Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Những điều Phật tử, người dân cần biết về Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công

Có nhiều bằng chứng cho thấy Pháp Luân Công là một tà giáo với nhiều hoạt động tẩy não tín đồ, nô lệ hóa người tập che đậy bởi vỏ bọc là khí công dưỡng sinh, tốt cho tâm tính, đề cao đạo đức,.. nhằm mục đích để phật tử và nhân dân cảnh giác cao độ trước tà đạo Pháp Luân Công.

Chúng tôi đưa ra các bằng chứng để kết luận rằng Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công đang lừa đảo cải đạo phật tử, xuyên tạc bài xích Phật giáo, hạ thấp đức Phật Thích Ca Mâu Ni...
Sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng về Pháp Luân Công từ:
- Các trang web nội bộ, các trang web và fanpage quảng cáo của Pháp Luân Công, các bài giảng và các yêu cầu của Lý Hồng Chí.
- Từ thực tế những gì mà những người theo Pháp Luân Công đang làm là Phát Chính Niệm tiêu diệt tà linh của Đảng Cộng Sản, đọc kinh văn của Lý Hồng Chí, và các hoạt động giảng chân tướng mà Lý Hồng Chí người sáng lập tà đạo này tuyên truyền rằng các hoạt động này để tăng thêm công đức như: lập trang web, mở điểm luyện công, tuyên truyền chống phá chính quyền Trung Quốc, rải truyền đơn, phát tài liệu miễn phí lôi kéo người tham gia....
Chúng tôi đưa ra nhiều bằng chứng kết luận rằng Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công đang lừa đảo cải đạo phật tử, xuyên tạc bài xích Phật giáo, hạ thấp đức Phật Thích Ca Mâu Ni..., có bản chất là một tà giáo với nhiều hoạt động tẩy não tín đồ, nô lệ hóa người tập che đậy bởi vỏ bọc là khí công dưỡng sinh, tốt cho tâm tính, đề cao đạo đức, nhân quyền....
1. Pháp Luân Công sử dụng hình ảnh của Phật giáo quảng cáo thâu nạp tín đồ Phật giáo, nhưng lại tuyên bố Pháp Luân Công thuộc Phật gia, không liên quan đến Phật giáo.
Có hàng trăm trang web và fanpage của Pháp Luân Công được lập ra, hầu hết tất cả các fanpage của Pháp Luân Công đều chạy quảng cáo thu hút lượng theo dõi truy cập rất lớn. Riêng trang ba trang daikynguyen của Pháp Luân Công có lượng truy cập nên đến gần 13 triệu lượt theo dõi triệu cho đến thời điểm hiện tại.
Số lượng truy cập trang Đại Kỷ Nguyên, một trang của Pháp Luân Công rất lớn lên đến gần 13 triệu lượt theo dõi
Các trang web, fanpage của Pháp Luân Công sử dụng các hình ảnh của Phật giáo để đi quảng cáo, tuyên truyền lôi kéo người tham gia, mặt khác sau khi tham gia rồi thì lại tuyên truyền Pháp Luân Công là Phật gia, không phải Phật giáo [1]. Một số trang web của Pháp Luân Công tinh vi hơn là quảng cáo thật nhiều để thâu nạp người theo dõi, truy cập sau đó ngấm ngầm chèn các quảng cáo Pháp Luân Công để gây thiện cảm đối với người truy cập.
Một số ví dụ: Các fanpage Pháp Luân Công sử dụng các hình ảnh của Phật giáo để đi tuyên truyền lôi kéo người tham gia, mặt khác sau khi tham gia rồi thì lại tuyên truyền Pháp Luân Công là Phật gia, không phải Phật giáo
Một số ví dụ: Các fanpage Pháp Luân Công sử dụng các hình ảnh của Phật giáo để đi tuyên truyền lôi kéo người tham gia, mặt khác sau khi tham gia rồi thì lại tuyên truyền Pháp Luân Công là Phật gia, không phải Phật giáo
 
2. Các trang web của Pháp Luân Công sử dụng các câu chuyện của Phật giáo nhưng đổi tên thành chuyện của Phật gia, mặt khác nói Pháp Luân Công là môn tu luyện cao cấp của Phật gia không liên quan Phật giáo.
Các trang web của Pháp Luân Công sử dụng các câu chuyện của Phật giáo nhưng đổi tên thành chuyện của Phật gia. Mặt khác họ nói Pháp Luân Công là Phật gia mà không liên quan gì đến Phật giáo [1]. 
Một số ví dụ: Các web của Pháp Luân Công sử dụng các câu chuyện của Phật giáo đổi tên thành Phật gia tuyên truyền lôi kéo người tham gia, mặt khác sau khi tham gia rồi thì lại tuyên truyền Pháp Luân Công là Phật gia, không phải Phật giáo.
Một số ví dụ: Các web của Pháp Luân Công sử dụng các câu chuyện của Phật giáo đổi tên thành Phật gia tuyên truyền lôi kéo người tham gia, mặt khác sau khi tham gia rồi thì lại tuyên truyền Pháp Luân Công là Phật gia, không phải Phật giáo.
Một số ví dụ: Các web của Pháp Luân Công sử dụng các câu chuyện của Phật giáo đổi tên thành Phật gia tuyên truyền lôi kéo người tham gia, mặt khác sau khi tham gia rồi thì lại tuyên truyền Pháp Luân Công là Phật gia, không phải Phật giáo.

3. Pháp Luân Công tuyên bố là của Phật gia không liên quan đến Phật giáo nhưng sử dụng một loạt các câu chuyện, điển tích, điển cố của Phật giáo để đi thâu nạp tín đồ gây ngộ nhận cho người mới tìm hiểu Pháp Luân Công là Phật pháp.
 
4. Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công không đưa ra được bất cứ một trường phái nào gọi là Phật gia, tự nhận Pháp Luân Công là pháp môn cao cấp của Phật gia.
Những gì là Phật gia lâu nay chúng ta biết đều là thuộc Phật giáo vì Phật gia dịch theo nghĩa nhà Phật quan điểm triết lý, khí công, võ công....vv... xuất phát từ các ngôi chùa Phật giáo, Lý Hồng Chí đã sử dụng các quan điểm của Phật giáo và cho đó là của Phật gia. Mặt khác tuyên bố Pháp Luân Công thuộc Phật gia không liên quan đến Phật giáo. Mục đích để cho người ta tin rằng Pháp Luân Công là môn tu luyện chính truyền, dễ bề thu hút người tham gia. Bạn đọc có thể xem thêm tại các tài liệu tham khảo [2][3][4].
5. Sử dụng thuật ngữ của Phật giáo với nghĩa xuyên tạc, một mặt nhằm gây ngộ nhận cho tín đồ Phật giáo rằng Pháp Luân Công là Phật pháp, một mặt nhằm thần thánh hóa bản thân Lý Hồng Chí.
Phật tử và những người ảnh hưởng Phật giáo ít nhiều đều quen thuộc với các thuật ngữ của Phật giáo. Vì vậy một tác phẩm nào đó sử dụng nhiều thuật ngữ này khiến cho họ nghĩ tác phẩm đó đang cổ xúy, liên quan đến Phật giáo, thậm chí ngộ nhận rằng tác phẩm đó đang nói về Phật pháp. Trong khi Lý Hồng Chí không đưa ra được bất cứ một bằng chứng nào có sức thuyết phục để chứng minh Pháp Luân Công thuộc Phật pháp, ví dụ không dựa trên bất cứ một tác phẩm văn học, tác phẩm lịch sử, tác phẩm kinh sách nào để chứng minh Pháp Luân Công thuộc Phật pháp và cũng không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào cho thấy Phật gia là nhóm các Pháp Môn tu hành thuộc Phật pháp như Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Hoa Nghiêm Tông, Pháp Hoa Tông, Nam Tông..., mà đơn thuần chỉ là sự Ngụy Biện Pháp Luân Công thuộc Phật pháp, Pháp Luân Công thuộc Phật gia. Lý Hồng Chí người sáng lập Pháp Luân Công sử dụng một loạt các thuật ngữ của Phật giáo với nghĩa xuyên tạc để gây ngộ nhận cho tín đồ Phật giáo rằng Pháp Luân Công là Phật pháp nhằm dễ bề lừa đảo cải đạo phật tử [5]. Hơn thế để thần thánh hóa bản thân mình Lý Hồng Chí sử dụng thuật ngữ Pháp Thân quen thuộc của Phật giáo 67 lần trong sách Chuyển Pháp Luân.
6. Trong quyển sách Chuyển Pháp Luân của Lý Hồng Chí, cũng như trong nhiều tác phẩm khác Lý Hồng Chí bài xích hạ thấp Giáo chủ của các tôn giáo truyền thống.
Lý Hồng Chí tuyên truyền thời mạt pháp, xuyên tạc kinh Phật, xuyên tạc lời Phật rằng hiện tại là thời mạt Pháp. Lý Hồng Chí nhấn mạnh đến những tiêu cực hạn chế của xã hội với mục đích cuối cùng là biến bản thân mình thành một người vĩ đại, người truyền Pháp Luân Công ra để cứu vớt nhân loại, và tuyên truyền thế giới sẽ bị tiêu hủy nếu không có Đại Pháp. Để lời nói của mình có sức thuyết phục, một thủ đoạn ngụy biện tinh vi của Lý Hồng Chí là mượn miệng Đại Giác Giả. Chẳng những thế các trang của tổ chức Pháp Luân Công cũng sáng tạo ra các câu chuyện thể loại này nhằm nô lệ hóa người tập và thần thánh hóa Lý Hồng Chí. Bạn đọc có thể xem thêm tại xem thêm tại [6][7][8].
Một số ví dụ về việc Lý Hồng Chí tuyên truyền thời mạt thế:
Trích: “Toàn thể xã hội nhân loại đều cùng trong một tầng này. Đã rớt đến bước này, đứng tại góc độ công năng mà xét, hoặc đứng tại góc độ các Đại Giác Giả mà xét, [thì] những thể sinh mệnh kia cần phải bị tiêu hủy.” (Lý Hồng Chí, sách Chuyển Pháp Luân, trang 2)
Đoạn trên Lý Hồng Chí mượn miệng các Đại Giác Giả để tuyên truyền rằng nhân loại sẽ bị tiêu hủy.
Trích: “Thời mạt Pháp mà Ông (Phật Thích Ca Mâu Ni) nói đến, chính là hôm nay; con người hiện tại mà dùng Pháp ấy để tu luyện thì đã không thể được nữa. Vào thời mạt Pháp, hòa thượng trong chùa tự độ còn rất khó, huống là độ nhân.” (Lý Hồng Chí, sách Chuyển Pháp Luân, trang 3)
Đoạn trên rõ ràng Lý Hồng Chí mượn uy tín Phật Thích Ca Mâu Ni để dựng chuyện thời hiện tại là thời mạt Pháp, Phật pháp không độ được người. Trong tác phẩm Chuyển Pháp Luân của mình Lý Hồng Chí đã dùng từ “mạt pháp” 17 lần. Lưu ý rằng đức Phật Thích Ca Mâu Ni không nói hiện tại là thời mạt Pháp.
Lý Hồng Chí thần thánh bản thân mình thông qua việc hắn chính là kẻ truyền ra Đại Pháp lần cuối cùng:
Trích: “Tôi có thể nói với chư vị, rằng có rất nhiều Đại Giác Giả đều đang chăm chú theo dõi sự việc này; đây là vào thời kỳ mạt Pháp mà chúng tôi truyền chính Pháp một lần cuối cùng.” (Lý Hồng Chí, sách Chuyển Pháp Luân, trang 64)
Đoạn trích trên cho thấy Lý Hồng Chí mượn uy tín của các Đại Giác Giả để tuyên truyền rằng hiện tại là thời mạt pháp, hắn mượn uy tín của số đông qua từ “chúng tôi” thực ra là không ai khác, chính hắn là người chuyển Chính Pháp ra lần cuối cùng.
Lý Hồng Chí còn cho rằng nếu không có Pháp Luân Công của hắn thì toàn thể nhân loại đã bị tiêu hủy từ trước năm 1999.
Trích: “Chư vị biết chăng? Chư Thần nhìn nhận rằng nhân loại vốn từ lâu đã không được nữa rồi và vốn nên bị huỷ diệt, nhân loại vốn là không qua được năm 1999 đâu, bởi vì Đại Pháp muốn cứu chúng sinh, [nên] kéo dài thời gian nhân loại.” (Lý Hồng Chí, Giảng pháp tại pháp hội New York 2016, [9])
Chẳng những Lý Hồng Chí tuyên truyền thời mạt pháp, hắn là một thần cứu nhân loại mà các trang web của Pháp Luân Công cũng tuyên truyền như vậy:

"Tôi hỏi cô ấy nếu chúng ta không hoàn thành sứ mệnh thì có bị hình thần toàn diệt không, sẽ bị trừng phạt như thế nào? Cô ấy nói rằng thiên cơ không được phép tiết lộ, nhưng cô ấy biết rằng nếu không hoàn thành sứ mệnh thì toàn bộ chúng sinh trong thế giới của tôi sẽ bị tiêu hủy, cũng như tất cả thế giới và chúng sinh trong tầng tầng [vũ trụ] mà tôi đã kết duyên trong quá trình hạ xuống từ cao tầng cũng sẽ bị tiêu hủy." [10]
 
Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công chưa dừng lại tại đó còn tạo ra hàng nghìn bài viết xuyên tạc kinh Phật về Phật Di Lạc, xuyên tạc kinh Phật về Hoa Ưu Đàm để đồn thổi Lý Hồng Chí là Phật Di Lặc (xem tại [11, 12]). 
Lý Hồng Chí còn tuyên truyền rằng các học viên Pháp Luân Công đều là Đại Giác Giả, mặt khác hắn nói Phật cũng là Đại Giác Giả và Đại Giác Giả cũng có thể bị đọa.
Trích “V: Ông Phật sẽ ở mãi trình độ Phật đó phải không?

Ð: Sau khi quý vị đạt giác ngộ qua sự tu luyện rồi quý vị là người giác ngộ, nói khác đi, là người ở cao tầng. Nhưng cũng không bảo đảm là quý vị không bao giờ làm điều sai trái. Dĩ nhiên, thông thường thì quý vị không phạm lỗi lầm gì ở cấp đó vì quý vị đã nhìn thấy chân lý. Nhưng nếu quý vị có tư cách kém cỏi, quý vị sẽ bị xuống cấp không trừ một ai. Nếu quý vị làm điều tốt, quý vị sẽ ở đó vĩnh viễn” (Lý Hồng Chí, sách Pháp Luân Công, trang 90-91)
Trong đoạn trích trên Lý Hồng Chí sử dụng thuật ngụy biện hết sức tinh vi, hỏi về Phật nhưng hắn trả lời về người giác ngộ, chỗ khác hắn nói Phật là người giác ngộ, như vậy đoạn trên một mặt hắn gián tiếp nói tu luyện Pháp Luân Công giác ngộ thì thành Phật, hắn giảng Pháp tại Cao Tầng (cũng là giảng Pháp cho Phật), nhưng hắn cũng nói rằng Phật cũng có thể bị đọa....điều này là trái hoàn toàn với quan điểm của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người đã giác ngộ, người không còn tái sinh.....
7. Quan điểm về hình thành thế giới của Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công là khác căn bản với quan điểm của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. 
Quan điểm về hình thành thế giới của Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công là khác căn bản với quan điểm của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni quan điểm hình thành vũ trụ là không có điểm khởi đầu và kết thúc, đó là chuỗi nhân quả vô cùng vô tận, vô thủy vô chung. Nhưng Lý Hồng Chí quan điểm là các Đại Giác Giả sáng tạo ra vũ trụ, và chính hắn sáng tạo ra thế giới Pháp Luân (xem thêm tại Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải).
Trích: “Khi vũ trụ mới được những Đại Giác Giả cực cao cực cao kiến tạo lại mới xong rồi, trong đó vẫn có [còn tồn tại] một số không bị nổ chết. Các Đại Giác Giả kiến tạo vũ trụ [mới] này là chiểu theo đặc tính của bản thân mình, [theo] tiêu chuẩn của bản thân mình mà kiến tạo vũ trụ ấy; do đó [so] với đặc tính vũ trụ của thời kỳ trước đó có những chỗ bất đồng.” (Lý Hồng Chí, sách Chuyển Pháp Luân, trang 90)
8. Lý Hồng Chí tuyên truyền bất nhị Pháp Môn để xóa bỏ con đường tìm hiểu các tín ngưỡng tôn giáo truyền thống của người tập Pháp Luân Công, điều đó cũng có nghĩa là Pháp Luân Công đang cải đạo tín đồ tôn giáo truyền thống.
Pháp Luân Công tuyên truyền phi tôn giáo, phi kinh tế phi chính trị sau đó khiến cho người ta tin tưởng duy nhất Lý Hồng Chí, sám hối trước pháp tượng của Lý Hồng Chí tương tự xưng tội trước cha đạo, hoặc nghi thức sám hối trước khi tụng kinh. Lý Hồng Chí tuyên truyền một một hệ thống mê tín dị đoan do hắn tạo ra và cuối cùng là thực hiện Bất Nhị Pháp Môn nhằm ngăn cản người tập quay trở lại tôn giáo truyền thống của họ. Rõ ràng là lừa đảo, Pháp Luân Công một tà giáo che đậy bởi vỏ bọc khí công dưỡng sinh và Pháp Môn của Phật pháp...
9. Pháp Luân Công vốn là các bài tập khí công, là các động tác dưỡng sinh (bốn bài tập thời gian tổng là 1 tiếng) kết hợp thiền tĩnh (thời gian tổng là 1 tiếng) nhưng hiện này Lý Hồng Chí yêu cầu làm các việc không liên quan. 
Hiện nay Lý Hồng Chí yêu cầu học viên Pháp Luân Công làm ba việc mà hoàn toàn không liên quan đến các bài tập này. Đó là Phát Chính Niệm tiêu diệt tà ác phá hoại Pháp Luân Công (bất kể những ai vạch ra sự thật về Pháp Luân Công, không đồng tình đều bị coi là tà ác), tiêu diệt tà linh của Đảng Cộng Sản, đi giảng chân tướng, quảng cáo, phát tờ rơi.....
10. Lợi dụng các trạng thái xảy ra trong quá trình tập luyện, Lý Hồng Chí mê hoặc tín đồ.
Thời gian tập của 5 bài công Pháp này 2 tiếng trong khi các bài khí công thuộc các trường phái khác ít hơn nhiều, ví dụ Bát Đoạn Cẩm, Ngũ Cầm Hí thời gian tập 5 đến 7 phút. Vì thời gian tập Pháp Luân Công kéo dài, với nhiều động tác, trong quá trình tập người tập có cảm nhận được một số vấn đề huyền bí, các trạng thái mà bình thường không cảm nhận được, tương tự như tập các môn thiền, khí công, dưỡng sinh, nhân điện đều có khả năng khai mở các huyệt đạo, luân xa, tam hoa tụ đỉnh, khỏi bệnh....vv...đều không có gì đặc biệt.
Các trạng thái do tập các động tác này cũng xuất hiện đối với các trường phái khí công khác. Ví dụ dễ gặp và phổ biến nhất là Thiền Tông của Phật giáo Đại Thừa có các trạng thái mà kinh Lăng Nghiêm gọi đó là ma, ngũ ấm ma xuất hiện trong quá trình thiền, khi nào phải đạt trạng thái “Không” mới là đắc đạo. Lý Hồng Chí mô tả các trạng thái đó phù hợp với các cảm nhận của người tập từ đó khiến cho người tập tin tưởng Lý Hồng Chí. Lợi dụng lòng tin của người tập đó và sự thiếu hiểu biết của những người tập Pháp Luân Công, Lý Hồng Chí đã thần thánh hóa bản thân, tuyên truyền một hệ thống mê tín dị đoan phản khoa học, và yêu cầu người tập làm những việc không liên quan như “phát chình niệm tiêu diệt tà linh của Đảng Cộng Sản”, “đi phát tờ rơi”, “lập trang web”, “mở điểm luyện công”, “tuyên truyền về Pháp Luân Công”....
Lý Hồng Chí cũng đã lường trước được các phản ứng của xã hội, nên đã hướng dẫn tín đồ rằng nếu có sự ngăn cản thì đó đều là thử thách để đắc Pháp, thành thần, đều được an bài...
11. Sự thật đằng sau các ngụy biện khỏi bệnh thần kỳ nhờ Pháp Luân Công
Khi tập Pháp Luân Công có bệnh thì người tập Pháp Luân Công đều được Lý Hồng Chí tuyên truyền đó là trả nghiệp, vượt quan, vượt ải.....
Trích: “Một số thử thách sẽ xuất hiện trong lúc tập luyện. Ðó là hình thức để trả nghiệp. mọi người đều có nghiệp. Khi người tu cảm thấy cơ thể bất an, xin đừng nghĩ là mình đang mắc bệnh gì. Ðể tiêu trừ nghiệp lực và dọn đường cho sự tu luyện, vài sự khảo đảo sẽ xuất hiện sớm hơn.” (Lý Hồng Chí, sách Pháp Luân Công, trang 69)
Trích: “V: Tôi có thể tập luyện trong lúc bị cảm hay bị sốt hay không?

Ð: Tôi sẽ nói rằng sau khi học xong khóa này, quý vị sẽ không bao giờ bị bệnh. Quý vị có thể không tin nó. Tại sao học viên của tôi đôi khi có triệu chứng tương tự như là bị cảm hay là bị lên cơn sốt? Ðó là đang trải qua sự trả nghiệp và khổ nạn, và nó ngầm ám chỉ rằng đang đến lúc phải tiến lên một trình độ khác. Họ đều hiểu rằng họ không nên bận tâm về vấn đề đó, và nó sẽ lướt qua” (Lý Hồng Chí, sách Pháp Luân Công, trang 78)
Người phụ nữ tập Pháp Luân Công già rồi 70-80 vẫn ra kinh nguyệt trở lại, điều đó chứng tỏ là tập Pháp Luân Công kích thích hóc môn sinh dục (xem thêm tại Pháp Luân Công Nghĩa Giải của Lý Hồng Chí). Điều đó càng chứng tỏ Pháp Luân Công đi ngược lại với được lối tu luyện diệt dục của đạo Phật, đạo Giáo (thiểu dục, tri tuc, xả phú cầu bần-xả thân cầu đạo).
Một số trang web của Pháp Luân Công còn tuyên truyền rằng có những người “bị liệt 12 năm đứng dậy đi sau ba ngày nghe đọc Chuyển Pháp Luân” hay “Niệm Pháp Luân Đại Pháp Hảo chữa được bệnh AIDS sau một tháng”......những điều này đều là phi khoa học, lừa đảo.
12. Ngụy biện của người tập Pháp Luân Công khi nhận được các ý kiến phản biện.
Những người theo Pháp Luân Công thường đưa ra các bằng chứng rằng: Tôi tập Pháp Luân Công khỏi bệnh vì vậy Lý Hồng Chí nói đúng. Hay Chân Thiện Nhẫn có gì xấu, người tập Pháp Luân Công là theo Chân Thiện Nhẫn tại sao lại phản đối. Hay phản đối Pháp Luân Công là bênh vực Trung Quốc. Về một số ngụy biện như vậy xin giải đáp như sau: Các trường phái khí công đến các môn thể dục, thậm chí là đi bộ cũng có tác dụng chữa bệnh huống chi tập Pháp Luân Công hết 2 tiếng, thời gian tập Pháp Luân Công nhiều hơn các môn khí công khác như Bát Đoạn Cẩm, Ngũ Cầm Hý gần 20 lần, do vậy việc khỏi bệnh cũng không cứ gì là những vấn đề khác của Pháp Luân Công là đúng. Chân Thiện Nhẫn cũng như vậy, Chân Thiện Nhẫn là đúng nhưng lợi dụng ba chữ này để che đậy mưu đồ bá chủ tam giới, nô lệ người tập, dẫn dụ người tập vào các hoạt động vô bổ không liên quan như Phát Chính Niệm tiêu diệt tà linh của Đảng Cộng Sản, hay người Việt Nam rải truyền đơn chống phá Trung Quốc (vì đó là không đúng, không hề liên quan đến Phật pháp như họ tuyên truyền lôi kéo), trong khi Pháp Luân Công luôn miệng tuyên truyền phi chính trị, phi tôn giáo,....việc không đồng tình với một số vấn đề, quan điểm của Pháp Luân Công ví dụ Pháp Luân Công dụ dỗ người tham gia sau đó tuyên truyền bài xích các môn khác, hạ thấp giáo chủ các tôn giáo, thần thánh hóa bản thân Lý Hồng Chí không có nghĩa là bênh Trung Quốc.
13. Tập công miễn phí, tập tại các công viên... thực chất là để bành chướng lực lượng, sử dụng người khác phục vụ cho mưu đồ bá chủ tam giới của Lý Hồng Chí.
Lý Hồng Chí sử dụng người bản địa, người tập để đi dụ dỗ lôi kéo người tập, trong khi Lý Hồng Chí không hề mất cái gì cả. Những thứ mà Lý Hồng Chí ban cho những người này là càng mở điểm luyện công, càng lôi kéo được nhiều người tham gia thì càng có uy đức, công đức vô lượng...
Trích: “Chư vị chỉ quản việc tu, chư vị dẫn được càng nhiều người tới học, có thể nói chư vị công đức vô lượng. Bằng như là trợ giúp Sư phụ truyền Pháp” (Lý Hồng Chí, ngày 5 tháng 11, 2005, Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu 1998) [13]
Trích: "Chư vị đã biết máy điện toán, đột phá phong tỏa Internet, đang giảng chân tướng trên Internet; tất nhiên còn có những kỹ năng khác nữa; đều là thế cả. Thực tại thì [ai] không biết [làm] gì, thì phát tài liệu trên phố, uy đức cũng như nhau"(Lý Hồng Chí, ngày 5 tháng 11, giảng pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005) [14].
Việc tập Pháp Luân Công tại các công viên chẳng qua là một thủ đoạn dùng hiệu ứng số đông để lôi kéo người tham gia. Thật vậy khi đi qua khu tập Pháp Luân Công các bạn sẽ được nhóm người này giới thiệu những điều rất tốt đẹp về Pháp Luân Công như khỏi bệnh, lợi ích sức khỏe, phổ truyền tại bao nhiêu nước, nhiều người tham gia sẽ lôi kéo một người tham gia dễ hơn.... Sau khi mọi người tin theo Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công rồi thì họ sẵn sàng phó xuất tiền bạc từ trong cá nhân để Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí thực hiện các hạng mục đầu tư sinh lợi cho tổ chức Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí. Ví dụ chương trình nghệ thuật Shen Yun giá vào xem từ 1,66-3 triệu.
Với các bằng chứng trên cho thấy Pháp Luân Công không phải Phật pháp, không phải Phật gia, không phải là một trong tám vạn bốn ngàn pháp môn của Phật pháp như Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công tuyên truyền. Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công chỉ mượn từ ngữ, thuật ngữ của Phật giáo gây ngộ nhận cho những người mới tìm hiểu về Pháp Luân Công để đi lừa đảo cải đạo phật tử và những người ảnh hưởng, đồng thời xuyên tạc bài xích Phật giáo hạ thấp Phật Thích Ca. Sau cùng là thực hiện âm mưu biến bản thân Lý Hồng Chí thành một giáo chủ của một tôn giáo mới, nô lệ hóa hoàn toàn tâm trí người tập, biến người tập trở thành nô lệ, một mặt củng cố niềm tin vào Pháp Luân Công thông qua hoạt động học kinh văn, một mặt tẩy não học viên thông qua hoạt động phát chính niệm và cuối cùng mở rộng bành trướng thông qua hoạt động phát tờ rơi, mở điểm luyện công, mở trang web, tuyên truyền Pháp Luân Công dưới mọi hình thức.
Tài liệu tham khảo: 
[1]- Hỏi: Pháp Luân Đại Pháp có liên quan đến tôn giáo? Trả lời: Không liên quan, Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện Phật gia, nhưng hoàn toàn không liên quan đến Phật giáo, cũng như bất kỳ tôn giáo nào, kể cả đạo giáo, Nho giáo. Hình thức hoạt động của Pháp Luân Đại Pháp cũng không liên quan đến tôn giáo: không có tổ chức phân cấp (chỉ một Sư phụ và các học viên đồng đẳng), không có nghi thức tôn giáo, không có lệ phí tham gia, không có đăng ký (ai thích thì học, không thích thì thôi). Pháp Luân Đại Pháp là phi tôn giáo, phi chính trị, phi kinh tế.
http://vi.falundafa.org/faqs.html#religios
[2]- http://phatgiao.org.vn/y-kien/201701/Phap-Luan-Cong-da-danh-trao-khai-niem-phap-than-cua-Phat-giao-25401/
[3]- http://phatgiao.org.vn/nghien-cuu/201704/Phap-Luan-Cong-danh-trao-khai-niem-cai-dao-tin-do-phat-tu-26364/
[4]-http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-tam/201703/Phap-Luan-Cong-lua-dao-am-muu-xoa-bo-van-hoa-truyen-thong-cua-dan-toc-26056/
[5]- http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-tam/201704/Ly-Hong-Chi-than-thanh-hoa-ban-than-no-le-hoa-nguoi-tap-26599/
[6]- http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-tam/201702/Ly-Hong-Chi-va-nhung-phat-ngon-gay-soc-P-1-25887/
[7]- http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-tam/201702/Ly-Hong-Chi-va-nhung-phat-ngon-gay-soc-P-2-25932/
[8]- http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-tam/201703/Ly-Hong-Chi-va-nhung-phat-ngon-gay-soc-P-3-26045/
[9]-http://vn.minghui.org/news/69553-giang-phap-tai-phap-hoi-new-york-2016.html
[10]- http://vn.minghui.org/news/65265-nhin-thay-trong-mo-hoi-han-khon-nguoi-vi-da-khong-hoan-thanh-su-menh-cua-minh.html
[11]- http://phatgiao.org.vn/y-kien/201612/Phap-luan-cong-xuyen-tac-Kinh-Phat-Phat-di-Lac-nham-muc-dich-gi-25317/
[12]- http://phatgiao.org.vn/y-kien/201612/Phap-luan-cong-xuyen-tac-truyen-thuyet-ve-hoa-uu-dam-nhu-the-nao-25242/
[13]-Lý Hồng Chí, ngày 5 tháng 11, 2005, Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu 1998
http://vn.minghui.org/news/63458-giang-phap-tai-phap-hoi-bac-my-lan-dau-1998.html
[14]-Lý Hồng Chí, ngày 5 tháng 11, Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005 
http://vi.falundafa.org/jw/kinh_van_20051105.html

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tuổi nào cho em

Phật pháp và cuộc sống 13:43 22/11/2024

Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.

Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân

Phật pháp và cuộc sống 10:24 22/11/2024

Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.

Để Sư nấu

Phật pháp và cuộc sống 10:06 22/11/2024

Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.

Nói xấu người

Phật pháp và cuộc sống 09:51 22/11/2024

Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.

Xem thêm