Nhờ đâu Tôn giả Bạc Câu La sống thọ 160 tuổi?

Tôn giả Bạc Câu La là một trong thập đại đệ tử của Đức Phật có hạnh đặc biệt là vô bệnh và sống lâu.

Từ khi Ngài sinh ra sống ngoài đời không hề mắc một chứng bệnh dù là nhỏ nhất đến năm 80 tuổi. Sau đó Ngài xuất gia tu hành đến 160 tuổi Ngài mới thị tịch. Trong suốt thời gian sống ở đời, cơ thể Ngài không bệnh, tuyệt đối. Sức khỏe phi thường của Tôn giả Bạc Câu La thành tựu nhờ muôn vàn công đức lành mà Ngài đã vun bồi trong vô lượng kiếp quá khứ.

Trong vô lượng kiếp, Ngài cũng mở rộng lòng từ bi và yêu thương mọi sự sống trên đời, từ con người, loài chim, thú, cá sông, côn trùng, v.v, đến cả từng nhành cây ngọn cỏ.

Ngài cũng thường dùng sức khỏe để cống hiến, phụng sự chúng sinh. Đặc biệt, trong nhiều kiếp quá khứ, Ngài đã cúng dường thuốc quý, đồng thời tận tâm chữa bệnh cho các vị Phật và đại chúng. Lúc là một ẩn sĩ trên núi, Ngài đã không quản ngại leo lên những vách đá cao và hiểm trở nhất để hái những thảo dược tốt, trị bệnh cho Đức Phật Anomadassi.

ai-generated-8689686_1280 (1)

Lại có lần thời Đức Phật Tỳ Bà Thi, phương thuốc của Ngài đã giải được một loại kỳ độc nguy hiểm đang lây truyền đến tất cả các vị Tỳ-kheo, nhờ vậy giúp duy trì sự ổn định trong Tăng đoàn, chư Tăng Ni an tâm tu hành và giáo hóa.

Không chỉ vậy, dù ở kiếp sống nào, Ngài làm công việc gì cũng luôn chú trọng, quan tâm chu đáo tới sức khỏe của mọi người. Ngài làm tất cả với mong muốn chăm lo đời sống cho các vị Tăng Ni một cách tốt nhất. Nhờ những công đức sâu dày ấy mà kiếp này Ngài đã thành tựu phước báo có sức khỏe tốt lành.

Tôi chia sẻ hạnh nguyện của Tôn giả Bạc Câu La để mọi người biết - bất cứ sự cúng dường nào, việc thiện nào mà chúng ta làm bằng từ tâm thì đều sẽ trổ quả thù thắng cả.

Nhưng mọi người đừng nghĩ Ngài hơn Đức Phật vì Đức Phật vẫn mắc bệnh. Chúng ta phải khẳng định Đức Phật là đại A-la-hán, còn Ngài chỉ là A-la-hán. Dù chứng đắc tứ thánh đế như nhau nhưng công hạnh và ba-la-mật của Ngài thì không thể so sánh được với bậc Toàn Giác như Đức Phật.

Đã là một vị Phật thì không có cái gì Ngài không biết, Ngài muốn biết thì Ngài sẽ biết rõ về nó, như một vị đã chứng tứ như ý túc thì Ngài có đủ khả năng kéo dài tuổi thọ, không bệnh, v.v. Nhưng Đức Phật đã dạy đế thứ nhất - mọi thứ vốn là khổ, có thân là có bệnh nên Ngài thị hiện thân bệnh nhưng tâm không bệnh cho chúng sanh thấy mà thực hành theo.

Quay lại việc chúng ta cần làm là thực hành các thiện pháp không ngừng nghỉ cho đến ngày giác ngộ vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nghi thức hồng danh sám hối chuẩn nhất

Phật giáo thường thức 10:51 06/01/2025

Pháp hồng danh sám hối giúp chúng ta thanh tịnh thân tâm, hướng lời nói và hành động ngày càng gần với hạnh nguyện của Phật. Dưới đây là nghi thức hồng danh sám hối, mời quý độc giả tham khảo và thực hành.

Làm thế nào để sám hối trong đời sống hằng ngày?

Phật giáo thường thức 10:49 06/01/2025

Hỏi: Thưa Hòa thượng, trong đời sống hằng ngày, làm thế nào để tu hành sám hối?

Hoá ra do tu tâm từ mà bản ngã lại lớn hơn

Phật giáo thường thức 07:07 06/01/2025

Hễ mình còn nghĩ rằng "mình làm cái này, mình hành thế này, mình tu thế nọ để cho tương lai" ấy là sai rồi đó. Không có tương lai nào cả. Tương lai là để tương lai lo, chứ mình không lo tương lai được. Tương lai là sự vận hành của Pháp.

Mối liên hệ giữa kinh Nguyên thủy và kinh Hoa nghiêm

Phật giáo thường thức 17:08 05/01/2025

Xét về mặt học thuật, có thể nói tạng Nguyên thủy là nguồn gốc của Phật giáo, nhưng xét về sự tu chứng thì kinh Hoa nghiêm được coi là bộ kinh đầu tiên Phật nói. Vì vậy, làm sao chúng ta kết hợp hai tư tưởng này với nhau.

Xem thêm