Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 01/07/2022, 06:55 AM

Nguyên nhân dẫn đến nóng nảy

Người tu chúng ta cần phải khéo léo tách rời sân và sự nhiệt tình. Rất nhiệt tình làm điều thiện, rất nhiệt tình bảo vệ điều tốt nhưng chúng ta không được nổi sân. Đây là điều rất khó mà chúng ta phải cố gắng thực hiện cho bằng được.

Có nhiều nguyên nhân làm nảy sinh tâm lý nóng nảy:

Nguyên nhân chính là do chấp ngã nặng. Cái gì chạm đến bản ngã của ta, đều làm ta khó chịu và dễ nổi sân.

Một nguyên nhân quan trọng nữa là do tâm kiêu mạn. Kiêu mạn luôn luôn gây ra nóng nảy.

Nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng là do nhiệt tình làm điều tốt, nhiệt tình bảo vệ điều thiện. Những người nhiệt tình làm điều tốt, bảo vệ điều thiện cũng dễ có thái độ nóng nảy.

Chẳng hạn, vì nhiệt tình bảo vệ môi trường, ủng hộ việc bảo vệ rừng nên khi nghe tin có nạn phá rừng, chúng ta sẽ rất căm phẫn, căm phẫn những người đang tiêu diệt sự sống của trái đất. Hoặc nghe chuyện người ta đi săn cá voi, chúng ta cũng nổi giận. Vì cá voi là một loài linh vật, có trí tuệ rất kì diệu mà đúng ra con người phải bảo vệ.

Có lúc, chúng ta tỏ thái độ bất bình, khinh bỉ khi nhìn thấy những người giàu có, sang trọng ngồi trên xe hơi mà vứt rác bừa bãi xuống đường một cách thiếu văn hóa… Đó là trạng thái sân xảy ra do nhiệt tình bảo vệ cái tốt.

Chúng ta phải có ý thức giữ văn hóa, văn minh tối thiểu khi ra đường: không vứt rác bừa bãi; gặp đèn xanh, đèn đỏ, phải dừng lại nơi vạch trắng, không được vượt qua….Những người tu hành tỏ ra sốt ruột, đứng vượt qua vạch trắng trong khi chờ đèn đỏ hoặc vứt rác bừa bãi khi ra đường sẽ khiến người ta nghi ngờ về Giới luật. Đó là người không giữ kỷ cương, nề nếp. Những việc đó tuy nhỏ nhưng thuộc về văn hoá, chúng ta phải luôn có ý thức giữ gìn.

Lời Phật dạy cho người nóng tính

Một nguyên nhân khác làm cho mình nóng nảy là Nhân quả chê bai, chỉ trích người nóng tính. Trước đây, chúng ta tự hào mình tu hành chững chạc, trầm tĩnh nên thường chê bai người nóng tính.

Một nguyên nhân khác làm cho mình nóng nảy là Nhân quả chê bai, chỉ trích người nóng tính. Trước đây, chúng ta tự hào mình tu hành chững chạc, trầm tĩnh nên thường chê bai người nóng tính.

Một ví dụ khác, trong chùa, một người được phân công làm hương đăng, dọn dẹp chánh điện, lau quét tượng Phật. Để biểu lộ lòng tôn kính Đức Phật, lúc nào người ấy cũng lau quét rất sạch sẽ; chăm hoa, thắp hương ,thắp đèn… cẩn thận. Nhưng một hôm, một Huynh đệ vô ý băng ngang qua chánh điện và để lại những vết chân bẩn. Dù có tâm rất tốt nhưng người ấy vẫn giận sôi lên. Đó cũng là trường hợp nổi nóng do nhiệt tình làm điều tốt.

Hoặc có khi chứng kiến cảnh người khác chửi mắng Thầy, chúng ta không chịu nổi liền phản ứng lại một cách gay gắt. Bởi Thầy là người có đạo hạnh, nuôi dạy chúng ta từng li từng tí. Đối với cuộc đời chúng ta, ngoài cha mẹ ra, Thầy là tất cả. Vì lòng tôn kính Thầy, chúng ta làm như vậy để bảo vệ Thầy là việc làm đúng đắn. Nhưng không biết kiềm chế, để nổi giận là chúng ta đã bị sân chi phối.

Như vậy, người tu chúng ta cần phải khéo léo tách rời sân và sự nhiệt tình. Rất nhiệt tình làm điều thiện, rất nhiệt tình bảo vệ điều tốt nhưng chúng ta không được nổi sân. Đây là điều rất khó mà chúng ta phải cố gắng thực hiện cho bằng được.

Để làm được điều đó, chúng ta phải xác định cái sân ấy có nguồn gốc từ đâu. Phải chăng, nó xuất phát từ chỗ chúng ta ghét người ác, người xấu, người bất thiện? Hiểu được nguồn gốc gây nên sân, trong từng trường hợp chúng ta sẽ có những cách ứng xử đúng mực.

Chẳng hạn, vì thiết tha trong việc bảo vệ rừng cho trái đất này nên chúng ta phạm một lỗi là căm ghét những người phá rừng. Ở đây, cần phải tách hai thái độ này ra. Nghĩa là chúng ta rất nhiệt tình bảo vệ rừng nhưng nguyện không còn ghét họ nữa. Nếu có dịp, chúng ta phải lên tiếng để bảo vệ rừng. Đối với những người si mê không biết tội phước, tiếp tục phá rừng thì chúng ta xót thương cho họ, vì họ đã làm điều lầm lỗi.

Vấn đề giết cá voi cũng vậy. Rất nhiệt tình bảo vệ loài cá voi, chúng ta lên tiếng nói, nhưng trong thâm tâm, chúng ta không giận, không ghét người giết cá voi mà thương xót cho họ…

Khi nhìn thấy người khác xả rác bừa bãi ngoài đường phố, chúng ta nhiệt tình bảo vệ văn minh đường phố nhưng không giận ghét, cũng không tỏ ra khinh bỉ. Những thái độ khinh bỉ, hay giận ghét đều làm cho chúng ta rơi vào bất thiện pháp.

Truờng hợp lau dọn chánh điện mà Huynh đệ mình để vài vết chân bẩn lên đó thì chúng ta nên nhiệt tình, lấy khăn lau lại. Đối với những người xúc phạm đến Đức Phật, đến những bậc Thầy tôn kính, chúng ta nên nhớ một điều: Nếu Phật còn tại thế, người ta chửi trước mặt Ngài, Ngài cũng không giận. Thầy chúng ta cũng vậy, chắc chắn Người cũng không giận khi bị xúc phạm. Vậy tại sao chúng ta lại giận? Bởi vậy, chúng ta cũng không nên giận dữ, chỉ xót xa cho người không biết đã xúc phạm bậc tu hành chân chính mà thôi.

Có một Thầy trưởng chúng luôn theo công thức riêng của ông như hai với hai là bốn vậy. Ông quan niệm: “Hễ còn sân tức là còn si mê”. Mà với ông, si mê đồng nghĩa với tham ái. Bởi vậy, lúc nào ông cũng cảnh giác chúng về mặt này. Ông thường thử xem quý thầy còn nổi sân hay không bằng cách kích động, chửi mắng. Người nào bị ông kích động mà nổi sân là ông kết luận người ấy còn tham ái. Chuyện nghe có vẻ lạ nhưng đó cũng là cách để chúng ta cảnh giác, ai còn hay nổi sân phải cẩn thận.

Một nguyên nhân khác làm cho mình nóng nảy là Nhân quả chê bai, chỉ trích người nóng tính. Trước đây, chúng ta tự hào mình tu hành chững chạc, trầm tĩnh nên thường chê bai người nóng tính.

Chúng ta biết rằng, theo Nhân quả, nếu chê bai, chỉ trích người, chúng ta sẽ bị quả báo phạm đúng những điều đó. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ trở thành người nóng nảy. Kinh nghiệm cho thấy, chúng ta đừng bao giờ chỉ trích lỗi của người khác. Nếu biết người khác có lỗi, chúng ta chỉ nghĩ đến lòng thương xót mà thôi. Vì những điều chúng ta chê bai, coi thường ấy sẽ trở lại với chính mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phàm thánh cũng từ đây

Kiến thức 14:00 19/04/2024

Chánh niệm và tỉnh giác cao độ thì vẫn thấy nghe hay biết đầy đủ mà không phân biệt, chẳng dính mắc. Nhờ không dính mắc mà hỷ tham không sinh khởi. Hỷ tham không sinh khởi thì khổ đau cũng không có cơ sở phát sinh. Đó là nền tảng của tu căn.

Sám hối mỗi ngày để nhận diện lỗi lầm, phát huy đức tính tốt đẹp

Kiến thức 13:30 19/04/2024

Trên tinh thần tu tập mỗi ngày mỗi giờ, chúng ta luôn luôn dành thời gian an tĩnh để trì niệm danh hiệu của Chư Phật, đảnh lễ hồng danh của Chư Phật. Nhờ công đức thù thắng từ ba nghiệp thanh tịnh khiến cho chúng ta được bình yên trong đời sống tu tập.

Hiểu về tâm hỷ

Kiến thức 10:30 19/04/2024

Người có tâm Hỷ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại, hơn là người khác, vì tâm Hỷ không chấp chứa lòng ganh tỵ. Về một phương diện khác, người có tâm Hỷ không bao giờ làm trở ngại tiến bộ và phá hoại thanh danh của người khác.

Vãng sinh Tịnh độ Thần chú

Kiến thức 10:29 19/04/2024

Nam mô a di đa bà dạ, Đa tha già đa dạ, Đa địa dạ tha, A di rị đô bà tỳ, A di rị đa, tất đam bà tỳ, A di rị đa, tỳ ca lan đế, A di rị đa, tỳ ca lan đa, Già di nị, già già na, Chỉ đa ca lệ, Ta bà ha.

Xem thêm