Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nhớ mùa báo hiếu

Hàng năm, cứ mỗi đợt hè qua, thu về, những người con chúng ta lại có dịp thể hiện tình yêu thương của mình với đấng sinh thành trong ngày lễ Vu Lan. Bởi lễ Vu lan là dịp để báo hiếu cha mẹ, để tìm về nguồn cội yêu thương, như truyền thống lâu đời của người Việt vốn trọng những tấm lòng thảo thơm như thế.

Lễ Vu lan là dịp của tất cả những người con được báo hiếu cha mẹ. Đối với các chùa tổ chức lễ Vu lan để phật tử và nhân dân đến lạy Phật và cầu nguyện cho Chư hương linh cửu huyền thất tổ được siêu sinh Tịnh độ và phụ mẫu hiện tiền có được đời sống an lành. 
 
Lễ Vu lan, có nghĩa là cứu tội những người đang bị đọa đày trong địa ngục. Lễ Vu lan xuất phát từ tích bà Thanh Đề là mẹ của Ngài Mục Kiền Liên. Lúc còn sống bà Thanh Đề gây nhiều tội ác nên khi chết bà bị đày vào địa ngục, làm quỷ đói khổ.

Ngài Mục Kiền Liên sau khi đắc đạo, chứng quả A La Hán, đã vận dụng thiên nhãn để tìm xem mẹ ở đâu. Ngài thấy mẹ bị đọa vào ngục quỷ, gầy ốm, đói khát khốn khổ. Ngài thương xót mẹ, lấy cơm trong bình bát đem dâng mẹ, nhưng khi cơm đến miệng, thì biến thành lửa, không ăn được. Ngài Mục Kiền Liên thấy mẹ như vậy vô cùng đau xót, trở về bạch Phật và xin Phật chỉ dạy cách cứu mẹ.

Phật dạy: Ngày Rằm tháng Bảy là ngày Tự Tứ của các chư tăng, sau ba tháng An cư Kiết hạ, thân tâm rất thanh tịnh, vì vậy lời chú nguyện của các chư tăng có nhiều năng lực giải trừ phần nào các nghiệp chướng. Phật khuyên Ngài Mục Kiền Liên mua sắm lễ vật dâng cúng lên chư tăng và các Hiền Thánh ngày Rằm tháng Bảy và xin các ngài chú nguyện cho, thì cha mẹ bảy đời quá vãng cũng như hiện tiền đều được nhiều ơn phước cứu độ.

Ngài Mục Kiền Liên vâng lời Phật dạy, đến ngày Rằm tháng Bảy mua sắm lễ vật dâng cúng các Chư Phật, các Hiền thánh và xin các Ngài chú nguyện cho mẹ. Ngay trong ngày đó Mẹ ngài Mục Kiền Liên được giải thoát kiếp ngạ quỷ và sinh lên cõi Trời.

Từ đó phật tử mọi nới và nhân nhân theo gương Ngài, hằng năm tổ chức ngày lễ Vu lan báo hiếu vào Rằm tháng Bảy. Đó là ngày phật tử nhớ ơn và đền ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Trong ngày nhớ ơn mẹ, ở nước Nhật có tục lệ cài hoa hồng lên áo. Người nào còn cha, mẹ thì cài hoa hồng đỏ, người nào không còn cha, mẹ thì cài hoa hồng trắng. Tục lệ đó đã sớm du nhập vào Việt nam. Cho nên "Bông hồng cài áo" ngày Vu Lan được phật tử hưởng ứng và phổ biến rộng rãi từ đó.

Có thể nói, chữ "Hiếu" rất quan trọng trong đời sống xã hội nước ta và trong đạo Phật. Công ơn của cha mẹ thật cao rộng, sâu dày, vô lượng, vô biên. Người nào dù đóng góp nhiều công đức, xây chùa, đúc tượng, cúng dường Chư tăng nhiều bao nhiêu đi nữa, mà bất hiếu với cha me thì cũng không được coi là phật tử, là con của Phật được. Đạo Phật là đạo hiếu. Tình mẹ cha thương con bao la như trời biển. Nói đến tình mẹ cha thì không có thứ tình cảm nào đậm đà, thiêng liêng và bất diệt như tình mẹ cha thương con. Nhất là những người mẹ Việt Nam, sống trong thời chinh chiến, suốt đời chỉ biết tần tảo, chịu đựng, hy sinh cho con.
 
Mẹ thương con từ lúc bào thai trong bụng. Rồi khi con lọt lòng, nghe tiếng con khóc chào đời, mẹ cũng cảm động ứa nước mắt theo. Từ đó cuộc đời mẹ đi liền với cuộc đời con. Nụ cười đầu tiên của con  làm mẹ vô cùng sung sướng. Con là núm ruột, là hòn máu, là kho tàng vô giá của mẹ. Con đau mẹ lo, con chơi mẹ mừng, nghe con bập bẹ kêu "mẹ" , nhìn con chập chững bước đi đầu tiên, lòng mẹ vui sướng biết bao! Con là niềm vui, là nguồn hạnh phúc của mẹ.

Cùng với dòng thời gian con khôn lớn trưởng thành luôn có mẹ bên cạnh, dẫn dắt con từng bước, đi đến trường học, đi ra trường đời. Con thành danh mẹ vui mừng. Con ngỗ nghịch hư hỏng mẹ cũng thương con. Mẹ thương con vô điều kiện. Mẹ là dòng suối tắm mát, là dòng sông êm đềm, là áng mây che chở cho cuộc đời con. Có biết bao nhiêu vầng thơ, bao nhiêu câu hò câu hát ca tụng tình mẹ thiêng liêng. Trên thế gian này tình cảm nào rồi cũng dần phai với thời gian. Chỉ có tình mẹ thương con là thiên thu bất biến. Mẹ thương con dù con bao nhiêu tuổi già. Mẹ thương con cho đến giờ phút cuối cùng của cuộc đời mẹ. 

Vì vậy giờ phút này người nào còn mẹ thì nên biết mình là người có diễm phúc. Không có niềm vui nào bằng niềm vui còn mẹ, và cũng không có nỗi buồn nào xót xa bằng nỗi buồn mất mẹ: 

"Con có mẹ  - con còn tất cả,
Mẹ đi rồi, tất cả cùng đi
Trong huyệt lạnh mẹ có nghe con khóc
Khóc bây giờ và mãi mãi ngàn sau."
Và … “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con….”
 
Người Việt Nam ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo Phật với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nên có nhiều người con hiếu thảo, chăm sóc cha mẹ chu đáo hơn. Người đời thường trả hiếu cho cha mẹ bằng cách cung phụng tiền bạc, vật chất, sớm hôm thăm viếng, thuốc thang khi cha mẹ ốm đau. Khi cha mẹ mất thì làm ma chay rình rang, trả hiếu một lần chót, cho cha mẹ được vui dạ ở chốn suối vàng. Nhưng đạo Phật chủ trương chết chưa phải là hết, mà còn phải sinh tử luân hồi để trả cái nghiệp báo mà mình đã gieo ở kiếp này. Nếu con cái chỉ đem vật chất ra đền đáp công ơn cha mẹ, thì con cái không thể nào đền trả đủ cái công ơn trời bể của mẹ cha. Dù con có cho cha mẹ bao nhiêu tiền bạc, tiền bạc có giúp ích phần nào, chứ không đem lại cho cha mẹ có được đời sống tinh thần an lạc tự tại.

Phật dạy cách trả ơn báo đáp cha mẹ, chính là giúp cha mẹ có lòng tin nơi Tam Bảo. Con cái nên đền đáp công ơn cha mẹ bằng cách gíup cha mẹ hiểu và có lòng tin ở luật "Nhân quả", làm lành, tránh dữ. Giúp cha mẹ nuôi dưỡng và phát triển tứ vô lượng tâm, là bốn đức tính cao quý: Từ bi hỷ xả. Được như vậy thì cha mẹ sẽ có được đời sống an lành yên vui. Nhờ nếp sống hiền hòa thanh tịnh này, khi lâm chung cha mẹ sẽ tự tại, thanh thản ra đi và được về cõi lành.

Chỉ có cách này con cái mới đền đáp được trọn vẹn công ơn dưỡng dục sinh thành của mẹ cha. Nhân mùa Vu Lan báo hiếu PL.2559, DL.2015, cầu chúc cho chúng ta mùa báo hiếu viên mãn, kẻ mất người còn thọ hưởng được nhiều duyên lành.

Đức Tuỳ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ý nghĩa Phật đản Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024: Đức Thế Tôn bậc trí hạnh viên mãn

Phật giáo thường thức 19:39 11/05/2024

Tháng Vesak năm 2024 - Phật lịch 2568 đã trở về, cộng đồng Phật tử Việt Nam nói riêng cũng như khắp nơi trên thế giới hân hoan đón mừng kỷ niệm ngày Bậc Đạo sư xuất thế.

Nguồn gốc chung bảng tông Lâm Tế 

Phật giáo thường thức 16:36 11/05/2024

Người khai sáng Tông này là Thiền sư Nghĩa Huyền. Vì phong cách hoằng dương đặc biệt theo tông môn tại Thiền viện Lâm Tế ở Trấn Châu nay thuộc tỉnh Hà Bắc, do đó mà đời sau gọi là Tông Lâm Tế. 

Bảy vị Phật quá khứ là ai?

Phật giáo thường thức 15:40 11/05/2024

Hỏi: Thưa thầy, con đọc trong các kinh sách, thường nghe nói đến khái niệm Bảy vị Phật trong hiền kiếp, chư Phật quá khứ, đương lai...Xin thầy giải thích thêm cho con hiểu ạ!

Cách tắm Phật đúng trong lễ Phật Đản

Phật giáo thường thức 15:30 11/05/2024

Tắm Phật là một lễ hội văn hóa tâm linh của tất cả mọi người con Phật trên khắp thế giới. Nghi lễ này rất quan trọng trong hầu hết các truyền thống Phật giáo. Mỗi năm vào dịp lễ Phật Đản, nghi lễ tắm Phật đều được diễn ra rất trang nghiêm, trọng thể.

Xem thêm