Phật Giáo
Thứ ba, 21/05/2019, 09:21 AM

Thiền sư Norman cùng những lời khuyên về lời Phật dạy khi gặp khó khăn

Không phải cứ trốn tránh khó khăn là sẽ có một cuộc sống vui vẻ hạnh phúc. Ngược lại, nó chỉ làm cho nỗi đau trở nên sâu sắc hơn. Hãy đối mặt và đừng phủ nhận điều đó bởi những cảm xúc lo lắng, sợ hãi khi gặp khó khăn là khởi nguồn của sự không hài lòng về cuộc sống.

>>Những lời Phật dạy sâu sắc  

Thiền sư người Mỹ Norman Fischer đã dành một thoảng thời gian để sống tịnh tâm trong một căn gác nhỏ trên cây đại thụ trong rừng. Khi đó, người bạn của Thiền sư là nhà thơ Tống ghé thăm và hỏi vì sao ông lại chọn một cuộc sống khó khăn và nguy hiểm như vậy, Thiền sư bác bỏ ngay lập tức. Thiền sư quan niệm đó là sống hòa vào thế giới, bỏ qua cái chết, vô thường, mất mát và khổ đau. Vì thế không gọi là sống nguy hiểm mà là tìm sự an toàn và bình yên cho tâm hồn.

Vị Thiền sư này cũng có những bài giảng sâu sắc về những điều Phật dạy con người khi gặp khó khăn:

Thiền sư người Mỹ Norman Fischer đã dành một thoảng thời gian để sống tịnh tâm trong một căn gác nhỏ trên cây đại thụ trong rừng.

Thiền sư người Mỹ Norman Fischer đã dành một thoảng thời gian để sống tịnh tâm trong một căn gác nhỏ trên cây đại thụ trong rừng.

1. Biến tất cả khó khăn thành một con đường và phải đi qua đó

Bài liên quan

Bởi vì chúng ta là con người sống ở thế giới thực nên việc đối mặt với những khó khăn, điềm xấu là không thể tránh khỏi trong một thế giới vật lý mà mọi người chung sống cùng nhau. Tuy nhiên, đức Phật không coi biến khó khăn thành đường đi là phép lạ. Đó là ở tâm niệm, coi tất cả những khó khăn, vất vả trong cuộc sống chỉ là một con đường và phải đi qua con đường đó bằng sự kiên nhẫn và tinh thần tích cực.

Chỉ có kiên nhẫn và tinh thần tích cực mới giúp con người đương đầu với khó khăn liên tiếp mà không gục ngã. Nó là sự chịu đựng, nhẫn nhịn chứ không phải là sợ hãi, trốn tránh.

Không ai trong chúng ta thích bị áp bức và đánh bại nhưng sự kiên nhẫn có thể giúp chúng ta đánh bại mọi đối thủ. Thực hành kiên nhẫn không phải là việc khó. Khi gặp khó khăn thì đừng chùn bước, khuyến khích lý trí, tinh thần và quyết tâm thì sẽ vượt qua được mọi sự chẳng lành.

Đừng lãng phí thời gian vào việc than vãn với bất kì ai về bất kể điều gì vì nó chẳng giúp ích gì được cho chúng ta. Một phẩm chất khác cần phải có chính là lòng từ bi luôn được đức Phật căn dặn để xóa bỏ mọi thù hận, sợ hãi.

Thiền sư Norman 1

2. Bản thân phải chịu trách nhiệm

Nghe có vẻ khác thường và hoàn toàn đảo lộn với những quan niệm trước đây ta thường biết đến, là không nên đổ lỗi cho bất cứ ai hay bất kể điều gì. Nhưng đúng vậy, hãy đổ lỗi mọi khó khăn và sai lầm cho chính bản thân mình.

Cuộc sống là của mình nên mọi hành động và suy nghĩ là trách nhiệm của chính mình. Có thể nhắn nhủ bản thân, đây là điều không mong muốn nhưng đã xảy ra và mình phải chịu trách nhiệm. Bản thân mình có đủ năng lực và sức mạnh để biến mọi tình huống xấu nhất trở nên tốt đẹp hơn.

3. Đối xử tốt với tất cả mọi người

Bài liên quan

Bạn có thể tự trồng lương thực để duy trì sự sống hàng ngày? Bạn có thể tự lái xe, may quần áo, xây nhà…? Một sự thật hiển nhiên là bạn không thể làm mọi công việc, vì mỗi người trong tổ chức xã hội có một chức năng, vai trò và nhiệm vụ khác nhau. Đó được gọi là sự cộng sinh, nếu không có những người xung quanh thì cũng không có sự tồn tại của bạn.

Đó là lý do vì sao con người cần phải có tương tác xã hội, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Mặc dù hoàn cảnh xuất thân, điều kiện sống là khác nhau nhưng chúng ta đang cùng chung sống trong cùng một thế giới vật lý. Vì vậy không thể cô lập bản thân mà phải hòa mình với xã hội, đối xử một cách văn minh với tất cả mọi người.

Phật pháp cũng đã chỉ ra một cá nhân riêng lẻ thì không thể tồn tại trên thế giới này. Mặc dù chúng ta có thể viễn tưởng bản thân sống đơn độc là điều có thể nhưng thực tế không phải vậy. Cuộc sống đó sẽ trống rỗng và vô nghĩa. Không chỉ con người mà với tất cả sự vật khác tồn tại trên thế giới này như cây cối, động vật đều phải đối xử với chúng theo cách tốt đẹp.

Phật pháp cũng đã chỉ ra một cá nhân riêng lẻ thì không thể tồn tại trên thế giới này. Mặc dù chúng ta có thể viễn tưởng bản thân sống đơn độc là điều có thể nhưng thực tế không phải vậy. Cuộc sống đó sẽ trống rỗng và vô nghĩa. Ảnh minh họa

Phật pháp cũng đã chỉ ra một cá nhân riêng lẻ thì không thể tồn tại trên thế giới này. Mặc dù chúng ta có thể viễn tưởng bản thân sống đơn độc là điều có thể nhưng thực tế không phải vậy. Cuộc sống đó sẽ trống rỗng và vô nghĩa. Ảnh minh họa

4. Làm việc thiện, tránh điều ác

Bài liên quan

Muốn mọi thứ diễn ra tốt đẹp thì điều đầu tiên phải hành xử thật tốt. Có thể chỉ đơn giản như là chào hỏi những người xung quanh, mỉm cười với họ, giúp đỡ họ khi có thể. Một việc nhỏ nhưng có ý nghĩa tốt sẽ khiến bạn cảm thấy cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn so với việc luôn ghen tị, phớt lờ mọi thứ.

Tránh điều ác không chỉ là chú ý đến hành động của bản thân mà còn là khẩu ý. Đừng có những hành động, lời nói hoặc suy nghĩ ảnh hưởng xấu đến bản thân, những người xung quanh và xã hội.

Bên cạnh đó, con người thường có ảo tưởng tự lực, nghĩ rằng bản thân có thể tự làm mọi việc nhưng đó là suy nghĩ sai lầm. Lên tiếng xin giúp đỡ khi gặp phải công việc quá sức đối với bản thân. Nếu nhận được sự giúp đỡ thì bày tỏ lòng biết ơn là điều hiển nhiên.

Biết ơn mọi thứ xuất hiện trong cuộc sống giúp tâm trạng trở nên vui vẻ, hạnh phúc hơn. Niềm hạnh phúc đó sẽ ý nghĩa hơn khi bạn chia sẻ nó với những người khác.

5. Tĩnh tâm là cách giải quyết khó khăn tốt nhất

Theo Phật pháp, những khó khăn trong cuộc sống xuất phát từ chính suy nghĩ của con người. Nếu cứ nghĩ rằng khó khăn đó khiến ta cảm thấy mệt mỏi, áp lực và khổ đau thì mọi vấn đề sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Để loại bỏ tâm niệm này thì nên thực hành thiền tịnh tâm để bình yên trở lại. Khi thiền, chúng ta sẽ không còn bị phân tâm bởi những suy nghĩ, áp lực và mệt mọi đó. Mọi phiền não sẽ được giải quyết trong chính suy nghĩ của chúng ta.

Theo Phật pháp, những khó khăn trong cuộc sống xuất phát từ chính suy nghĩ của con người. Nếu cứ nghĩ rằng khó khăn đó khiến ta cảm thấy mệt mỏi, áp lực và khổ đau thì mọi vấn đề sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Ảnh minh họa

Theo Phật pháp, những khó khăn trong cuộc sống xuất phát từ chính suy nghĩ của con người. Nếu cứ nghĩ rằng khó khăn đó khiến ta cảm thấy mệt mỏi, áp lực và khổ đau thì mọi vấn đề sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Ảnh minh họa

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hai năng lực để thành đạo

Lời Phật dạy 12:45 07/01/2025

Sau khi Thành đạo, nhìn về con đường tu tập đã đi qua, Thế Tôn đúc kết thành kinh nghiệm quý giá: “Có hai lực này. Thế nào là hai lực?

Hành trang cho già bệnh

Lời Phật dạy 12:19 06/01/2025

Chặng cuối của cuộc đời là già bệnh và chết, ai rồi cũng phải đi qua. Đối diện với cửa tử, ta chỉ có già bệnh và khối nghiệp cả đời tích tụ đồng thời gần như bất lực trước thân phận.

Lời dạy của Ðức Phật về dấu ấn 'Thành đạo'

Lời Phật dạy 11:31 04/01/2025

Ðức Phật đã chứng ngộ, đã thấu suốt dòng sông sanh tử tự bao đời kiếp, mặt trái của sự giả tạo, sự cấu thành hư huyễn..., giờ này Ngài đã tỏ sáng, viên dung như ánh trăng rằm, không còn gì che khuất.

Xem thêm