Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 20/05/2019, 15:18 PM

Vụ 2 thi thể trong khối bê tông ở Bình Dương: Nạn nhân từng mở lớp dạy Pháp Luân Công tại Nghệ An

Người thân của nạn nhân Linh cho biết, người này từng học pháp luân công ở Ukraine. Từ 2014-2017 anh Linh tổ chức dạy Pháp luân công tại nhà (xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp).

Một trong hai nạn nhân có dạy Pháp Luân Công tại Nghệ An

Liên quan đến vụ phát hiện 2 thi thể trong khối bê tông trong căn nhà ở ấp 5, xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương, theo thông tin trên VTC News, người thân của một trong hai nạn nhân cho biết, người này từng tổ chức dạy Pháp luân công tại nhà.

Theo đó, anh Trần Đức Trung (trú tại xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An, là em ruột của anh Trần Đức Linh - người được cho là nạn nhân trong vụ án) xác nhận, anh Linh có mối liên hệ với nhóm người mà Công an Bình Dương vừa bắt giữ do liên quan đến vụ giết người rồi đổ bê tông phi tang xác.

Anh Trung cho biết, anh Linh là người hiền lành, anh sang Ukraine để làm nghề kinh doanh tự do, mở cửa hàng bán quần áo thời trang. Cũng trong thời gian này, anh Linh có tham gia học Pháp luân công.

Anh trai của nạn nhân Linh cho biết anh Linh là người hiền lành, anh sang Ukraine để làm nghề kinh doanh tự do, mở cửa hàng bán quần áo thời trang. Anh Linh có tham gia học Pháp luân công và tham gia mở lớp dạy PLC tại nhà.

Anh trai của nạn nhân Linh cho biết anh Linh là người hiền lành, anh sang Ukraine để làm nghề kinh doanh tự do, mở cửa hàng bán quần áo thời trang. Anh Linh có tham gia học Pháp luân công và tham gia mở lớp dạy PLC tại nhà.

Bài liên quan

Năm 2014, anh Linh về nước, làm nghề kinh doanh tự do và tổ chức dạy Pháp luân công tại nhà. Anh Trần Đức Linh đã có vợ và 2 người con. Tuy nhiên, sau đó 2 vợ chồng đã ly hôn, anh Linh vào Nam sinh sống. Kể từ năm 2017, anh Linh rời nhà đi vào Nam, từ đó gia đình không liên lạc được với anh này nữa. Cũng theo anh Trung, anh Linh năm nay đã ngoài 50 tuổi, trong khi đó thông tin trên báo chí cho rằng nạn nhân khoảng 30-35 tuổi. Hiện, gia đình vẫn đang chờ kết quả giám định AND. 

Ông Trần Đức Hồng (60 tuổi, trú xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An là anh trai nạn nhân Linh) cho biết: "Từ ngày vợ chồng em trai tôi ly hôn, Linh cũng bỏ nhà đi luôn. Tính năm thì Linh bỏ nhà đi đã 3 năm nay rồi, còn tính tháng thì chưa đủ. Trước lúc đi, Linh không hề chào hỏi hay nói chuyện với bất cứ ai trong gia đình về việc đi như này, điện thoại cũng không liên lạc được mà Linh cũng không gọi điện về nhà lần nào.

Con của Linh cưới cách đây hơn một tháng, gia đình cũng không tìm được Linh để báo tin", ông Hồng nói.

Nói thêm về em trai mình, ông Hồng cho rằng: "Nếu nạn nhân Linh là em trai tôi thì không bao giờ tôi tin Linh nhảy lầu tự tử vì tính em tôi nhát lắm.

Ngày còn ở nhà, đến con muỗi đốt vào tay mà nó cũng chỉ thổi nhẹ cho muỗi bay đi thôi chứ cũng không dám giết đâu, bất kể con gì cũng vậy. Thịt gà, thịt vịt Linh cũng không ăn bao giờ."

Liên quan đến vụ án, ngày 19/5, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã khởi tố vụ án để điều tra.

Đối với thi thể của Trần Đức L. được tìm thấy trong thùng nhựa bọc nilông, hai bên cổ có dấu hiệu bầm tụ máu, lớp da và bên trong ngực có dấu hiệu bầm tụ máu nhưng không rõ ràng.

Theo lời khai anh Linh tự tử vì thấy

Theo lời khai anh Linh tự tử vì thấy "phần quỷ" trong người nhiều. Nhưng đó là lời khai của các nghi can. Sự thật thế nào đang điều tra.

Cả 4 nữ nghi can bị cảnh sát bắt giữ đã khai nhận hành vi phạm tội. Theo đó, Phạm Thị Thiên Hà (31 tuổi, ở TP.HCM) được xác định là kẻ chủ mưu.

Người đi theo Hà hoàn toàn tin tưởng, nhất mực làm theo chỉ đạo của nữ nghi can 31 tuổi này. Đây cũng là lý do vì sao khi bị bắt, 2 nghi can trong nhóm của Hà không chịu khai báo. Họ coi Phạm Thị Thiên Hà là thủ lĩnh, không làm trái lời người phụ nữ này.

Nhân thân của người nghi là bị nạn đã từ Nghệ An vào tới Bình Dương để nhận dạng nạn nhân Trần Đức Linh, 1 trong 2 người bị sát hại, phi tang xác trong bê tông tại căn nhà tại ấp 5, xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng (Bình Dương).

Sáng cùng ngày, người thân đã đến Công an tỉnh Bình Dương cung cấp một số giấy tờ liên quan và kiểm tra thi thể nạn nhân tên Linh và đã công nhận nạn nhân Linh là người thân của mình. Qua đối chiếu vân tay, công an xác nhận nạn nhân Linh chính là người thân trong gia đình. Hiện tại, gia đình chưa thể nhận thi hài của ông Linh vì lời khai của các nghi can trong vụ án còn mâu thuẫn, công an giữ thi thể ông Linh lại để làm rõ thêm một số chi tiết.

Khi nào cơ quan điều tra làm rõ các lời khai, công an sẽ bàn giao thi thể ông Linh cho gia đình để đưa về quê lo hậu sự, có thể là vào ngày mai.

Giáo chủ Lý Hồng Chí của Pháp Luân Công đã đánh tráo khái niệm thế nào?

Bài liên quan

Trên Fb của Phạm Thị Thiên Hà có ghi rõ là người tu luyện Pháp Luân Công. Bản thân nạn nhân Linh cũng đã từng mở lớp dạy Pháp Luân Công tại Nghệ An. Vậy trong quá trình tu luyện cùng nhau, có khả năng những người này đã nảy sinh mâu thuẫn do bất đồng tư tưởng. 

Hơn nữa, sự ngộ nhận về quyền lực của một vị "giáo chủ" dễ khiến Phạm Thị Thiên Hà có những động cơ gây giết người không ghê tay.

Xin cùng tìm hiểu phân tích về Lý Hồng Chí - người đang bị lệnh truy nã của Trung Quốc và là giáo chủ của Pháp Luân Công qua một vài chi tiết sau:

Lý Hồng Chí giáo chủ của Pháp Luân Công ăn cắp vay mượn các thuật ngữ của đạo Phật (như Pháp Thân, Pháp Luân, Chuyển Pháp Luân, Chính Pháp, Vô Biên, tâm, tâm không chấp trước, phật tính, phật pháp......) đạo Giáo (Nguyên Thần, Phó Nguyên Thần....) để viết nên các tác phẩm Pháp Luân Công, Chuyển Pháp Luân, chuyển Pháp Luân Pháp Giải, Đại Viên Mãn Pháp... việc sử dụng các thuật ngữ khái niệm này thực chất là một hình thức đánh tráo khái niệm nghĩa là vừa sử dụng vừa xuyên tạc.

Ví dụ Pháp Thân (là một trong ba thân Phật) dùng để chỉ toàn bộ tam giới vũ trụ, dùng để chỉ thể tính chân như, chỉ Phật Pháp thì Pháp Thân của Lý Hồng Chí là dùng để chỉ Lý Hồng Chí có khả năng Phân Thân ra để đi ban phước dáng họa cho những ai theo tập Pháp Luân Công.

Hình ảnh của Lý Hồng Chí được tín đồ Pháp Luân Công vẽ lại thông qua trả lời câu hỏi trong buổi giảng Pháp tại Diên Cát, Lý Hồng Chí. Đệ tử: Luyện công tới tầng thứ nào thì mới có Pháp thân? Sư phụ: Pháp thân kia đều là hình tượng của Phật. Tóc màu xanh lam, mặc áo cà sa màu vàng, tu luyện phải đạt tới tầng thứ đó mới có thể tu xuất Pháp thân.

Hình ảnh của Lý Hồng Chí được tín đồ Pháp Luân Công vẽ lại thông qua trả lời câu hỏi trong buổi giảng Pháp tại Diên Cát, Lý Hồng Chí. Đệ tử: Luyện công tới tầng thứ nào thì mới có Pháp thân? Sư phụ: Pháp thân kia đều là hình tượng của Phật. Tóc màu xanh lam, mặc áo cà sa màu vàng, tu luyện phải đạt tới tầng thứ đó mới có thể tu xuất Pháp thân.

Khái niệm Pháp Thân của Lý Hồng Chí chính là khái niệm Phân Thân trong phật giáo đại Thừa. Việc sử dụng các thuật ngữ khái niệm vốn đã quen thuộc với tín đồ và những người ảnh hưởng bởi Phật giáo, đạo Giáo vô hình chung khiến cho người ta hiểu rằng Pháp Luân Công là một môn phái khí công chính truyền, quen thuộc, liên quan đến nhà Phật, tự cảm thấy thân thuộc. Tuy nhiên sau khi có tín đồ thì bài xích Phật Giáo, sửa đổi dần thuật ngữ.

Tác phẩm chuyển Pháp Luân Pháp Giải của Lý Hồng Chí hướng dẫn tín đồ rằng ông bà tổ tiên đã khuất là Âm Hồn ở tầng thấp gây can nhiễu, hạ thấp tín ngưỡng thờ Quan Âm bồ tát, Di Lặc bồ tát, hạ thấp Nguyên Thủy Thiên Tôn (vị thần được xem là lớn nhất của đạo Giáo), bỏ pháp môn niệm Phật. Tuyên truyền xóa Bát quái, kinh dịch, phong thủy.

Xem xét một số đoạn viết trong tác phẩm Chuyển Pháp Luân Pháp giải - Trả lời câu hỏi trong buổi giảng Pháp tại Diên Cát của Lý Hồng Chí-[1]:

Trích: "Đệ tử: "Nguyên Thủy Thiên Tôn là Giác Giả cao nhất trong vũ trụ phải không?

Sư phụ: Kỳ thực đây toàn là phương phức tư tưởng của người thường, ngay bản thân [nó] có mang theo sự bất kính. [Ông có] công cao hơn Như Lai một chút, không phải là Thần lớn nhất"

Trích: "Đệ tử: Luyện Đại Pháp có thể thờ cúng bài vị của tổ tiên không?

Sư phụ: Có những thứ được gọi là tổ tiên [nhưng] không phải là tổ tông ban đầu của chư vị, đó không phải là người đắc Đạo nào cả, cũng không phải Phật tại cao tầng. Đó chính là âm hồn tại tầng thấp. Tâm tính của nó rất hữu hạn, đều có thể can nhiễu chư vị tu luyện. Chư vị có cái tâm đó thì hãy chăm chỉ tu luyện, sau khi đắc chính quả thì đi độ họ."

Lý Hồng Chí kẻ phỉ báng Phật giáo, phỉ báng đức Phật Thích Ca Mâu Ni đồng thời trộm áo cà sa của Phật giáo.

Lý Hồng Chí kẻ phỉ báng Phật giáo, phỉ báng đức Phật Thích Ca Mâu Ni đồng thời trộm áo cà sa của Phật giáo.

Hạ thấp Phật Thích Ca Mâu Ni.

Trích: “Thích Ca Mâu Ni dưới cội bồ đề khai công khai ngộ rồi, chưa lập tức đạt đến tầng Như Lai. Trong suốt 49 năm truyền Pháp, Ông liên tục tự mình đề cao. Mỗi khi đề cao [lên] một tầng, Ông quay lại xét thấy Pháp mình vừa giảng xong không còn đúng nữa. Lại đề cao lên, Ông phát hiện rằng Pháp mình vừa giảng xong lại cũng không đúng nữa. Cứ đề cao lên, Ông lại phát hiện rằng Pháp vừa giảng xong lại không còn đúng. Trong toàn bộ 49 năm, Ông không ngừng thăng hoa như thế; mỗi lần đề cao [lên] một tầng, [Ông] lại phát hiện Pháp Ông giảng trước đó về nhận thức đều là rất thấp.” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 5).

Chỉ cần sơ qua vài bằng chứng như vậy, những người con Phật nên tỉnh táo. Tránh ngộ nhận và đi theo con đường lệch lạc, không đúng với Phật pháp tránh hậu quả đau buồn như các nạn nhân vừa qua. 

Bài liên quan
Bài liên quan

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Nguyện ước của mẹ

Góc nhìn Phật tử 17:59 31/10/2024

Mẹ tôi lúc sinh tiền thường tỏ bày với con cháu 3 nguyện ước: 1. Trước khi chết, mẹ không bị bệnh hoạn phải làm khổ con cháu. 2. Ngày giỗ của mẹ, con cháu có mặt đông đủ. 3. Khi mẹ chết thì đem chôn chứ không hỏa táng.

Vì sao Phật và Bồ tát không còn giới nam hoặc giới nữ?

Góc nhìn Phật tử 10:35 31/10/2024

“Bồ Tát không phải nam, cũng không phải nữ, Ngài ứng hiện vô số hoá thân để cứu độ chúng sinh tuỳ theo nỗi lời cầu nguyện” – Kinh Phổ Môn; cũng vậy, theo Tỳ kheo Thích Pháp Hoà: “Phật là bản tính giác ngộ chứ không phải tướng nam".

Xem thêm