Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Những cái sai của ông Nguyễn Công Nhân chùa Tân Diệu, Long An

Trong bài viết gồm có 6 mục lớn nêu lên những nhận định của cá nhân ông Nguyễn Công Nhân về Phật giáo, Kinh điển và pháp môn tu của các trường phái lớn hiện nay. Những nhận định chỉ là lập luận ở gốc độ suy luận cá nhân, từ đó ông tạo lập nên một đường lối kỳ dị sai biệt, gây nên sự hoang mang cho những người sơ cơ bước đầu học Phật. Mục thứ 7 là phần kết luận về đường lối của ông Nguyễn Công Nhân. BBT xin chia sẻ bài viết để các độc giả và phật tử có cái nhìn chính kiến trên bước đường tu học.

Buổi họp liên tịch giữa Văn phòng II T.Ư Giáo hội, BTS Phật giáo và các cơ quan tỉnh Long An thảo luận giải quyết một số vấn đề tại chùa Tân Diệu – Long An:

I. Báng bổ các tông phái Phật giáo:

Ông Nguyễn Công Nhân cho rằng Phật dạy năm pháp:

1. Thiền Tiểu Thừa.
2. Trung Thừa.
3. Thiền Đại Thừa.
4. Tịnh Độ Tông.
5. Mật Tông.

NĂM PHÁP MÔN TU VẬT LÝ CÒN BỊ LUÂN HỒI. Chỉ có chùa Tân Diệu là dạy “giải thoát”?

II. Báng bổ pháp tu, pháp hành:

1. Ông Nguyễn Công Nhân cho rằng, lễ bái, tụng kinh, niệm Phật là xúi giục quần chúng phật tử đi vào con đường “mê tín”? Đồng thời, những ai tu theo Pháp môn trì chú là muốn thành thần?

2. Ông Nguyễn Công Nhân cho rằng, xây chùa cao Phật lớn là để lừa gạt tiền của bá tính.

3. Ông Nguyễn Công Nhân cho rằng: “đức Phật, các vị Tổ sư không có ai tu hết”.

4. Ông Nguyễn Công Nhân cho rằng: “các việc thiện chỉ là sinh ra phước, vậy mà các chùa chiền, tăng ni xúi giục quần chúng làm để đi trong luân hồi”?
Họp liên tịch, giải quyết vấn đề chùa Tân Diệu, sáng 16/06, tại thiền viện Quảng Đức (Tp.HCM)
III. Báng bổ quả vị tu chứng của các Tông phái:

1. Ông Nguyễn Công Nhân cho rằng, sự nghiệp rộng tu, bố thí cúng dường Phẩm hạnh của một Bồ tát không có kết quả?

2. Quả vị tu chứng cao nhất của hệ phái Nam tông là bậc A La Hán (arhant) ông cũng cho là còn bị luân hồi?

3. Suốt cuộc đời đức Phật độ có 15 người.

4. Tại chùa Tân Diệu, ông Nguyễn Công Nhân đã độ:

a) 6.000 người được cấp yếu chỉ Thiền Tông.
b) Trên 600 người đạt bí mật Thiền Tông.
c) Phong Thiền Tông gia đến 40, 50 chục người! (video clip “Hỏi về việc không cho phổ biến Thiền tông” từ phút thứ 11 đến phút thứ 12-)

IV. Sao chép kinh sách của các tông phái để viết ra 10 quyển sách:

1. Kinh Hoa Nghiêm.

2. Kinh Thủ Lăng Nghiêm.

3. Kinh Pháp Hoa.

4. Nhân sinh quan, vũ trụ quan của HT.Thích Mật Thể.

5. Cuội nguồn truyền thừa của HT.Thích Duy Lực dịch.

6. Quyển sách Đạo Vật Lý của GS Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách.

7. Quyển Dịch Lý, thuyết âm dương ngũ hành.

8. Thuyết âm dương ngũ hành của “HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH”.

9. Bài vở của Website “Lý Học Đông Phương” http://www.lyhocdongphuong.org.vn

10. Ngữ Lục Đại Huệ.

11. Cư Trần Lạc Đạo.

V. Thật hư quyển Huyền Ký do đức Phật nói:

1. Nước Việt Nam là nơi duy nhất trên thế giới được đức Phật truyền Thiền tông?

2. Thiền sư Thích Đức Hà tặng cho mẹ ông tập Huyền ký (Bản in)

3. Mẹ ông truyền quyển “bí kíp” huyền ký lại cho ông?

4. Mẹ ông Nguyễn Nhân là “Long nữ” được đề cập trong kinh Pháp Hoa phẩm thứ 12.
 Họp liên tịch, giải quyết vấn đề chùa Tân Diệu, sáng 16/06, tại thiền viện Quảng Đức (Tp.HCM)
VI. Con đường về Phật giới của ông Nguyễn Công Nhân:

1. Không cần “công phu” tu tập gì hết.

2. Chùa Tân Diệu không tụng kinh, Quy y, truyền giới.

3. Cứ sống bình thường thoải mái, khi chết “tính Phật” sẽ được điện từ quang hút về “cửa Hải Triều Dương” và chỉ cần nói lớn “BUÔNG” thì tính Phật được rớt vào “Phật giới”.

4. Ở Phật giới do ông vẽ ra có “Phật Tiểu, Phật Huynh”.

5. Phật giới có sự quản lý ID vì ở đó quy định như vậy?

(chữ “ID” là viết tắt của chữ Identification là giấy tờ tùy thân có ảnh để xác định một người nào đó. Trong internet chúng ta hay thấy User ID chính là tên hoặc từ nào đó để xác định bạn là ai thường đi kèm với mật khẩu).

VII. KẾT LUẬN:

1. Ông Nguyễn Công Nhân rất nhiệt tâm lo cho Phật pháp, và muốn rộng truyền pháp giải thoát cho trong nước và cả thế giới biết đến đạo Phật.

2. Quí phật tử chùa tân Diệu tinh tấn cần cầu pháp tu giải thoát nên tin tưởng vào ông Nguyễn Công Nhân nói.

3. Ông Nguyễn Công Nhân sợ người ta không tin “huyền ký” và sách mình viết ra nên dựa dẫm vào Nhà xuất bản Tôn giáo, Nhà xuất bản Hồng Đức, Đài VTV2, VTV4… để xây dựng niềm tin.

4. Để thu hút được quần chúng theo mình nên khẳng định: Chỉ có “Chùa Thiền Tông Tân Diệu dạy giải thoát”.

5. Nhằm lôi kéo tín đồ theo mình bằng cách cấp giấy Yếu chỉ Thiền Tông; Đạt Bí Mật Thiền Tông; Phong Thiền Tông Gia, Phật gia... vì chùa Tân Diệu không có Pháp Tu, Pháp hành cho người phật tử tại gia, cho nên thân, khẩu, ý khó thanh tịnh bởi tham, sân và si luôn làm cho những người dù đã được cấp giấy chứng nhận Thiền Tông Gia hay Phật gia vẫn chưa giảm được Hỷ, nộ, ái ố trong đời sống.

Ba nghiệp chưa thanh tịnh thì không thể “cùng Tổ cùng Phật đi chung đường”!

Quí phật tử chùa Tân Diệu hãy tập “đi cho vững rồi mới tập chạy”.

ĐỨC PHẬT DẠY:
Đừng tin điều gì, chỉ vì nghe người ta nói như thế.
Đừng tin vào các truyền thống, chỉ vì chúng đã được lưu truyền qua nhiều đời.
Đừng tin điều gì, chỉ vì đó là dư luận trong quần chúng.
Đừng tin điều gì, chỉ vì thấy nó được ghi chép trong kinh điển của tôn giáo mình.
Đừng tin điều gì chỉ vì căn cứ vào uy tín, của các bậc thầy hay tiền bối của mình.
Nhưng sau khi quán sát và phân tích, thấy điều gì phù hợp với lý trí và đưa đến sự tốt lành, đem lại lợi ích cho cá nhân và cho tất cả; hãy chấp nhận điều đó và thực hành theo nó.
(Trích Kinh Tăng Nhất A Hàm)

TT.TS Thích Lệ Thọ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Hòa thượng Pháp Tông giới thiệu về tranh thủy mặc

Phật pháp và cuộc sống 12:27 28/03/2024

Tranh thủy mặc là một trong các hình thái hội họa xuất phát từ Trung Quốc. Dựa vào thuật ngữ “thủy mặc” chúng ta có thể hiểu nôm na là loại tranh này chủ yếu do mài mực Tàu ra, pha với nước, rồi dùng bút lông vẽ trên giấy xuyến hoặc trên lụa nên về sắc thái chỉ có hai màu đen và trắng.

Người trồng nụ cười

Phật pháp và cuộc sống 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Phật pháp và cuộc sống 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Chuyện về chàng trai “cuồng mèo”

Phật pháp và cuộc sống 15:58 27/03/2024

Với tình yêu mãnh liệt dành cho loài mèo, chàng trai Nguyễn Hồng Nhân (Tp.HCM) đã vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để cưu mang và “tái sinh” cho những hàng trăm chú mèo bị bỏ rơi…

Xem thêm