Nhận thức hoằng pháp qua truyền thông và đưa vào các trường Phật học

“Hoằng pháp vi gia vụ; Lợi sanh vi bản hoài”, câu thành ngữ này, người đệ tử Phật ai cũng biết đến. Vậy từ ý nghĩa của nó, mặt nhiên một điều, hoằng pháp là bổn phận thiêng liêng của người đệ tử Phật.  

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc

Kính bạch quý chư Tôn đức, kính thưa quý liệt vị! Xét trên thực tế, tính tương tác của duyên khởi, bản nguyện hoằng pháp của người đệ tử Phật, người viết nêu ra hai nội dung chính sau đây:

Nhận thức về truyền thông Phật giáo

“Hoằng pháp vi gia vụ; Lợi sanh vi bản hoài”, câu thành ngữ này, người đệ tử Phật ai cũng biết đến. Vậy từ ý nghĩa của nó, mặt nhiên một điều, hoằng pháp là bổn phận thiêng liêng của người đệ tử Phật. Và đã gọi là thiêng liêng, có nghĩa là không có một lý sự gì về hoằng pháp hay không hoằng pháp, cố nhiên đệ tử Phật phải truyền bá chánh pháp, đó là bản nguyện của người tu.

Và câu thành ngữ đó, còn nói lên một ý nghĩa rất quan trọng, đó là làm sao Phật pháp được phổ cập. Vậy, vấn đề đặt ra ở đây là, phương pháp nào để Phật pháp được lan toả và khi có phương pháp rồi thì định hướng hoạt động của nó ra sao. Nhân dịp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp” và tặng từ của Hoà thượng Chủ tịch “ Tâm trong, trí sáng, ngòi bút thép” cho lớp tập huấn Truyền thông – Công tác hành chánh văn phòng, được tổ chức tại huyện đảo Phú Quốc ( từ ngày 19 – 22/4/2018), người viết trình bày một số nội dung từ góc nhìn Báo chí về các vấn đề nêu trên.

“Hoằng pháp vi gia vụ; Lợi sanh vi bản hoài”, câu thành ngữ này, người đệ tử Phật ai cũng biết đến. Vậy từ ý nghĩa của nó, mặt nhiên một điều, hoằng pháp là bổn phận thiêng liêng của người đệ tử Phật. Ảnh minh họa

“Hoằng pháp vi gia vụ; Lợi sanh vi bản hoài”, câu thành ngữ này, người đệ tử Phật ai cũng biết đến. Vậy từ ý nghĩa của nó, mặt nhiên một điều, hoằng pháp là bổn phận thiêng liêng của người đệ tử Phật. Ảnh minh họa

Vấn đề một: Phương pháp nào để Phật pháp được lan toả, có nhiều phương pháp nhưng xét về thực tế hiện nay Truyền thông là một công cụ, một phương pháp hiệu quả rất cao để phổ biến Phật pháp.

Trước hết, tìm hiểu sự ra đời của Tam Bảo. Nếu như Đức Phật sau khi chứng ngộ, Ngài không truyền thông sự chứng ngộ của Ngài thì không có Phật giáo như ngày hôm nay. Hình ảnh Ngài và Tăng đoàn đi khất thực đó là một hình ảnh truyền thông cổ xưa nhất của đạo Phật; Đức Phật và Chư Tăng du hành có nghĩa là làm hình ảnh Tăng đoàn Phật giáo được lan toả trong quần chúng; Khi thuyết pháp, đó là sức mạnh của âm thanh được phổ biến trong quần chúng.

Bài liên quan

Ví dụ, nếu như vàng ở một nơi kín đáo, không người biết đến thì vàng đó không có giá trị, cũng như bao vật chất khác, đến khi người ta biết nó, nó mới có giá trị. Một ví dụ hiện thực khác, chúng ta đặt câu hỏi, tại sao quý Tôn đức trưởng thượng có nhiều bài giảng hay, lỗi lạc về Phật học nhưng ít người biết đến, quý tu sĩ trẻ lại nhiều người biết, có nhiều nguyên nhân nhưng chắc ở đây là vấn đề truyền thông của các Tăng sĩ trẻ tốt hơn quý Tôn đức.

Chính vì truyền thông có sức mạnh như vậy, nên các nhà nghiên cứu truyền thông đã nhận định, truyền thông là quyền lực thứ tư của nhân loại, đứng sau Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Truyền thông thêu dệt ra mạng lưới dư luận xã hội, định hướng suy nghĩ và nhận thức. Đó là lý do tại sao Donald Trump dành được phiếu bầu cử, vì rằng ông có chiến lược truyền thông qua mạng xã hội rất tốt, là một trong những nguyên nhân lớn giúp ông chiến thắng trước các đối thủ khác. Nhận thức tầm quan trọng và sức mạnh Báo chí Truyền thông như vậy, để ý thức rằng nó là phương pháp hiệu quả để Phật pháp được phổ biến hay nói cách khác hoằng pháp có hiệu quả. Vì rằng, chúng ta không phải lấy thước đo thời gian, hay miệt mài lao động mà rằng, hiệu quả nằm ở phương pháp làm việc chứ không phải các yếu tố nêu trên. Chúng ta không tìm ra phương pháp làm việc thì giống như cố công lấy cát nấu thành cơm.

“Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp và chuyển tải các hoạt động Phật sự vào đời sống xã hội nhằm nêu cao giá trị từ bi, trí tuệ của đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của Tăng Ni, Phật tử, của tổ chức Giáo hội Phật Giáo Việt Nam các cấp trong sự nghiệp phụng đạo, yêu nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN”. Ảnh minh họa

“Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp và chuyển tải các hoạt động Phật sự vào đời sống xã hội nhằm nêu cao giá trị từ bi, trí tuệ của đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của Tăng Ni, Phật tử, của tổ chức Giáo hội Phật Giáo Việt Nam các cấp trong sự nghiệp phụng đạo, yêu nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN”. Ảnh minh họa

Vấn đề hai: “Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp và chuyển tải các hoạt động Phật sự vào đời sống xã hội nhằm nêu cao giá trị từ bi, trí tuệ của đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của Tăng Ni, Phật tử, của tổ chức Giáo hội Phật Giáo Việt Nam các cấp trong sự nghiệp phụng đạo, yêu nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN”, trích văn kiện Đại hội Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VIII.

Bài liên quan

Nội dung trọng tâm hoạt động thứ Tám này của Trung ương GHPGVN được xem như quan điểm của Đảng, Nhà nước về báo chí, từ góc độ báo chí truyền thông. Nó như cương lĩnh đối với người làm công tác truyền thông Phật giáo. Mỗi loại báo, truyền thông không ngoài phục vụ cho một thể chế chính trị, phải đi theo quan điểm, chủ trương cơ bản mà tổ chức ấy đề ra; truyền thông Phật giáo cũng như thế, không thể đi trịch quỹ đạo mà Trung ương GHPGVN đã nêu về vấn đề truyền thông, nhìn từ góc độ tổ chức.

Qua đó, chúng ta rất mừng về việc quý chư Tôn đức lãnh đạo giáo hội đã kịp thời nhìn ra tầm quan trọng, chức năng của truyền thông để phát triển Hoằng pháp, cũng chính là phổ cập Phật giáo trong nhân sinh. Đây là một nhận thức hơi muộn nhưng đã nhìn ra, đưa vào văn kiện là rất đúng; đồng thời tạo ra định hướng về phương pháp hoằng pháp hiệu quả, cụ thể ở đây là “ truyền thông như một kênh hoằng pháp” cho thế hệ Tăng Ni trẻ trong vấn đề cách chuyển tải Phật pháp. Vậy, từ góc độ người làm báo, chúng tôi kiến nghị những người làm công tác truyền thông Phật giáo xem đây là cương lĩnh như báo chí cách mạng xem quan điểm của Đảng về báo chí là cương lĩnh hoạt động trong lãnh vực này.

Vấn đề ba: “Tâm trong, trí sáng, ngòi bút thép”, tặng từ của Hoà thượng Chủ tịch TƯ. GHPGVN cho lớp tập huấn Truyền thông – Công tác hành chánh văn phòng. Trước hết, đây là điều nói lên sự quan tâm đặc biệt của Hoà thượng Chủ tịch đối với truyền thông Phật giáo, đường lối chung của T.Ư GHPGVN. Bảy chữ Hoà thượng tặng cho khoá tập huấn được hiểu có ba từ: tâm trong; trí sáng; ngoài bút thép. Từ góc độ báo chí, có thể nói ba từ của Hoà thượng tặng là điều kiện cần đối với người làm công việc truyền thông Phật giáo, nó tương xứng với báo chí bên ngoài như sau:

Tâm trong: tương ứng với đạo đức báo chí bên ngoài. Ngành nghề nào cũng đặt đạo đức lên hàng đầu, nếu muốn tồn tại và phát triển lâu dài. Báo chí cũng thế, Nhà nước có quy định mười điều đạo đức đối với người làm báo. Như vậy, người làm truyền thông Phật giáo luôn tuân thủ đạo đức, giới luật của Phật giáo, và cần tìm hiểu thêm về đạo đức báo chí bên ngoài, vì đây là một hoạt động đặc thù.

Trí sáng: tương ứng với kiến thức chuyên môn. Người làm việc truyền thông, đặc biệt truyền thông Phật giáo, ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, còn cần kiến thức Phật học cơ bản. Vì rằng, ngoài đặc thù của truyền thông, còn có đặc thù của Phật giáo. Như vậy, người làm truyền thông Phật giáo, trước khi thực hiện một thông tin, cần ý thức đến kiến thức nghiệp vụ báo chí và kiến thức Phật học để định hướng công việc của mình.

Ngòi bút thép: tương ứng với bản lĩnh của người làm báo. Người làm báo phải đối diện gian khổ, thử thách, cám dỗ, đối diện khủng hoảng thông tin, thế lực uy hiếp… Ở đây, có thể vận dụng Bát phong (Bát phong gồm có bốn điều phước lành và bốn điều bất trắc như sau: "thịnh và suy, hủy và dự, xưng và cơ, khổ và lạc) trong Phật học để tôi luyện bản lĩnh của người làm truyền thông Phật giáo; nói ngắn gọn là thuận duyên và nghịch duyên, người làm truyền thông cần tỉnh táo, bản lĩnh vượt qua.

Như vậy, có thể nói chủ trương của T.Ư GHPGVN là cương lĩnh, bảy chữ vàng của Hoà thượng Chủ tịch là trang bị điều kiện cần và đủ cho người làm truyền thông Phật giáo. Tất cả không ngoài mục đích hoằng truyền chánh pháp, phổ độ chúng sanh một cách có khoa học và có định hướng, chiến lược rõ ràng để đạt hiệu quả.

“Tâm trong, trí sáng, ngòi bút thép”, tặng từ của Hoà thượng Chủ tịch TƯ. GHPGVN cho lớp tập huấn Truyền thông – Công tác hành chánh văn phòng. Ảnh minh họa

“Tâm trong, trí sáng, ngòi bút thép”, tặng từ của Hoà thượng Chủ tịch TƯ. GHPGVN cho lớp tập huấn Truyền thông – Công tác hành chánh văn phòng. Ảnh minh họa

Đưa truyền thông vào các trường Phật học

Người viết thiết nghĩ, thời điểm này, quý chư Tôn đức lãnh đạo, hoạt động về Giáo dục Phật giáo cần đưa Truyền thông váo các học đường Phật giáo, trở thành một môn học có đề cương khoa học,  từ Trung cấp đến Đại học Phật giáo, vì rằng:

Người người làm Truyền thông

Nếu trước đây, công nghệ chưa phát triển, mạng xã hội chưa phát triển thì chỉ có những người được đào tạo về Truyền thông mới có năng lực làm Truyền thông. Nhưng hiện nay, ngoài xã hội cũng như trong tự viện, trên thực tế đa phần đều đang làm truyền thông nhưng mang tính thụ động, chính vì thụ động nên phát sinh ra nhiều vấn đề tiêu cực.

Bài liên quan

Gọi là thụ động vì họ đang tham gia Truyền thông hằng ngày nhưng họ không ý thức được là mình đang làm Truyền thông mà chỉ đơn giản là sự tham gia, không nhận thức được nội hàm của Truyền thông. Gọi là người người làm truyền thông vì đa phần mọi người đều sử dụng Smartphone và đa phần có tham gia các mạng xã hội như Facebook, zalo, wechat, intagram.

Như vậy, có chấp nhận hay không chấp nhận thì thực tế là đại đa số đang tham gia Truyền thông. Nó như một dòng nước chảy từ trên cao xuống, chúng ta không thể cấm dòng thác đó, việc cần làm là chúng ta định hình cho dòng nước đó chảy về đâu. Vì vậy, Tăng Ni trẻ hiện nay cũng giống như ngoài xã hội, họ đã tham gia Truyền thông một cách thụ động, chưa ý thức hết được hai mặt của Truyền thông.

Nếu các cấp lãnh đạo Giáo dục Phật giáo, các học đường Phật học, các tự viện không giảng dạy, không hướng dẫn về kiến thức Truyền thông cho quý Tăng Ni “trẻ”  thì Phật giáo nhận được mặt hại của Truyền thông nhiều hơn mặt lợi. Và chúng ta đã biết, truyền thông có sức mạnh, tương tác rất cao trong thiết chế xã hội hiện tại; nó định hướng dư luận, điều tiết xã hội, giáo dục xã hội… không đơn giản. Chính vì vậy, nếu quý Tăng Ni được giáo dục bài bản về Truyền thông thì đây là lực lượng hoằng pháp hùng hậu, và công cụ hoằng pháp hiệu quả nhất trong bối cảnh hiện nay.

Quý Tăng Ni được giáo dục bài bản về Truyền thông thì đây là lực lượng hoằng pháp hùng hậu, và công cụ hoằng pháp hiệu quả nhất trong bối cảnh hiện nay. Ảnh: Minh họa, nguồn: Internet

Quý Tăng Ni được giáo dục bài bản về Truyền thông thì đây là lực lượng hoằng pháp hùng hậu, và công cụ hoằng pháp hiệu quả nhất trong bối cảnh hiện nay. Ảnh: Minh họa, nguồn: Internet

 Ngăn ngừa những tác hại của Truyền thông

Trên thực tế, có những suy nghĩ ngay thơ rằng, đăng lên các mạng xã hội một tấm hình nào đó kỷ niệm, hay muốn chia sẻ khoảnh khắc nào đó đến bạn bè nhưng tấm hình đó trái ngược với đời sống tu sĩ, trái ngước với lời Phật dạy, lập tức nó tạo thành cơ hội cho những người chưa thiện cảm với đạo Phật. Nếu một Tăng sĩ được đào tạo kiến thức Truyền thông, họ sẽ có được ý thức chính trị trong lúc tham gia Truyền thông thì việc nêu trên khó có thể xảy ra.

Thứ hai, Tăng sĩ nào cũng tham gia truyền thông qua các trang mạng xã hội, thì hình ảnh đẹp của Tăng đoàn, các Phật sự được lan toả rộng rãi thì nó sẽ góp phần xây dựng hình ảnh Phật giáo trong lòng xã hội rất đẹp và vững chắc. Vì nó giống như PR hay quảng cáo, hình ảnh được lập đi lập lại trên các phương tiện truyền thông làm cho mọi người không thể quên sản phẩm đó và khi nhắc đến sản phẩm đó người ta liền biết đến những đặc tính của sản phẩm đó. Khi đã xây dựng hình ảnh vững chắc trong lòng xã hội rồi thì dù có một bài viết, hay một sự công kích nào thì cũng rất khó lung lay niềm tin xã hội giành cho đạo Phật.

Thứ ba, Khi có được kiến thức Truyền thông, quý Tăng sĩ sẽ khai thác được thế mạnh của nó như một công cụ mũi nhọn trong việc hoằng pháp, giúp lời Phật dạy, Phật giáo được lan toả rộng rãi trong xã hội. Như phần đầu, người viết đã đề cập, Truyền thông có tính tương tác rất cao trong xã hội về nhiều mặt, nó có thể định hướng được cả dư luận, bẻ cong cả sự thật, giáo dục được xã hội… Và giờ đây, với các phương tiện công nghệ hỗ trợ, thì Truyền thông càng có sức mạnh gấp bội lần. Người viết nghĩ những chuyện đã xảy ra, ai cũng biết và tạo thành sóng dư luận qua đó chúng ta cảm nhận được một phần nào từ tính tương tác của Truyền thông.

Truyền thông có sức mạnh, tương tác rất cao trong thiết chế xã hội hiện tại; nó định hướng dư luận, điều tiết xã hội, giáo dục xã hội… Ảnh: Minh họa, nguồn: Internet

Truyền thông có sức mạnh, tương tác rất cao trong thiết chế xã hội hiện tại; nó định hướng dư luận, điều tiết xã hội, giáo dục xã hội… Ảnh: Minh họa, nguồn: Internet

Gợi ý xây dựng chương trình

Học đường Phật giáo có ba cấp độ: Sơ cấp, Trung cấp và Đại học. Khối lượng kiến thức về Truyền thông có thể đưa vào Trung cấp và Đại học.

Ở Trung cấp, chúng ta thiết kế chương trình cho người học có những kỹ năng: xây dựng hệ tư tưởng Truyền thông Phật giáo, viết được một bản tin có cấu trúc cơ bản 5W + 1H, sử dụng Martphone trong Truyền thông.

Ở cấp độ Đại học Phật giáo: Sinh viên có kỹ năng: kiến thức Truyền thông được nâng lên so với nội dung đã học ở Trung cấp; kiến thức về các công nghệ Live stream, nhíp ảnh, dựng phim; lý luận về Truyền thông.

Thích An Tấn kính bút

*Phát triển từ bài viết “ Nghiệp vụ truyền thông đại chúng”, cùng tác giả

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nguyện giải thoát ngay hiện tiền

Nghiên cứu 13:41 18/12/2024

Trong nhà Phật, lời nguyện có thể gặp ở bất kỳ kinh sách nào. Hầu hết các lời nguyện đều lớn vô cùng và trải dài vô cùng tận. Trong các chùa Thiền tông, chúng ta thường nghe tới Tứ hoằng thệ nguyện, nơi câu đầu “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” (Nguyện giải thoát vô số chúng sinh) đã mang tâm lượng vô biên, vô cùng tận.

Đời tu của tôi

Nghiên cứu 09:32 18/12/2024

Đời tu của tôi có những cái dễ nhưng cũng gặp những cái khó. Trong cái khó thật ra tôi không tính toán cũng không suy nghĩ phải làm sao, tôi chỉ âm thầm xin Tam Bảo gia hộ. Ai làm gì nói gì, tôi cứ lặng thinh mà chịu chờ Tam Bảo gia hộ, rồi cái tốt đẹp sẽ đến, tôi không có phản ứng để chống chọi gì hết.

Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích ở Bắc Ninh

Nghiên cứu 11:12 17/12/2024

Ngôi cổ tự Phật Tích (tên gọi khác là chùa Vạn Phúc) toạ lạc trên núi Phượng Hoàng, Tiên Du, Bắc Ninh là nơi lưu lại dấu ấn truyền bá Phật giáo ở vùng Bắc bộ hơn nghìn năm. Chùa Phật Tích còn được biết đến là nơi lưu giữ 2 bảo vật quốc gia: Tượng Phật A-Di-Đà và bộ tượng 10 linh thú đá.

Truyện ngắn: Cây nhang cong

Nghiên cứu 22:49 16/12/2024

Chú Vĩnh là thợ mộc. Thím Vĩnh bán tạp hóa. Buổi sáng, trước khi bày đồ nghề để làm mộc thì chú Vĩnh đi ra chợ phụ vợ dọn hàng. Trong khi chú Vĩnh dọn hàng thì thím tranh thủ qua mấy quầy gần đó mua rau mắm để lát nữa chú ăn sáng xong tiện tay cầm luôn, khi đứa con gái tan học về nhà thì có sẵn mà nấu bữa trưa.

Xem thêm