Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 01/01/2022, 15:07 PM

Nguồn gốc của chiếc áo Cà sa

Cà sa, có phiên âm tiếng Phạn là Kasaya, tên đầy đủ là Cà sa duệ. Theo đó Cà sa không có nghĩa là quần áo hay y phục, mà là khái niệm chỉ sự bạc màu, đơn điệu, chỉ những vật đã cũ kỹ hư nát.

Vậy nên hoàn toàn có thể đoán biết được rằng Kasaya có ý chỉ thứ y phục đơn giản đến vô cùng, không màu mè, cốt chỉ để che thân chứ không phô trương. Phần nào đó khiến người ta thấy được nội hàm giản dị, khiêm nhường của Cà sa và những người khoác lên mình tấm áo Cà sa.

Sở dĩ gọi là tấm áo, vì Cà sa thực chất không phải là một loại áo hay y phục như thường thấy. Đó là sự chắp vá kết nối, của nhiều mảnh vải với nhau.

Cà sa, có phiên âm tiếng Phạn là Kasaya, tên đầy đủ là Cà sa duệ.

Cà sa, có phiên âm tiếng Phạn là Kasaya, tên đầy đủ là Cà sa duệ.

Có thể nói đến sự tích về sự ra đời của chiếc áo Cà sa như sau:

Ban đầu, tăng đoàn của Đức Phật có y phục không khác gì so với các tôn giáo truyền thống khác, vậy nên các đệ tử của Phật nhìn chung vẫn chưa có sự nhận diện khác biệt. Thấy vậy, đức vua của vương quốc Ma Kiệt Đài (Magadha), ngài Tần-Bà-Sa-La (Bimfbisala) cũng là một trong những đệ tử của đức Phật đã đề nghị được phục trang khác so với những tôn giáo và những người khác (dù là người thường) để dễ dàng nhận ra. Phật thấy những thửa ruộng được đê kè thẳng tắp hình chữ nhật, Phật đã nói với ngài A-nan-đà theo mẫu ruộng ấy mà may áo cho tăng đoàn. Vậy là chiếc áo Cà sa mang hình dáng những thửa ruộng hình chữ nhật đã được hình thành. Cũng vì vậy mà trong tiếng Hán, Cà sa được hiểu là cát triệt y, điền tướng y, tức là chiếc áo hình thửa ruộng.

Hay cũng có một tích khác nói về sự ra đời của chiếc áo Cà sa như sau. Xưa kia, các nhà sư và những người tu hành theo trường phái khổ tu, nhận bố thí. Họ ăn mặc rất kham khổ để thể hiện sự tôn trọng, tầm đạo và khiêm nhường. Các nhà sư phải đi nhặt những mảnh vải vụn, tấm khăn rồi đem về tự nhuộm màu, chắp vá lại để làm thành tấm vải lớn khoác lên. Và hiện tại, một số tu viện tại Srilanka hay Mianma vẫn giữ lại truyền thống đó. Cho thấy ý nghĩa của chiếc áo Cà sa không gì hơn là sự giản gị, đơn sơ.

Pháp phục, nét đẹp của người tu sĩ

Cà sa không có nghĩa là quần áo hay y phục, mà là khái niệm chỉ sự bạc màu, đơn điệu, chỉ những vật đã cũ kỹ hư nát.

Cà sa không có nghĩa là quần áo hay y phục, mà là khái niệm chỉ sự bạc màu, đơn điệu, chỉ những vật đã cũ kỹ hư nát.

Tùy vào sự khác biệt về văn hóa, điều kiện thời tiết, phong tục tập quán, trường phái Phật giáo mà có sự đa dạng về màu sắc của Cà sa, như các nhà tu hành Ấn Độ khoác Cà sa màu vàng cam đậm, Trung quốc có màu vàng trên áo có kẻ những ô vuông chữ nhật đỏ lấp lánh, Cà sa của người Nhật lại là màu trắng, Hàn Quốc có màu xanh lá trà, màu xanh nhạt, nâu sẫm, vàng sẫm của người Việt Nam,…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Học cách Phật dạy con

Kiến thức 13:52 01/11/2024

Khi Phật thành đạo, có dịp về thăm Vua cha thì La-Hầu-La đã lên bảy tuổi. Và ngay dịp đó, La Hầu La cũng xin theo Phật, xuất gia.

Hạnh phúc của sự buông bỏ

Kiến thức 11:00 01/11/2024

Thời Phật tại thế có Tỳ kheo Bạt Đề, khi chưa xuất gia ông làm quan, sau khi quy y Phật chuyên tu hạnh đầu đà, chỉ ngủ dưới gốc cây và chuyên cần thực hành thiền quán.

Nói về mười điều thiện

Kiến thức 10:15 01/11/2024

Người nào tụng đọc hiểu, thực hành mười đều lành này thì sau khi mạng chung sẽ được quả báo sanh vào các cõi trời tốt lành hoặc tái sanh làm người thì sanh vào các gia đình hiền đức phú quý.

Ngũ căn - ngũ lực: Năm cội rễ, sức mạnh đưa đến an vui giải thoát

Kiến thức 08:30 01/11/2024

Ngũ căn, ngũ lực là nền tảng sức mạnh thúc đẩy tu tập các thiện pháp đưa đến an lạc, hạnh phúc giác ngộ giải thoát sinh tử luân hồi khổ đau bất tận.

Xem thêm