Thứ ba, 16/07/2024, 16:00 PM

Nguyên nhân Thái Tử Tất Đạt Đa đi tu?

Lần đầu tiên được tiếp xúc với các tầng lớp dân chúng, Thái tử cảm nhận được nỗi khổ đau qua cảnh sanh, già, bệnh, chết của con người khiến lòng Ngài quặn đau se thắt. Bao nhiêu nghi vấn về thân phận con người dồn dập ùa đến với Ngài.

Trước khi có mặt ở đây, ta là cái gì? Sau khi chết, ta còn hay mất? Làm sao tránh khỏi sự tiếp tục sanh tử? Đó là ba vấn đề nổi bật luôn xuất hiện phủ kín tâm tư Ngài.

Từ đây lòng Ngài mãi trăn trở ưu tư, mọi sự sang cả xa hoa lầu son gác tía đều trơ trẽn không có giá trị gì. Ngài âu sầu buồn bã biếng nói lười ăn, vợ đẹp con xinh không làm Ngài khuây khỏa.

Ba nghi vấn trên như làm nghẹn cổ Ngài, chưa giải quyết được Ngài không thể nào an ổn. Ngài quyết định trốn đi xuất gia, để lại Phụ vương, Mẫu hoàng, vợ, con, muôn dân và giang sơn ngôi vị. Ngài chỉ một mình một bóng lang thang trong rừng tầm sư học đạo.

2 bài học quý báu mà người con Phật học được từ sự kiện xuất gia của Thái Tử Tất Đạt Đa

03

Đầu tiên Ngài đến ông A La La dạy tu pháp Tứ thiền, nghĩa là Sơ Thiền lìa ngũ được hỷ lạc (ly sanh hỷ lạc), Nhị thiền được định sanh hỷ lạc (định sanh hỷ lạc), Tam thiền được lìa hỷ sanh diệu lạc (ly hỷ diệu lạc), Tứ thiền bỏ niệm được thanh tịnh (xả niệm thanh tịnh).

Thái tử tu một thời gian liền chứng được Tứ thiền, xét lại kết quả chưa giải đáp được ba nghi vấn ôm ấp đã lâu, Ngài đành từ giã ông thầy đi tìm nơi khác.

Đến ông Uất Đầu Lam Phất được dạy tu pháp Tứ vô biên xứ định, nghĩa là Không vô biên xứ định, Thức vô biên xứ định, Vô sở hữu xứ định, Phi tưởng phi phi tưởng xứ định. Thái tử hạ thủ công phu một thời gian đạt được định cao tột là Phi tưởng phi phi tưởng xứ định. Tra cứu lại, Ngài thấy vẫn chưa giải quyết được ba nghi vấn đang nặng trĩu trong lòng, đành từ giã ông thầy ra đi nơi khác.

Chán nản, Ngài nghĩ chỉ còn cách tu khổ hạnh triệt để thử xem kết quả thế nào. Ngài quyết chí tu khổ hạnh, cho đến thân thể kiệt quệ ngất xỉu. Qua kinh nghiệm này, Ngài thấy rõ khổ hạnh chỉ khiến thân thể bại hoại chớ không được kết quả gì.

Từ đây Ngài sống trung hòa ngày ăn một bữa đi khất thực và tọa thiền bình thường. Đến cội Bồ Đề, Ngài thấy nơi đây thật lý tưởng cho sự tọa thiền, đi tìm cỏ khô trải tòa ngồi xong, chỉ cây Bồ Đề thề rằng: “Tọa thiền nơi đây mà không thành đạo, dù xương tan thịt nát ta cũng không rời khỏi chỗ ngồi này”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm