn toàn cô đơn trong việc tìm chỗ đứng trên mạng.

Hoằng pháp không chỉ là người xuất gia mà Phật tử tại gia chính là Hoằng pháp viên thiết thực, chuyển tải thông điệp Hoằng pháp qua nếp sống, nếp nghĩ trong thường nhật.

Hoằng pháp không chỉ là người xuất gia mà Phật tử tại gia chính là Hoằng pháp viên thiết thực, chuyển tải thông điệp Hoằng pháp qua nếp sống, nếp nghĩ trong thường nhật.

Người dùng internet, mạng xã hội với nhiều nhu cầu, mục đích đa dạng khác nhau với lượng người tham gia ngày càng tăng nhanh. Trên mặt bằng của thế giới phẳng, mang lại nhiều lợi ích cho con người bên cạnh đó cũng phải chịu nhiều rủi ro và nguy cơ bị xâm hại nhiều hơn từ môi trường mạng: Bí mật đời tư, thông tin cá nhân bị những kẻ xấu cố ý lạm dụng nhằm khai thác mặt trái của các thông tin để câu view, câu like với ý đồ cá nhân, đây được xem là vấn đề nan giải hiện nay. Vì rằng: “Truyền thông báo mạng hiện nay, do tự phát, thiếu nhận thức khách quan và không bị chế tài bởi hiến định nên tung tin vung vít không cần biết đúng sai, không cần biết hậu quả đến đâu, làm tan nhà nát cửa, không ít gia đình ly tán vì những thông tin thiếu chính xác, chưa kiểm chứng”.

Bài liên quan

Muốn tịnh hóa công dân mạng theo hướng tích cực, chúng ta cần phải “nâng cao ý thức, giúp người tiếp cận thay đổi lối tư duy chân chính” khi tham gia mạng xã hội, đây là nhân tố quyết định hướng đi tích cực hay ngược lại trong vấn đề tận dụng mạng xã hội.

Hiện nay, mỗi người đều sử hữu chiếc điện thoại thông minh, việc sử dụng như thế nào là tùy thuộc vào “ý thức cá nhân”. Vì thế, việc thực hiện sứ mệnh Hoằng pháp thông qua việc chụp ảnh, quay video, đăng tin, chia sẻ, bình luận trên các mạng xã hội để truyền bá lời Phật dạy là điều trong tầm tay: “Trong thời đại mà truyền thông chiếm ngự hết mọi sinh hoạt của từng cá nhân con người, Tăng, Ni và Phật tử chúng ta cần ý thức rõ và sử dụng các phương tiện truyền thông để hỗ trợ cho công cuộc Hoằng pháp và góp phần xây dựng và phát triển con người và xã hội để tất cả cùng sống tốt, sống thiện”.

Khi tương tác, các nhóm sẽ hiểu nhau hơn, chia sẻ những thành tựu, khó khăn từng công việc, từng khu vực đồng thời chung tay giải quyết những khủng hoảng thông tin, nắm bắt kịp thời, lan tỏa nhanh chóng hiệu quả.

Khi tương tác, các nhóm sẽ hiểu nhau hơn, chia sẻ những thành tựu, khó khăn từng công việc, từng khu vực đồng thời chung tay giải quyết những khủng hoảng thông tin, nắm bắt kịp thời, lan tỏa nhanh chóng hiệu quả.

Hoằng pháp không chỉ là người xuất gia mà Phật tử tại gia chính là Hoằng pháp viên thiết thực, chuyển tải thông điệp Hoằng pháp qua nếp sống, nếp nghĩ trong thường nhật.

Bài liên quan

Như vậy, chuyển hóa tư duy của con người có cái nhìn đúng đắn là phương pháp tịnh hóa hữu hiệu nhất, giúp cho con người khai phá khả năng làm chủ mọi sự tác động từ mạng xã hội, không dua theo trào lưu, không lung lòng với số đông, mà cần phải định tâm, sáng suốt có cái nhìn đúng đắn, khách quan.

Chúng ta không chỉ đánh giá hiện tượng, sự việc thông qua những hình ảnh, ngôn từ các nguồn “trôi nổi” trên mạng xã hội mà cần phải truy xét tận tường cốt lõi của sự việc qua các website chính thống của Phật giáo: Báo chí chính thống, website Phật giáo và mạng xã hội.

Thật sự thành tựu của thời đại 4.0 mang tính chất trung tính, cách vận dụng của con người sẽ quyết định đúng sai. Cách sử dụng tích cực hay tiêu cực lại phụ thuộc vào ý thức của từng người. Mỗi một tín đồ là một thành viên truyền thông của Phật giáo, là cánh tay nối dài cho Ban Hoằng pháp với sứ mệnh quan trọng trong thời đại công nghệ kỹ thuật số.

Sự kết nối nhóm - yếu tố bền vững

Bên cạnh yếu tố cá nhân, chất liệu gắn kết giữa các nhóm tạo thành lực lượng chủ lực trong truyền thông là điều vô cùng quan trọng. Nhằm thực hiện tốt điểm thứ 8 trong 9 mục tiêu về nghị quyết phương hướng hoạt động Phật sự của nhiệm kỳ VIII 2017-2022 được Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc đã thông qua “Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp” cần phải có tầm nhìn chiến lược chuẩn xác, đội ngũ nhân sự hoạt động phải đồng bộ và có tính chuyên môn về công việc, nhất quán về tinh thần để tạo nên sự bền vững.

Người làm công tác Hoằng pháp có cơ hội rất dễ tiếp cận với Phật tử thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

Người làm công tác Hoằng pháp có cơ hội rất dễ tiếp cận với Phật tử thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

Để đạt được mục tiêu chung, yếu tố tương tác giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm rất cần thiết. Khi tương tác, các nhóm sẽ hiểu nhau hơn, chia sẻ những thành tựu, khó khăn từng công việc, từng khu vực đồng thời chung tay giải quyết những khủng hoảng thông tin, nắm bắt kịp thời, lan tỏa nhanh chóng hiệu quả.

Bài liên quan

Từng cá nhân có thể Hoằng pháp tốt, nhưng để thực hiện có hiệu quả trên phương diện rộng cần phải có sự nối kết nhóm, phân loại càng nhiều nhóm thì nhiều vấn đề được giải quyết một cách chuyên nghiệp.

Hiện nay, Phân ban Thông tin Truyền thông của Ban Hoằng pháp hình thành một số nhóm cụ thể để chuyên xử lý các công việc chuyên môn, như: Biên tập nội bộ; Cộng tác viên; Truyền thông Phật sự,… Từng nhóm cụ thể biểu hiện được tính chuyên môn, làm việc hiệu quả cao.

Trên thực tế, trong nhóm càng đưa ra những quan điểm khác biệt, khả năng thành công sự việc càng cao hơn. Các thành viên trong các nhóm được xem là những cá nhân đặc biệt với những kinh nghiệm, kiến thức và ý kiến đóng góp khác nhau, sự kết nối các nhóm chính là để tận dụng lợi thế của sự khác biệt nhằm duy trì và phát triển mục đích chung một cách bền vững. 

Chiến lược lan tỏa – thế mạnh của Hoằng pháp trong thời đại mới

Những năm gần đây, hoạt động Hoằng pháp được phong phú và đa dạng là nhờ vào sự phát triển của các phương tiện truyền thông hiện đại, đặc biệt là sự có mặt của internet, các trang mạng xã hội, giúp cho truyền thông Phật giáo phát triển rộng khắp.

Chính sự tiện lợi của các kênh phương tiện hiện đại, các giảng sư có thể chuẩn bị chu đáo cho các bài giảng, ấn phẩm của mình trước khi xuất bản. Có thể lồng ghép, chỉnh sửa những đoạn chưa hoàn chỉnh trở nên sắc nét, sinh động hơn.

Chính sự tiện lợi của các kênh phương tiện hiện đại, các giảng sư có thể chuẩn bị chu đáo cho các bài giảng, ấn phẩm của mình trước khi xuất bản. Có thể lồng ghép, chỉnh sửa những đoạn chưa hoàn chỉnh trở nên sắc nét, sinh động hơn.

Lướt trên các website hiện nay, sẽ thấy có rất nhiều các bài thuyết pháp phong phú, đủ các cấp bậc đáp ứng cho nhu cầu đa dạng của Phật tử. Tiện ích của chiếc điện thoại thông minh qua băng thông 3G, 4G với nhiều ứng dụng thuận tiện trên hai hệ điều hành IOS và Android đã giúp cho những Phật tử ngồi tại nhà nhưng vẫn có thể theo dõi mọi sự kiện Phật sự lớn nhỏ trong và ngoài nước.

Người làm công tác Hoằng pháp có cơ hội rất dễ tiếp cận với Phật tử thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Công tác Hoằng pháp giờ đây không đơn thuần là việc lên pháp tòa thuyết giảng chánh pháp mà còn nhiều phương cách khác nhau qua các trang website, kênh truyền hình online, Youtube hay mạng xã hội facebook, instagram, zalo… đã và đang đem đến thành công trong công tác truyền thông Phật giáo, chuyển tải những hoạt động Phật sự phổ cập rộng rãi đến với quần chúng.

Bài liên quan

Theo hướng phát triển năng động, Phân ban tổ chức tọa đàm hàng tuần về những vấn đề thiết thực trong cuộc sống. Đặc biệt, ngày 08/08/2018 khánh thành phim trường tại chùa Minh Đạo - Văn phòng Phân ban Thông tin truyền thông Ban Hoằng pháp Trung ương tại Tp.Hồ Chí Minh. Khu vực phía Bắc sẽ hình thành một phim trường để đáp ứng nhu cầu Hoằng pháp tương ứng. Điểm vượt trội đúng chuẩn của thời đại là thành viên trong các Phân ban cung cấp mã QR và thẻ từ để xem các thông tin, tài liệu của Ban Hoằng pháp trên máy tính, thiết bị di động tiện ích cho công tác Hoằng pháp. Vừa tiện lợi cho nhân sự, vừa tiến bộ theo phương thức Hoằng pháp trong thời đại mới, chỉ cần nhấn một vài thao tác trên laptop, smart phone, máy tính thông minh, ngay lập tức có thể tiếp cận một cách dễ dàng theo nhu cầu người sử dụng.

Chính sự tiện lợi của các kênh phương tiện hiện đại, các giảng sư có thể chuẩn bị chu đáo cho các bài giảng, ấn phẩm của mình trước khi xuất bản. Có thể lồng ghép, chỉnh sửa những đoạn chưa hoàn chỉnh trở nên sắc nét, sinh động hơn. Các bài giảng, ấn phẩm có thể lan xa, lan rộng đến cộng đồng kiều bào Phật tử xa quê hương, hướng dẫn tu tập và xây dựng nếp sống tâm linh cho cộng động người Việt, gắn kết sinh hoạt giữa Phật tử trong và ngoài nước, hiểu rõ sinh hoạt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 

“Tịnh hóa cộng đồng mạng” bằng cách tự mình thay đổi hướng tư duy tích cực - tịnh hóa thân tâm và sẵn sàng trợ giúp người khác thay đổi hướng tư duy tích cực - đây là phương pháp hữu hiệu và thiết thực nhất.

“Tịnh hóa cộng đồng mạng” bằng cách tự mình thay đổi hướng tư duy tích cực - tịnh hóa thân tâm và sẵn sàng trợ giúp người khác thay đổi hướng tư duy tích cực - đây là phương pháp hữu hiệu và thiết thực nhất.

Mỗi thành viên là một kênh Hoằng pháp trong thời đại mới, ngoài tài năng và đức hạnh cần phải có tâm huyết phụng sự mới đủ tầm hoàn thành nhiệm vụ và tạo hiệu ứng lan tỏa rộng lớn trong lòng Phật tử và quần chúng. Như vậy, việc Hoằng pháp không chỉ dùng ngôn ngữ trên pháp tòa, mà đặc biệt quan tâm đến việc cập nhật theo sự chuyển biến của thời đại để tìm ra phương cách Hoằng pháp cho phù hợp.

Bài liên quan

Thể hiện bước chuyển của Ban Hoằng pháp Trung ương trong thời đại mới, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Hoằng pháp T.Ư GHPGVN đã đúc kết, từ “Trí tuệ - Kỷ cương - Hội nhập - Phát triển” đến “Trưởng dưỡng đạo tâm - Trang nghiêm giáo hội”, không chỉ là những khẩu hiệu biểu dương tinh thần nhập thế tích cực của Phật giáo, mà còn sống động thể hiện qua chiến lược thực tiễn của từng Phân ban, đồng thời các thành viên luôn trong tâm thế sẵn sàng Hoằng pháp năng động trên khắp nẻo đường “nơi nào cần chúng ta đến, nơi nào thỉnh chúng ta đi, không ngại gian lao, không từ khó nhọc” để đem ánh sáng chánh pháp lan tỏa khắp mọi nơi, đóng góp tích cực vào việc “tịnh hóa công dân mạng” sự nghiệp Hoằng dương chánh pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời đại mới.

Thiết nghĩ, “Tịnh hóa cộng đồng mạng” là nhu cầu cấp thiết hiện nay, giúp cho các thế hệ sử dụng công nghệ hiện đại có định hướng đời mình theo chiều hướng chân - thiện - mỹ. Muốn đạt được điều đó, các Giảng sư và Hoằng pháp viên ngoài việc có kiến thức uyên thâm về Phật pháp, cần phải có sự tư duy trải nghiệm và chứng nghiệm về các phương pháp ứng dụng giáo lý Phật đà một cách thực tiễn và hữu hiệu trên mọi lĩnh vực đời sống. Cần phải phát huy tinh thần nếp sống tỉnh thức, chân thật, yêu thương hòa hợp trong từng ý nghĩ, lời nói và hành động. Tự mình thực tập, bảo người thực tập, thấy người thực tập sanh tâm hoan hỷ, động viên, tán thán; một người làm được như thế lan tỏa đến một nhóm người, nhiều nhóm người… chắc chắn xã hội (cộng đồng mạng) sẽ được “tịnh hóa” một cách thanh bình, như lời Phật dạy:

“Ý dẫn đầu các pháp,

Ý làm chủ, ý tạo,

Nếu với ý thanh tịnh,

Nói lên hay hành động,

An lạc bước theo sau,

Như bóng, không rời hình”.

“Tịnh hóa cộng đồng mạng” bằng cách tự mình thay đổi hướng tư duy tích cực - tịnh hóa thân tâm và sẵn sàng trợ giúp người khác thay đổi hướng tư duy tích cực - đây là phương pháp hữu hiệu và thiết thực nhất.

Đại đức, Ths.Thích An Nhiên

Phó Phân ban kiêm Chánh thư ký TTTT BHP T.Ư GHPGVN

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm