Người tu tại gia cần có đủ đức hạnh
Cư sĩ chúng ta phải biết kiệm đức, tích phúc, đến chùa bằng tâm tu sửa, khiêm cung, hộ Pháp vệ Tăng, chân thành học hỏi giáo lý, làm đúng theo lời Phật dạy để tự lợi, lợi tha viên mãn.
Năm 1993, anh thợ họ Lý đến nhà tôi nghe Sư phụ giảng pháp, phát tâm tin Phật. Nửa tháng sau, anh xin quy y Tam Bảo, còn cầm tờ “chứng nhận quy y” đến khoe với tôi.
Từ đó, mỗi ngày nghỉ phép, Chủ nhật anh đều đến chùa công quả, tình nguyện làm bảo vệ, giữ trật tự cho pháp hội.
Nửa tháng trôi qua, tôi đang cùng các bạn bàn luận Phật pháp tại nhà, thì anh Lý cùng vợ đến thăm. Chào hỏi xong thì họ ngồi một bên nghe chúng tôi nói chuyện.
Đợi chúng tôi đàm đạo xong, vợ anh Lý mới thổ lộ:
- Hôm nay tôi là vốn muốn tìm tôn huynh để nói lý đây. Nhưng vừa rồi nghe những lời tôn huynh nói với mọi người, toàn là dìu dắt, hướng dẫn họ hướng thiện. Tháng trước, khi chồng tôi ghé nhà tôn huynh rồi, về nhà anh ấy bảo là “muốn làm cư sĩ”. Nửa tháng sau, thì anh quy y Phật làm cư sĩ...
Phật dạy về nỗi khổ của tại gia và xuất gia
Chị ngừng một chút rồi nói với vẻ ấm ức:
- Nhưng tôi không hiểu thế nào gọi là “cư sĩ”? Những tưởng ông xã học được vài điều hay hoặc làm nên việc tốt cho đó. Ai dè từ hôm ấy trở đi, cứ mỗi Chủ nhật thì ổng đến chùa, nói là đi công quả, hộ pháp... Tối đến thì đem trái cây, nhang, dầu... về nhà, còn nói là hiện nay người tin theo Phật nhiều lắm, cúng phẩm cũng nhiều vô kể, các thứ, dầu, hương, trái cây, bánh... gì cũng có. Các tu sĩ ăn đâu có hết, nên cư sĩ đến công quả thì phải chia cho. Tôi nghe vậy thấy so với việc ổng đi kiếm tiền thì cũng đâu có khác chi, vậy mà còn khoe đi công quả hộ pháp cho chùa nữa chứ? Tôi thấy làm vậy hình như không hợp lý chút nào? Còn hoang đường hơn nữa là, hằng ngày tan sở về nhà, thì ổng cứ khoanh hai đùi lại, khoe là mình đang ngồi tĩnh tọa... Nhưng cứ một chút là kêu tôi bưng nước, một chút thì kêu cho đồ ăn. Tôi nói “tôi bận nấu cơm, ông hãy tự phục vụ đi”... thì ổng nói mình mắc ngồi, đùi không thể buông ra! Thực tức chết đi, làm “cư sĩ” kiểu như vậy thì chẳng phải là làm... cha người ta sao? Hay ổng đã được tấn phong, trở thành nhân vật cao cấp tầm cỡ nào rồi? Nếu thực vậy thì tôi cũng muốn làm cư sĩ ngồi luyện công đả tọa giống như ổng, để xem ai hầu ai cho biết? Hôm nay tôi ôm một bụng tức anh ách đến để đấu lý cùng tôn huynh đây!
Chị nói một hơi, khiến tôi cực kỳ chấn động. Té ra câu chuyện tôi nghe đồn về “các cư sĩ Phật tử giành nhau phân chia cúng phẩm trong chùa” là sự thật? Hôm nay mới được nghe tận tai, là bằng chứng hiển nhiên thực tế. Thậm chí tôi còn nghe, vì phân chia cúng phẩm không đều mà xảy ra ẩu đả nữa?
Tôi từng xem kinh, thấy ghi thế này: “Một hạt gạo thí chủ nặng như núi Tu-di, ăn mà không tu hành, phải mang lông đội sừng đền trả”.
Thế thì, những sản phẩm đàn việt cúng dường Tam bảo, ủng hộ chư Tăng Ni tu, duy trì Phật pháp trường tồn, vì sao cư sĩ có thể lấy đem về nhà được chứ? Lại còn phát sinh ẩu đả tranh đoạt nữa, đây là việc rất có tội!
Người xuất gia tiếp nhận của mười phương cúng dường, nếu như không tu hành đúng pháp, sẽ phải đọa vào ác đạo, huống chi là hàng cư sĩ tại gia? Tương lai không những đọa địa ngục khó lên, mà các phúc báo đang có hiện đời cũng có thể bị mất sạch! Xin nêu một thí dụ: Nếu Hòa thượng giới hạnh tinh nghiêm, thì phúc của Ngài giống như một vùng đất tốt màu mỡ phì nhiêu. Mười phương thiện chúng đến cúng dường, là gieo hạt phúc trên đất đó. Đất nhất định sẽ hồi báo hậu hĩ cho người siêng năng gieo trồng.
Nếu Hòa thượng giới hạnh không nghiêm, giống như đất xấu cằn khô, vô phương cho người thu hoạch tốt. Ngay cả phần thu hoạch của bản thân cũng bị cỏ hoang lấn chiếm, cuối cùng khó tránh cảnh mất mùa.
Huống nữa chúng ta thân là cư sĩ ( người tu tại gia), phước điền đã không bì kịp hàng tu sĩ, vì sao có thể đem tập khí xấu xa đầy tâm tham, sân, si đến cửa Phật thanh tịnh làm loạn như thế chứ?
Hòa thượng Diệu Pháp từng nói: “Nếu như đàn-việt cúng dường thực phẩm, mà Tăng nhân ăn không hết, chẳng tiện cất chứa, thì có thể phân cho cư sĩ đem về nhà, nhưng phải được Trụ trì đồng ý. Và các cư sĩ khi nhận quà, muốn kiệm phước, thì có thể căn cứ đại khái giá trị món đồ mình cầm đó mà bỏ tiền vào thùng phước sương để tạo thêm công đức. Hoặc người làm công quả cũng có thể cầm ra chợ bán, đem tiền về cho chùa, đây cũng là đúng pháp, là biết tích lũy công đức, biết sợ tổn phước.
Hộ trì chùa vốn là bổn phận của cư sĩ, sao có thể mượn cớ đó, nhân danh này để vơ vét tài vật? Lại còn khởi tâm tham tranh giành ẩu đả nhau? Hành vi mê muội này chỉ càng làm cho Phật giáo bị mang ảnh hưởng cực xấu.
Nhân đây, tôi khẩn thiết xin các bạn đạo cư sĩ, làm việc xong nên dành thời gian tụng Kinh Địa Tạng Bồ-tát Bổn Nguyện, và Kinh Lương Hoàng Sám, chúng ta hãy mang tâm chí thành tha thiết tụng đọc, nhất định sẽ sinh tâm đại tàm quý, tiêu diệt các chướng, thu được phúc vô lượng.
Mục đích chúng ta học Phật là phải thu hoạch trí huệ, bối trần hiệp giác. Gột sạch tam độc tham, sân, si huân nhiễm đã lâu trong đời ngũ trược từ vô thỉ kiếp đến nay. Người có trí một khi vừa nhận ra tật tính, hay tập khí xấu của mình là nguyên nhân khiến mình bị đọa vào ba đường dữ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh), thì sao có thể thấy sai còn phạm tiếp? Tự dìm mình vào vực thẳm, vạn kiếp khó ngoi lên?
Cư sĩ đến chùa thì phải nghiên cứu Phật pháp như thế nào để “thâm nhập kinh tạng, trí huệ như biển”, phải luôn học và hành theo hạnh Phật. Chỉ khi trí huệ chân chánh được khai mở, chúng ta mới biết tin sâu nhân quả báo ứng mà cẩn trọng, mới cảm động vì tấm lòng độ sinh vất vả của chư Phật Bồ-tát, Thánh Hiền Tăng.
Phật không bao giờ vì người có tấm “Phái quy y” mà bao che dung túng, hoặc giáng tội trừng trị cho ai không có “Phái quy y”.
Phật luôn đem bi tâm tha thiết tuyên dương chân lý, hy vọng mọi người có thể từ trong mê, giác tỉnh quay về, lìa khổ được vui.
Nhưng con đường đạo trong kiếp nhân sinh phải do chính chúng ta tự bước đi. Hiểu rõ điều này, cư sĩ chúng ta phải biết kiệm đức, tích phúc, đến chùa bằng tâm tu sửa, khiêm cung, hộ Pháp vệ Tăng, chân thành học hỏi giáo lý, làm đúng theo lời Phật dạy để tự lợi, lợi tha viên mãn.
Trích "Báo ứng hiện đời" - Quả Khanh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Kiến thức 11:20 03/11/2024Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Xem thêm