Thứ tư, 16/11/2022, 09:37 AM

Người tu và chén trà

Vì hiểu được tâm lý chê trà khó uống, chê pháp khó tu nên Phật và chư tổ đã dùng nhiều phương tiện chế tác nhiều pháp môn tu tập như “pha loãng trà” ra, thêm đường bỏ sữa vào cho dễ uống, tạo nên sự yêu thích với trà.

Vào một chiều tháng 7, tôi có dịp ngồi ôn lại chuyện cũ với anh bạn thời còn đi học bên bộ bàn trà. Sau vài câu xã giao anh bạn hỏi tôi:

• Này, ở đây chú cảm thấy cuộc sống người tu thế nào?

• Như chén trà này vậy - Tôi chỉ tay vào chén trà và cười đáp.

• Vậy chú đi tu thấy thế nào? - Anh ta hỏi tiếp

• Như uống trà - hớp ngụm trà tôi đáp

• Thế còn đời sống trong tăng chúng có ổn không ?

• Như bộ bàn trà” - tôi đáp.

Tôi vừa dứt câu nhìn mặt anh bạn đần ra, tôi bật cười giải thích:

Tôi nói “Người tu như chén trà”. Vì sao vậy? Ví như khi anh đi vào một cửa tiệm lớn tràn ngập những món đồ đẹp đẽ, xa hoa anh lướt qua tất cả từng hàng từng hàng một và chỉ dừng lại khi trước mặt anh là một chén trà, không dừng lại vì sự lộng lẫy, cũng chẳng phải do sự mới lạ và độc đáo mà do anh thấy được biểu tượng của “sự tỉnh thức”, đó là chén trà, thứ anh cần tìm. Cũng như thế, dù đứng giữa ngàn người tu sĩ là trung tâm của mọi ánh nhìn, không đơn thuần vì hình tướng bên ngoài mà nhờ oai nghi và phong thái toát lên vẻ thoát tục.

Thanh xuân như một tách trà, biết tu học sớm nghĩa là thanh xuân

1

Nếu xét về cấu tạo của chén trà lại càng giống với người tu sĩ. Muốn từ đất sét và bùn nhão trở thành chén trà thì phải có bàn tay của một người thợ lành nghề nhào nặn, chạm trổ, nung cháy bằng lửa lớn trong nhiều giờ và màu vẽ tô điểm lên vẻ đẹp hoàn mĩ. Người thợ lành nghề để “nắn” ra một tu sĩ là vị thầy đức độ, chỉ cho ta những điều ta chưa đúng và nhìn ra những điều thiếu sót của đệ tử uốn nắn đúng cách. Ngọn lửa của người tu là sự nhẫn nại, tinh tấn thực tập giáo pháp để có được phẩm chất, oai nghi; thời khóa tu học, việc chấp tác thường nhật, thuận hoà trong tăng chính là chiếc khuôn tạo nên chiếc ly. Chạm trổ, màu sơn của chén trà đó là ngôn hành, cử chỉ được thể hiện bằng kinh điển, giới luật. Đầy đủ các yếu tố như trên mới có thể tạo ra một chén trà đẹp, chứa đựng được chất trà ngon. Chất tu tạo nên người tu là thế.

“Uống trà chính là tu”

Thoạt tiên, mọi người sẽ bị hương trà và vẻ thanh tao của chén trà thu hút dùng thử. Có người uống trà cảm nhận đằng sau vị đắng là vị ngọt, thơm của trà. Cũng có những người vừa hớp vào thấy đắng là nhăn nhó chê bai trà đắng, trà dỡ; thậm chí còn đi tìm thứ trà khác dễ chịu hơn để uống. Nhưng hãy nhớ, chối bỏ cái đắng mà mong thưởng thức được vị trà thơm, ngon là điều không xảy ra. Cũng vậy, người tu sĩ sống xa rời tăng đoàn, trốn khổ tìm vui, gặp khó khăn là đi lùi, không tinh tấn thực tập giáo pháp thì mãi mãi không nếm trải được hương vị đạo pháp.

Vì hiểu được tâm lý chê trà khó uống, chê pháp khó tu nên Phật và chư tổ đã dùng nhiều phương tiện chế tác nhiều pháp môn tu tập như “pha loãng trà” ra, thêm đường bỏ sữa vào cho dễ uống, tạo nên sự yêu thích với trà. Đồng dạng như vậy để hành giả dễ tiếp cận với giáo pháp, từ đó mới có niềm hỷ lạc trong tu tập cũng như trà càng uống càng tỉnh, người càng tu càng sáng. Nếu nói rằng mỗi người tu là một chén trà thì tăng thân chính là một bộ bàn trà.

“Bộ” Ở đây phải hiểu là đồng chất, đồng màu, đồng điệu, đồng hương, đồng vị… Một “bộ trà” mà bình trà phương tây, cái tống phương đông, chén trà thì cái bằng sứ, cái bằng thủy tinh, cái bằng kim loại… thì đó là một mớ hỗn độn. Bộ trà đẹp đẽ và hoàn chỉnh phải có sự đồng nhất cả về màu sắc, hình dáng và phong cách. Một tăng thân muốn vững chắc cũng phải có sự hòa hợp, đồng điệu cả về con đường thực tập, sinh hoạt và công việc trong tăng chúng.

Mặt khác, tăng thân muốn bền thì phải có trên có dưới, có người nói người nghe và ai làm đúng bổn phận của người ấy không lấn át nhau. Cũng như người không biết pha trà, dùng cái tống để pha tất hư vị, dùng cái bình để uống sẽ đổ hết ra ngoài, không dùng cái lược trà để lọc tất chỉ uống toàn cặn.

Trong một buổi trà tất sẽ không thể tránh khỏi việc va chạm những dụng cụ với nhau gây ra tiếng động lớn khó nghe nhưng khi va chạm xong rồi chùi rửa sạch sẽ cũng lại về chung một nơi đó là bàn trà. Huynh đệ trong chúng cũng vậy, dù có va chạm thế nào đi nữa nhưng chỉ cần có đủ thời gian tĩnh tâm thì lòng nhu thuận sẽ trở lại trạng thái ban đầu.

Vì vậy tôi mới nói với anh :

Người tu như chén trà

Uống trà chính là tu

Bàn trà là tăng chúng

Hãy nỗ lực công phu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm