Người còn sống ăn thịt và uống rượu đến khi chết có phải cúng rượu thịt không?
Hỏi: “Kính thưa Thầy, người còn sống ăn thịt và uống rượu, khi chết rồi có phải cúng thịt và rượu không?”
Đáp: Việt Nam mình có những câu nói rất hay thưa quý vị: “Thương nhau mà lại bằng mười phụ nhau”. Thương lắm chứ không phải không thương đâu… thương mà phụ nhau luôn thì gọi là “Thương hại”. Quý vị thấy ngôn ngữ Việt Nam hay không?
“Thương hại”: Tức là thương mà hại, còn “Thương nhau mà lại bằng mười phụ nhau”: Tức là thương cha, thương mẹ đó, thương ông, thương bà mình đã mất rồi mà mình thương quá, cho nên ông sống ông thích ăn gà, giờ đến ngày giỗ giết con gà cúng, thương đó là thương hại...
Một người sau khi mất rồi, nếu mình cúng hồi hướng thức ăn cho người đó, chỉ có một trường hợp người đó nhận được thôi. Nếu người đó tái sanh về cõi trời… nhận không được, nếu người đó tái sanh quay lại làm người thì nhận không được, người đó rớt xuống địa ngục thì nhận không được, người đó quay lại làm súc sanh, nhận không được. Nhưng nếu người thân của mình mất rồi mà người đó đang ở trong cảnh giới Ngạ quỷ thì cái thức ăn mình cúng cho người đó, người đó nhận được. Chỉ ở cảnh giới ngạ quỷ thì mình hồi hướng thức ăn người đó nhận được. Nhưng xin thưa quý vị, có nhiều cách đề chúng ta hồi hướng lắm (ngoài cái chuyện thức ăn).
Hôm nay quý vị nghe pháp, lát nữa kết thúc bài pháp thoại, chúng ta cũng có phần hồi hướng, kết thúc phần tụng kinh cũng có phần hồi hướng, kết thúc phần ngồi thiền cũng có phần hồi hướng. Tức là những công đức chúng ta ngồi thiền, chúng ta tụng kinh, chúng ta nghe pháp, chúng ta đi thiền hành, chúng ta bố thí, chúng ta cúng dường đều là công đức hết. Thì những công đức đó chúng ta có thể hồi hướng cho người thân của mình. Hiễn nhiên là người thân của mình nếu mà ở cảnh giới ngạ quỷ ta cúng thức ăn thì vẫn nhận được với điều kiện là ở cảnh giới ngạ quỷ nha.
Nhưng cái vấn đề ở đây người hỏi là: “Cúng thịt với cúng rượu, tại vì khi người đó sống thích ăn thịt với uống rượu…
Thầy khuyến khích là đừng có nên cúng rượu, đừng có nên cúng thịt… nhiều khi mình thương mà mình không hiểu, tại sao quý Phật tử?
Đức Phật dạy thức ăn mà cúng cho người mất đó: thứ nhất là đừng có làm từ mạng sống của chúng sanh, thứ hai là thức ăn đó đừng xuất phát từ sự đau khổ của chúng sanh. Tốt nhất quý vị cúng chay lạc là tốt nhất, đừng sát sanh, đừng cúng những thức ăn đó từ sự đau khổ của chúng sanh.
Quý vị nghiệm xem nhân quả nó có công bằng không, mình giết một con gì đó, lúc giết nó đâu có vui đâu, mình cắt cổ nó, nó đau khổ để mình vui cái bao tử của mình…Khi mình chưa hiểu Đạo thì mình thấy nó vui đó, nhưng mà khi hiểu Đạo rồi mình thấy sợ lắm. Chưa hiểu Đạo mình bẻ chân, bẻ tay con này con kia bẻ dễ ợt à, chỉ cẩn bẻ cái là xong, đúng không? Rồi quan trọng là qua cái miệng của mình nó ngon… Rồi sau đó còn giữ lại một cục tội… cứ mấy chục năm ta giữ lại bao nhiêu cái tội như vậy…Dù người đó có thích uống rượu, thích ăn thịt hay món gì đi chăng nữa thì thức ăn của mình nên cúng theo lời Phật.
Thứ nhất là: Đừng cúng bằng mạng sống của chúng sanh. Thứ hai là: Thức ăn đó đừng từ sự đau khổ của chúng sanh.
Và ngoài ra chúng ta còn nhiều cách để hồi hướng, chứ không nhất thiết phải cúng rượu thịt, coi chừng quý vị cúng rượu thịt, quý vị lại hại người thân của mình. Quan trọng là làm sao mình làm thật nhiều công đức mình hồi hướng cho người thân của mình. Thứ hai mình sống tốt để cho ông bà hoặc là cha mẹ của mình ra đi yên tâm về mình, mình còn lôi kéo, lưu luyến ông bà của mình. Như vậy, đứng trước di ảnh rồi khóc lóc nè, rồi nói thôi cha ơi, mẹ ơi, ông bà ơi về nhà ở với con… Vô tình mình cản trở, làm cho người mất không yên tâm, cản trở quá trình tái sinh của người đó.
Nên bây giờ mình hiểu Phật Pháp rồi thì gửi vô chùa, xong rồi hồi hướng phước đức và chính bản thân mình sống cho tốt. Đó là cách tốt nhất mà mình giúp cho người thân của mình đã mất và cúng thì cúng chay lạt.
Thầy Thiện Tuệ trả lời vấn đáp Phật Pháp
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Xem thêm