Nhạc sỹ Hằng Vang: Hương nhạc đại ngàn
Ngàn mùi hương, chỉ có hương giới hạnh mới bay ngược làn gió; vạn âm ba, gió rít đại ngàn hay sóng âm biển khơi mới tồn tại miên trường. Âm nhạc đời thường chỉ là cơn sóng xô giạt tiếp nối theo từng thời đại, có lúc chìm lặng lãng quên, có lúc mơ hồ thổn thức.
Riêng tiếng nhạc Trời, tiếng nhạc thẩm thấu vào tâm thức chủng tử giác ngộ của những con người vượt thoát sợi ràng buộc trần tục để biến thành những tơ trời mong manh rung lên từng nốt nhạc tán thán Chân như; âm ba đó du dương theo từng quốc độ, từng lãnh vực. Đã từng có âm điệu chư Thiên dâng cúng Đức Thế Tôn, cũng có kiếp Ngài từng trỗi nhạc làm chìm lặng mọi âm lực đời thường.
Phật giáo Việt Nam thẩm thấu vào đời sống dân tộc không chỉ là giáo pháp, là nếp thoát tục thanh cao, từ những tâm hồn thánh thiện biến thành nhạc âm đi vào lòng người, khắc sâu nghệ thuật qua nhiều lãnh vực.
Một Lê Cao Phan với Đạo ca hành khúc bất hủ, Bửu Bác với nhạc lễ Trầm Hương Đốt thì Hằng Vang với nhạc phẩm Ánh Đạo Vàng bất tuyệt, không thể thiếu trong lịch sử âm nhạc Phật giáo, một trong những cây cổ thụ nhạc Đạo chưa hề nhạt mờ.
Tài sản âm nhạc của Hằng Vang như là tài sản cổ thụ đại ngàn trên miền Tây nguyên, xuyên suốt nhiều thập kỷ chưa từng gián đoạn cũng như chưa từng gián đoạn niềm tin và sự hành trì của nhạc sĩ đối với Phật pháp. Sự xúc cảm và niềm đam mê, Hằng Vang trải dài từng nốt nhạc trên các chủ đề Đạo và đời như:
Ánh đạo vàng, Ca mừng Phật Đản, Cảm niệm Ca tỳ la thành, Ca mừng Thành đạo, Kính mừng Phật Đản (1957), Ngày đẹp trần gian, Bồ tát Quán thế âm, Mẹ hiền Quán Thế Âm, Mẹ là suối ngọt từ bi, Mẹ quê hương, Trăng quê tình mẹ, Gia tài của Ba… Tin loạn quê hương, Lửa từ bi, Lửa sáng niềm tin, Ánh lửa Quảng Hương, Pháp nạn 1963, Đêm kinh hoàng 20/8/1963, Tin loạn quê hương, Ánh lửa Nhất Chi Mai, Tưởng niệm Quách thị Trang, Tưởng niệm Yến Phi, và rất nhiều tác phẩm qua lời thơ của nhiều thi sĩ nổi tiếng như T.S Nhất Hạnh, Vũ Hoàng Chương, Huyền Linh Tử, Trụ Vũ…
Tuy đam mê đạo, nhưng Hằng Vang nào quên trách nhiệm với cháu con; qua 108 ca khúc được ái nữ Thu Hằng pháp danh Nguyên Hà xuất bản làm món quà tri ân cha mẹ, đó là GIA TÀI CỦA BA. Tác phẩm gửi gấm tình cảm để khuyến nhủ con cháu trên con đường đạo đức, đầy xúc động.
***
Sau một ngày tổ chức chương trình kỷ niệm 65 năm ca nhạc Phật giáo và 86 năm mừng thọ nhạc sĩ Hằng Vang, ghi dầu công lao của nhạc sĩ đã đóng góp cho Phật giáo, được TT Thích Chánh Tài, (nhà thơ Huyền Lan) tọa chủ tu viện Phước Hoa. Long Thành, cùng sự hỗ trợ của nhóm Văn hóa Văn nghệ PG Nhất Chi Mai, chủ xướng, anh em văn nghệ sĩ cùng tháp tùng, con cháu đông đủ sum vầy đã có bữa tiệc chung vui trong khoảng sân vừa đủ dưới cái lạnh thoang thoảng của đồi núi Cao nguyên.
Hằng Vang cùng con cháu hợp ca Ánh Đạo Vàng, Gia Tài Của Ba, và vài ca khúc nhạc đứt (nhạc không thuộc lời), trong đó, nhạc sĩ tự hát một nhạc phẩm mà bấy lâu trong Phật giáo chưa hề biết, nói lên tình yêu với văn từ hoa mỹ tràn đầy sức sống: “Ru tình ngủ say”.
Mặc dù ca nhạc Phật giáo trước 1975 cũng đã từng được cố HT Viện trưởng VHĐ Thích Thiện Hoa và Cố HT T.Tâm Châu tán dương khen thưởng, nhưng trên 40 năm nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam lặn hụp, trăn trở một cách khó khăn để chứng minh sự tồn tại và trưởng thành, bộ phận âm nhạc và các nhạc sĩ tài danh một thời dường như bị mờ nhạt, trong đó, một số nhạc sĩ Phật giáo trẻ đang vươn lên trong thầm lặng.
Trong rừng sâu vẫn có những đóa hướng dương thầm trổ, giữa mênh mông Phật sự, vẫn còn có những ý tưởng cưu mang anh em văn nghệ sĩ có công đối với Đạo. TT Viện chủ Tu viện Phước Hoa, không sử dụng phô diễn âm nhạc Phật giáo qua những đêm công diễn đại chúng tốn kém, nhưng thầm lặng tôn vinh những cá nhân thực tài, chính vì vậy, Hằng Vang đã sống lại sau những tháng ngày đơn độc giữa đại ngàn cao nguyên, đơn độc với đồng đạo, đơn độc với gia tộc, nghệ sĩ luôn là kẻ độc hành như nhện giăng tơ, như tằm đúc kén để có những tác phẩm độc và lạ cống hiến cho Đạo và đời.
Hằng Vang thật sự rất vui, nhìn quý thầy, nhìn mặt anh em đồng đạo và đồng nghiệp, nhìn mặt cháu con một thời xa cách, để rồi tràn đầy niềm kiêu hãnh với cháu con, niềm tự hào của con cháu, một ngày thật ý nghĩa và một đêm thật vui hòa với gió lạnh đại ngàn.
Có lẽ đây là một kỷ niệm khó quên và là kỷ niệm cuối đời thật xứng đáng cho một nhạc sĩ tài danh như Hằng Vang. Kỷ niệm do nhóm Văn hóa văn nghệ PG Nhất Chi Mai dưới sự hướng dẫn của nhà thơ Huyền Lan cùng góp mặt của anh em văn nghệ sĩ Thành phố, tạo thành cung bậc hòa nhập với âm ba đại ngàn mà một đời nhạc sĩ đã gắn bó với vùng đất lạnh.
Khó quên! Gió vẫn hú, nhạc vẫn ru trên đại ngàn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bệnh nhân đột quỵ chết não hiến tạng cứu 4 người
Gieo mầm thiện 23:05 28/10/2024Sau 9 ngày các bác sĩ nỗ lực điều trị, bệnh nhân 36 tuổi vẫn không qua khỏi do xuất huyết não nặng, gia đình hiến tạng anh cứu 4 người.
Cảm phục với bếp cơm chay miễn phí của vợ chồng U.90
Gieo mầm thiện 16:00 27/10/2024Gần 3 năm nay, trên đường Nguyễn Văn Đậu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) xuất hiện một quán cơm chay miễn phí đặc biệt, chủ quán cơm là vợ chồng người miền Tây đã ở cái tuổi xưa nay hiếm với đôi lưng đã còng.
5 học sinh dũng cảm lao xuống dòng nước chảy xiết cứu sống 2 em nhỏ
Gieo mầm thiện 12:00 25/10/2024Trước dòng nước chảy xiết, 5 học sinh dũng cảm tại một huyện miền núi Quảng Bình đã cứu sống được 2 em nhỏ đang bị nước cuốn.
Xuyên đêm lấy tạng từ người chết não để hồi sinh cho 4 cuộc đời
Gieo mầm thiện 15:50 24/10/2024Rạng sáng 24/10, Bệnh viện đa khoa Phú Thọ phẫu thuật lấy tạng từ người hiến sau khi chết não, ghép 2 thận cho 2 bệnh nhân suy thận. Tim và gan được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để ghép cho 2 người bệnh khác, đánh dấu thành công trong việc tận dụng tạng hiến để cứu sống nhiều bệnh nhân.
Xem thêm