Người có Chí là người không sát sinh, không sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã
Thời đức Phật còn tại thế, các tỳ kheo khi đi khất thực được ai cúng dàng thức ăn gì thì sử dụng thực phẩm đó mà không quá cầu kỳ đó là ăn chay hay ăn mặn.
Đó là việc không câu nệ trong việc ăn uống, nhưng tư tưởng chủ đạo của đức Phật là tránh việc sát sinh, vì nếu như chúng ta sát hại con vật để phục vụ cho việc ăn uống thì đó là một việc làm ác và sẽ chịu những quả báo xấu của việc sát sinh.
Trong đó, đặc biệt, có 10 loại động vật mà đức Phật hoàn toàn cấm các tỳ kheo ăn; đó là thịt người, voi, ngựa, chó, rắn, sư tử, cọp, báo, gấu và linh cẩu. Đó là các loại thịt của các loài có giác linh rất cao.
Chúng ta ai cũng biết, loài vật nào cũng ham sống sợ chết, biết chỗ nguy hiểm thì tránh né hay trốn chạy để bảo tồn sự sống. Khi sắp bị giết chết, chúng biết sợ sệt và rên la đau đớn, đặc biệt là các loại động vật hoang dã có sự phát triển sức mạnh cơ bắp và giác linh khá cao.
Hình ảnh về chiến dịch CHÍ tuyên truyền về việc không sử dụng sừng tê giác tại Việt Nam |
Động, thực vật hoang dã thường được vận chuyển trong những điều kiện hết sức khốc liệt, việc buôn lậu chúng đã gây ra những tổn hại nặng nề đến con người và môi trường. Nếu việc làm này kéo dài mà không kiểm soát được, thì trong một tương lai không xa những thế hệ kế tiếp sẽ chỉ được tìm hiểu về loài động vật hoang dã qua sách báo và tranh ảnh.
Theo như số liệu thu thập được năm 2014, hơn 1000 con tê giác đã bị giết hại tại Nam Phi, tương đương với trung bình khoảng 3 con bị giết mỗi ngày. Thật là một con số khiến ta phải xót xa!
Đáng buồn hơn cả, khi Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng lại là một trong những thị trường tiêu thụ chính và là nơi có nhu cầu sử dụng sừng tê giác, và cao hổ cao nhất trên thế giới. Hầu hết, chúng được mua và sử dụng tại Việt Nam với rất nhiều mục đích khác nhau.
Có nhiều người coi sừng tê giác như biểu tượng của quyền lực và địa vị xã hội, là thứ đáng tự hào để khoe với bạn bè. Nhưng hầu hết, sừng tê giác được mua khởi nguồn từ chính suy nghĩ thiếu hiểu biết rằng chúng là một bài thuốc hiếm, có thể chữa trị các bệnh khác nhau, kể cả bệnh ung thư.
Sừng tê giác dường như là loại “tiên dược” với rất nhiều người và được bán với giá cao ngất ngưởng, lên tới 60.000 $/kg, đắt hơn cả vàng ở Việt Nam và Trung Quốc.
Đứng trước việc loài thú này bị săn bắn bừa bãi để phục vụ cho nhu cầu ngày càng gia tăng, đã có những việc làm “khó tin” được đặt ra. Ở Nam Phi, quốc gia tập trung số cá thể tê giác hàng đầu trên thế giới, người cắt sừng tê giác lại chính là những nhà hoạt động bảo vệ động vật. Nhưng họ không cắt để bán mà làm như vậy là để bảo vệ chính những con vật to lớn này trước vấn nạn săn bắn, bắt trộm.
Gây mê và cắt sừng tê giác, sau 15 phút, con vật sẽ tỉnh táo như bình thường. Giờ đây chúng sẽ không nằm trong tầm ngắm của những băng nhóm săn bắt động vật hoang dã nữa.
Với biện pháp “khó tin” này, các nhà bảo vệ động vật hoang dã ở Nam Phi hy vọng họ sẽ bảo vệ được loài tê giác an toàn trước lòng tham của những tên săn trộm.
Thời đại ngày nay, con người mắc phải quá nhiều căn bệnh quái ác, phổ biến nhất là bệnh ung thư. Nào có đợi già mới chết, chỉ cần phát bệnh thì trong một tháng và nhanh nhất là một tuần, dù bạn có trẻ khỏe đến mấy cũng dễ dàng ngã gục trước căn bệnh này.
Nếu nhìn dưới góc độ Phật pháp thì bệnh nặng là do nghiệp ta quá nặng. Nghiệp do sát sinh, nghiệp từ vô thủy kiếp mà ta đã gieo tạo. Muốn nhẹ nghiệp thì ta phải tích phước, tạo nhân thiện, tập ăn chay, mà chưa ăn chay được chúng ta cũng cương quyết không bao giờ ăn hoặc sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã như mật gấu, cao hổ, sừng tê giác...
“Đức năng thắng số”, dù nếu đã mắc phải thì từ nay, chúng ta ngày ngày tu phước thiện, làm việc lành thì ác nghiệp sẽ giảm từng chút, từng chút một. Đến một ngưỡng nhất định thì nghiệp sẽ mất. Nhưng điều cốt lõi là chúng ta không được tạo nhân ác và phải kiên trì, nhẫn nại. Có như vậy thì quả mới tốt và “chắc”.
Nếu nhìn dưới góc độ khoa học thì bệnh nặng là do chúng ta ăn phải những chất độc hãi. Có đến 70% bệnh truyền nhiễm từ động vật lây sang con người hiện nay đều có nguồn gốc từ động vật hoang dã. (1)
Việc săn bắt và buôn bán động vật hoang dã trái phép là nguyên nhân lây lan các dịch bệnh nguy hiểm từ động vật sang con người một cách nhanh chóng. Các loại bệnh này không chỉ lây truyền trong quá trình tiếp xúc trực tiếp khi săn bắt, vận chuyển và buôn bán, mà còn gây bệnh với những người tiêu dùng, sử dụng các sản phẩm từ động vật bị nhiễm bệnh.
Bên cạnh đó, việc sử dụng tùy tiện, không theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ đối với mật gấu, sừng tê giác, cao hổ… đều có nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người.
Có một câu châm ngôn rất hay: “Chúng ta là những gì chúng ta ăn”. Hàm ý rằng thân thể bao gồm những thành phần phát xuất từ thực phẩm. Chắc chắn chúng ta, ai cũng muốn được nhìn nhận là một người có đức hạnh, lời nói có ảnh hưởng tới người khác. Muốn như vậy, thì chúng ta phải nuôi dưỡng trong mình bi, trí, dũng. Còn nếu muốn có được sự tôn trọng từ mọi người nhưng hành động thì ngược lại. Là người hung ác, thích sát sanh hại vật, ưa sơn hào hải vị, của ngon vật lạ thì dù có nỗ lực đến mấy cũng luống công vô ích.
Đức Phật đã dạy: “Ăn chay là cốt yếu để nuôi dưỡng lòng từ bi và tinh thần bình đẳng. Phật tử không lý nào lại không thực hành đức từ bi trong đời sống của mình từ ý nghĩ, lời nói, cho đến cách ăn uống”.
Chúng ta hãy cùng nhau chung tay xây dựng một cuộc sống hòa bình và an lạc. Hòa bình khi các loài vật cùng chung sống với nhau, không còn những tiếng kêu la gào thét từ những lò mổ, hoang tiếng kêu thét của con vật trong rừng khi bị săn bắn, bắt.
Hòa bình và an lạc chỉ có khi chúng ta tôn trọng sự sống của muôn loài. Hòa bình khi mỗi người nuôi dưỡng trong mình hạt giống từ bi và loại trừ tâm sát. Sức mạnh của con người là phải có ý chí dũng mạnh của lòng từ bi, sức mạnh không đến từ việc sử dụng cao hổ hay sừng tê giác. 100% là như vậy từ cả ý nghĩa tâm linh và ý nghĩa khoa học và thực tế, vì các sản phẩm đó không có các chất bổ dưỡng như chúng ta đã từng tin tưởng một cách sai lầm.
Xin trích câu nói của Đức Đạt Lai Lạt Ma để khép lại bài viết: “Hạnh phúc đích thực có được từ sự biết hài lòng và hòa bình nội tại. Sự hài lòng và hòa bình nội tại chỉ có thể đạt được thông qua sự phát triển tinh thần vị tha về tình thương, từ bi và sự diệt trừ vô minh, ích kỷ và tham lam".
Nguyễn Linh Chi
(1) Số liệu thống kê của Cục quản lý Y Dược cổ truyền (QLYDCT) - Bộ Y tế đã phối hợp với Cục Bảo tồn đa dạng sinh học (CBTĐDSH) - Tổng cục Môi trường tổ chức Hội thảo Y học cổ truyền bảo vệ động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm vì mục đích bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam – tháng 5/2014.
TIN, BÀI LIÊN QUAN:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn
Ứng dụng 17:20 11/11/2018
Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.
Sử dụng của cải một cách hợp lý
Ứng dụng 16:49 11/11/2018
Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.
Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...
Ứng dụng 15:55 30/10/2018
Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?
Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ
Ứng dụng 21:53 26/10/2018
Xem thêm