Phạm Thị Thiên Hà và vụ án ghê rợn tại Bình Dương có liên quan gì đến Pháp Luân Công?
Nghi can Phạm Thị Thiên Hà (31 tuổi, ngụ TP.HCM) được xác định là trưởng nhóm, dùng ô tô chở cả nhóm đi tu luyện nhiều nơi, chi tiền nuôi thành viên và được cả nhóm tôn sùng.
Lời khai chỉ ăn mỳ gói để tu tập Pháp Luân Công
Trong quá trình điều tra nhóm sát hại người rồi đổ bê tông, nhóm này khai đã sát hại đồng môn và chỉ ăn mì gói để tu luyện Pháp Luân Công
Ngày 19/5, Công an tỉnh Bình Dương đã ra quyết định khởi tố vụ án để tiếp tục điều tra vụ án giết người xảy ra tại một căn nhà ở xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.
Trước đó, vào đêm 17/5 công an bất ngờ ập vào một khách sạn trên địa bàn phường Phú Thọ, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương, sau đó đưa nhóm 4 người phụ nữ về trụ sở công an làm việc. Tại đây, nhóm nghi can gồm Phạm Thị Thiên Hà (31 tuổi); Trịnh Thị Hồng Hoa (66 tuổi, cùng trú tại một địa chỉ ở Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP.HCM); Lê Phú Hạnh (54 tuổi, thường trú tại phường Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) và Lê Ngọc Phương Thảo (29 tuổi, quê Tiền Giang) đã thừa nhận có liên quan đến vụ án mạng gây xôn xao dư luận những ngày qua.
Theo lời khai của nghi can, hai thi thể nam giới một người tự sát và người còn lại bị sát hại sau đó phi tang xác vào thùng phuy. Hai nạn nhân được xác định là Trần Trí Thành (ngụ TP.HCM) và Trần Đức Linh (quê Nghệ An).
Cả nạn nhân và nghi can đều là đồng môn theo môn phái Pháp Luân Công. Lý do sát hại đồng môn được cho là do “quỷ nhập hồn”.
Theo đó, Phạm Thị Thiên Hà (31 tuổi, ngụ TP.HCM), Lê Ngọc Phương Thảo (thường gọi là Thanh, 29 tuổi, quê Tiền Giang) cùng với anh Thành và Linh theo bộ môn Pháp Luân Công.
Phạm Thị Thiên Hà luôn có tư tưởng là giáo chủ
Khi cơ quan công an cũng đã khám xét chiếc xe mà nhóm đối tượng dùng để di chuyển phát hiện và thu giữ 30 lượng vàng, 20 ngàn USD, 300 triệu đồng tiền mặt, số tiền trên được nghi can Hà khai nhận có được từ lúc bán căn nhà tại quận Tân Phú, TP.HCM. Ngoài ra trên chiếc xe còn chứa nhiều đồ dùng sinh hoạt như nồi xoong, mùng... như một "ngôi nhà di động".
Các nghi can đã khai nhận quá trình giết người phi tang của mình, trong đó nghi can Phạm Thị Thiên Hà là người đứng đầu nhóm, có liên quan trực tiếp trong quá trình giết các nạn nhân và phi tang xác trong các thùng nhựa trộn bê tông.
Về nhân thân của nghi can này, nguồn tin cho hay, Hà sống với mẹ là Trịnh Thị Hồng Hoa tại một chung cư trên đường Nguyễn Cửu Đàm, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú (TP.HCM). Nghi can này có ngoại hình giống nam giới, thường mặc quần áo nam, cắt tóc ngắn, xăm mình, đặc biệt là người có trình độ học vấn cao.
Hà thường giới thiệu mình là phiên dịch viên (biết tiếng Anh, Hoa, Nhật), đã từng có thời gian đi du học tại Nhật Bản, làm việc tại các công ty đa quốc gia. Ngoài ra, nghi can từng là chủ một quán cà phê khá "hút" khách ở Q.10, được nhiều người trẻ yêu thích...
Cách đây 6 năm, Hà biết đến và ấn tượng Pháp Luân Công qua mạng xã hội nhưng lại hiểu sai những điểm cơ bản của giáo phái này, như nghĩ tập luyện sẽ chữa được bách bệnh, người tập sẽ được lên thiên đàng, tránh mọi khổ đau sau khi chết...
Phạm Thị Thiên Hà tự cho mình là người tu luyện đến tầng cao nhất của Pháp Luân Công
Kể từ đây, Hà bỏ tất cả công việc bắt đầu tu luyện theo cách của mình. Sau 4 năm tu luyện, Hà lên làm điều phối viên, phụ đạo viên, có vai trò quan trọng trong nhánh tu luyện ở TP.HCM, Nha Trang, Đà Lạt.
Khoảng năm 2018, khi nhóm của Hà bị bà Hoa (mẹ Hà) tỏ ra không hài lòng khi sinh hoạt tại nhà mình thì cả nhóm chuyển qua nhà của một thành viên tên Huyền tại phường Thới An, quận 12 (TP.HCM).
Đáng nói, người phụ nữ này là một giảng viên đại học, có trình độ học vấn cao. Sau khi theo nhóm của Hà thì người này đã bỏ chồng con để tu luyện cùng, ngoài ra còn nhiều người khác cũng từ bỏ công việc, gia đình để theo nhóm này.
Những ai bất đồng không tuân theo Phạm Thị Thiên Hà trong khi tập Pháp Luân Công sẽ tiêu diệt
Trong quá trình khám nghiệm hiện trường, công an thu giữ nhiều tã lót, bỉm người lớn của nhóm này sử dụng trong quá trình tu luyện.
Nhiều người đến với nhóm trải qua quá trình tu luyện khắc khổ như nhịn ăn, ngồi thiền, sinh hoạt cá nhân lạ thường và nhiều điều kì dị khác khiến họ không chịu nổi phải bỏ đi.
Hà tự cho rằng mình là người tu luyện đạt đến tầng cao nhất; mọi đồng tu phải làm theo sự chỉ đạo của Hà. Những ai ngăn cản việc tu luyện của Hà đều bị cho là ma quỷ và cần phải diệt trừ.
Từ tư tưởng này, 2 nạn nhân Thành và Linh đã bị giết chết với lí do "quỷ nhập" vào người.
Về lí do bỏ các thi thể vào khối bê tông và ướp xác trà giấu trong phòng ngủ, các nghi can khai nhận không phải do lo sợ đã giết người hay bị phát giác, nguyên nhân được cho là các thi thể phát ra mùi hôi sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tu luyện, không thể tập trung bởi trong lúc tu luyện bộ môn này cần sự thanh tịnh, sạch sẽ.
Tại sao luôn có chi tiết các nghi phạm mặc áo lam nhà chùa để che giấu nguồn gốc Pháp luân công?
Bởi có quá nhiều khuất tất cần che giấu, nên chi tiết các nghi phạm mặc áo lam nhà chùa và đội khăn giống các sư cô nhằm để che giấu thân phận giáo phái của mình.
Hành động như vậy, không khác gì nguồn gốc của Pháp luân công, luôn dựa theo Phật giáo để phát triển nhưng có thủ đoạn hạ thấp Phật giáo để đề cao mình.
Xin lược trích:
“Pháp Luân Công là công pháp thuộc Phật Gia, nhưng nó hoàn toàn vượt ra ngoài phạm vi của Phật Gia, nó luyện theo cả toàn vũ trụ.” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 8).
Kết hợp với việc thần thánh hóa bản thân, chúng ta thấy rõ Lý Hồng Chí - người sáng lập ra Pháp Luân Công có mưu đồ trở thành vị thần linh lớn nhất trong vũ trụ. Thế nên chớ trách sao những kẻ cuồng tín có nhận thức mê muội sai lầm cũng có thể tự cho mình như vị thần có quyền hung sát người khác. Số mệnh người khác phải phụ thuộc vào Phạm Thị Thiên Hà dẫn đến hành động giết người không ghê tay.
Nhân đây xin cảnh tỉnh quý vị theo Pháp Luân Công nên tỉnh ngộ. Bởi ngay bản thân Lý Hồng Chí đã luôn sử dụng các thuật ngữ khái niệm của Phật giáo gây ngộ nhận cho Phật tử mượn miệng các chư thần để lừa người nhẹ dạ cả tin và nhận thức kém. Sử dụng hình ảnh của Phật giáo để quảng bá cho giáo pháp của mình khiến chúng sinh ngày càng mê lầm mà đi theo con đường mê tín, gây hậu quả đau đớn như vụ việc vừa xảy ra.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Nguyện ước của mẹ
Góc nhìn Phật tử 17:59 31/10/2024Mẹ tôi lúc sinh tiền thường tỏ bày với con cháu 3 nguyện ước: 1. Trước khi chết, mẹ không bị bệnh hoạn phải làm khổ con cháu. 2. Ngày giỗ của mẹ, con cháu có mặt đông đủ. 3. Khi mẹ chết thì đem chôn chứ không hỏa táng.
Vì sao Phật và Bồ tát không còn giới nam hoặc giới nữ?
Góc nhìn Phật tử 10:35 31/10/2024“Bồ Tát không phải nam, cũng không phải nữ, Ngài ứng hiện vô số hoá thân để cứu độ chúng sinh tuỳ theo nỗi lời cầu nguyện” – Kinh Phổ Môn; cũng vậy, theo Tỳ kheo Thích Pháp Hoà: “Phật là bản tính giác ngộ chứ không phải tướng nam".
Xem thêm