Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 20/07/2022, 08:53 AM

Như thế nào là sống theo Pháp?

Vị ấy không dùng trọn cả ngày để học thuộc lòng pháp, không phế bỏ sống độc cư an tịnh, nỗ lực chuyên chú vào nội tâm an chỉ. Như vậy, đây gọi là người sống theo pháp.

1. Thông đạt nhiều kinh điển nhưng không sống theo Pháp. 

Người học thông suốt pháp tức là 12 bộ kinh( Khế kinh, Ứng tụng, Ký Thuyết, Phúng Tụng, Tự Thuyết, Như Thị thuyết, Bổn Sanh, Vị Tằng Hữu Pháp, Trí Giải hay Phương Quảng). Vị ấy dùng trọn cả ngày để học thuộc lòng pháp, bỏ phế sống độc cư an tịnh, không nỗ lực chuyên chú vào nội tâm an chỉ. Đây gọi là người thông đạt nhiều kinh điển, nhưng không sống theo pháp.

2. Thuyết trình nhiều nhưng không sống theo Pháp

Lại nữa, người thuyết pháp cho các người khác một cách rộng rãi như đã được nghe, như đã được học thông suốt. Vị ấy dùng trọn cả ngày để trình bày pháp cho các người khác, bỏ phế sống độc cư an tịnh, không nỗ lực chuyên chú vào nội tâm an chỉ. Đây gọi là người thuyết trình nhiều, nhưng không sống theo pháp.

3. Đọc tụng nhiều nhưng không sống theo Pháp 

Lại nữa, người đọc tụng pháp một cách rộng rãi như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Vị ấy dùng trọn cả ngày để tụng đọc, bỏ phế sống độc cư an tịnh, không nỗ lực chuyên chú vào nội tâm an chỉ. Đây gọi là người đọc tụng nhiều, nhưng không sống theo pháp.

4. Suy tầm nhiều nhưng không sống theo Pháp 

Lại nữa, người với tâm tùy tầm tùy tứ, với ý tùy quán pháp như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng...Vị ấy dùng trọn cả ngày suy tầm về pháp, bỏ phế sống độc cư an tịnh, không nỗ lực chuyên chú vào nội tâm an chỉ. Này Tỷ-kheo, đây gọi là người suy tầm nhiều, nhưng không sống theo pháp.

Thực hành Pháp để báo ơn Phật

a1

5. Chuyên chú vào nội tâm an chỉ - Sống theo Pháp 

Ở đây, người học thuộc lòng pháp, (12 bộ kinh nói trên). Vị ấy không dùng trọn cả ngày để học thuộc lòng pháp, không phế bỏ sống độc cư an tịnh, nỗ lực chuyên chú vào nội tâm an chỉ. Như vậy, đây gọi là người sống theo pháp.

6. Hãy tu thiền, chớ phóng dật, về sau sẽ phải hối tiếc. 

Như vậy Ta đã thuyết về học thuộc lòng nhiều, đã thuyết về thuyết trình nhiều, đã thuyết về đọc tụng nhiều, đã thuyết về suy tầm nhiều, đã thuyết về sống theo pháp. Điều gì bậc Ðạo Sư cần phải làm cho các đệ tử vì hạnh phúc, vì lòng thương tưởng, vì lòng từ khởi lên, các điều ấy, Ta đã làm cho các người....Hãy tu Thiền, chớ có phóng dật, chớ có để về sau sẽ phải hối tiếc. Ðấy là lời giáo giới của Ta cho các học trò.

Trích Kinh Tăng Chi 

Lời bàn: 

Nên hiểu độc cư an tịnh không chỉ là sống một mình mà dù bất cứ ở đâu người ấy không bị người và cảnh bên ngoài chi phối, biết tự quay về soi chiếu thân tâm mình thì cũng được gọi là độc cư an tịnh.

Chuyên chú vào nội tâm an chỉ nghĩa là có sự chánh niệm, tỉnh giác, định tĩnh ngay nơi thân, khẩu, ý của mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phật dạy thần chú phá trừ những việc xấu ác

Kiến thức 17:33 26/04/2024

Nếu người trì tụng muốn làm pháp này được thành tựu, trước cần phải sạch sẽ trai giới, phát tâm chí thành tụng đà-ra-ni 10 vạn biến cho được thuộc làu rồi, nhiên hậu mới tùy chỗ làm phép được thành tựu.

Thực hiện ước mơ

Kiến thức 13:50 26/04/2024

Người có phước đức, định lực, trí tuệ là điều kiện cần để thực hiện được ước mơ của mình. Không có phước đức trí tuệ thì sẽ rất khó thực hiện được ước mơ của mình. Sống thế nào có thể tăng trưởng phước đức định lực trí tuệ?

Làm thế nào để niệm Phật trong chánh niệm?

Kiến thức 09:52 26/04/2024

Niệm sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật tưởng dễ mà không hề dễ chút nào. Bởi mỗi khi chúng ta khởi lên một câu Phật hiệu thì kèm theo đó là những vọng tưởng khởi lên. Bài viết với mong muốn giúp người học Phật tìm được sự nhất tâm trong câu niệm Phật.

Tôi là ai? Ta là ai? Chúng ta là ai?

Kiến thức 08:45 26/04/2024

Một câu hỏi tưởng như không cần thiết, nhưng thật ra là rất cần thiết cho đời sống có ý nghĩa của con người.

Xem thêm