Nhiếp phục thân khẩu ý thanh tịnh
Sở dĩ chúng ta phải khổ đau, trôi lăn trong sanh tử luân hồi là vì bám víu, lầm chấp thân, khẩu, ý của mình là chắc thật, rồi từ đó sanh khởi phiền não tham sân si, gây tạo vô số nghiệp tội.
Do không nhận biết bản chất vô thường, vô ngã của các pháp nên chúng ta cứ mãi chạy ngược xuôi theo dòng xoáy cuộc đời đời, đắm chìm trong thất tình lục dục.

Trên bước đường tu học, luôn có những chướng duyên, khổ nạn mà mỗi người cần phải vượt qua
Giờ đây, chư huynh đệ có duyên với giáo pháp của Đức Phật, phát bồ đề tâm xuất gia theo giáo pháp Khất sĩ của Tổ sư thì đó là một phúc duyên lớn mà chúng ta cần nên trân trọng. Một trong những ý pháp căn bản mà Tổ sư luôn khuyên dạy hàng Tăng Ni Khất sĩ xuyên suốt trong bộ Chơn lý đó là tu tập thanh lọc, nhiếp phục thân khẩu ý trong sạch. Ý pháp này được Tổ sư dạy cụ thể trong quyển Chơn lý “Tu và nghiệp”:
Thân trong sạch ấy là xứ Phật
Miệng trong sạch ấy là pháp Phật
Ý trong sạch ấy là con Phật
Tâm trong sạch chính là đức Phật.
Lời dạy của Tổ sư súc tích, ngắn gọn nhưng khế hợp với giáo pháp của Đức Phật. Giữ tam nghiệp thanh tịnh mới được gọi là xuất gia chơn chánh, tức là vị Tăng Khất sĩ phải có giới đức trong sạch, tâm phải định tĩnh, thì trí huệ giác ngộ sẽ phát sanh, từ đó không còn phiền não nhiễm ô, xa lần nghiệp tội. Ở đây, chư huynh đệ thấy Tổ sư từng bước nâng sự tu học của chúng ta theo từng bậc, có thể được hiểu như sau:
Thân gìn giữ giới luật khất sĩ, biết thu thúc lục căn, dứt sạch nghiệp trần – thân trong sạch, xứ Phật trang nghiêm thanh tịnh.
Miệng được nuôi dưỡng bởi giáo lý pháp bảo, dùng pháp bảo tiếp dẫn độ sanh – Miệng trong sạch, Pháp Phật được hiển bày.
Giữ Ý yên lặng, định tĩnh sáng suốt, không sở chấp, không phiền não nhiễm ô – Ý trong sạch, do đó thân tâm lưu xuất những điều tốt đẹp an vui mãi mãi.
Và khi tam nghiệp: Thân, Miệng, Ý trong sạch, tức là hình thành hạt giống Tâm chơn như, không vọng động.
Điều này được Tổ sư nhấn mạnh trong quyển CL “Võ trụ quan”: “Trau dồi thân khẩu ý lành tức là nuôi cây dưỡng hột, tạo cái ta, sanh ra cái biết, cái sống đời đời”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Hạng người nào có đầy đủ phước báu nhất để niệm Phật?
Kiến thức
Quý vị đây không đủ phước báu suốt ngày vọng tưởng, suy nghĩ lung tung. Vậy thì ai là người có đủ phước báu? Là những người thật thà, chất phác, suốt ngày chỉ ôm giữ một câu A Di Đà Phật, việc gì cũng không nghĩ tưởng.

Nghiệp sát nặng dẫn đến nhiều bệnh tật
Kiến thức
Người trên thế gian có rất nhiều bệnh tật, từ đâu mà đến? Nghiệp sát quá nặng. Lúc trước, khi tôi đọc quyển “Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh”, sợ đến nỗi dựng cả tóc gáy.

Đức Phật nói về nguyên nhân hiểm nạn, thiên tai, bệnh tật
Kiến thức
Chỉ khi những điều kiện này được đầy đủ, thì người này mới thành tựu những lợi ích của Kinh Hộ Trì. Do vậy, điều quan trọng là khi Kinh Hộ Trì được tụng đọc và mọi người nên lắng nghe với niềm tin, sự kính trọng và bằng sự chú tâm.

Hòa thượng Thích Trí Tịnh: 'Cố gắng hết sức mình, cầu đài sen thượng phẩm'
Kiến thức
Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn chịu để vượt qua.
Xem thêm