Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 26/08/2023, 16:14 PM

Những linh hồn thương tật

Có người nói chết là hết, kẻ lại nói còn tồn tại linh hồn thế mới có cái gọi là luân hồi sinh tử. Để rồi lại thuyết về nhân quả ba đời, nhân tiền kiếp, quả hiện tại, nhân hiện tại, quả vị lai...Vậy linh hồn là gì?

Những nhà khoa học bắt đầu từ kỹ sư điện người Nga Semyon Kirlian, năm 1939 khi phát hiện ra phương pháp chụp ảnh hào quang cho đến những thế hệ kế tiếp liên tục khám phá, công bố công trình nghiên cứu về linh hồn con người tưởng chừng tạo nên một môn khoa học mới khoa học tâm linh. Tuy nhiên, những diễn giải lờ mờ đi từ khoa học sang thế giới tâm linh hoặc ngược lại từ thế giới linh hồn lần mò sang trường điện từ, năng lượng vũ trụ chuyển thành năng lượng sinh học v.v... Gạch nối khoa học và tâm linh chỉ đến đó. Vừa đủ để tạo thành những đợt sóng như “Bàn tay ánh sáng” - Barbara Ann Brennan (BAB) của những năm 1970, rồi nhiều những trào lưu chữa bệnh “bằng quang phổ” nổi lên khắp thế giới, trong số này có nhân điện của thầy LMĐ. Phải thừa nhận một điều rằng, thành công của một người ở chỗ tạo nên một hiệu ứng dây chuyền và gặt hái kết quả tạo ra từ hiệu ứng đó chứ chưa và không ai đi đến tận cùng chân lý- trừ Đức Phật, Ngài đã từ bỏ ngai vàng để tìm ra chân lý mà mãi những lời thuyết giảng chân lý ấy chẳng mấy người nghe, hiểu, thấu suốt.

Công thức mà thầy LMĐ chuyển đến học trò là những “kiến thức” mới hơn...học được từ “sự mặc khải của thượng thiên”. Những hiệu ứng mà thầy LMĐ cũng như BAB đã làm nên làn sóng vang dội trên đất Mỹ, nơi mà người ta đang đổ xô tìm về “hành trình Phương Đông”. Nhưng từ “tri kiến quang phổ” của BAB đến “đỉnh cao tâm linh” của thầy LMĐ đã tạo nên bước ngoặc và giá trị của hiệu ứng tạo nên một chút danh, một chút lợi. 

Sự nhầm lẫn đáng thương về tính trạng của hào quang đó là phân biệt đâu là vật tạo sinh: Con người tạo sinh hào quang hay ngược lại. Từ đây, những người điều trị bệnh bằng nhân điện đang điều chỉnh hào quang, điều chỉnh màu sắc, thay đổi, sửa chữa...cứ như hào quang đã tạo ra con người.

Chưa ai quan tâm đến hào quang và liên hệ đến thế giới “người âm” để thấy chính nó, sự tồn tại, không mất đi theo định luật bảo tồn và chuyển hóa năng lượng.

Năng lượng hay trường điện từ đó là hoạt động của hệ thần kinh. Hay nói ngược lại, hệ thần kinh hoạt động, tạo nên trường điện từ. Hào quang chính là trường điện từ đó. Các bức xạ điện từ tạo nên xung năng, hút lấy các bức xạ cùng tần số. Sự cộng hưởng tần số nói lên một chân lý: Ngưu tầm ngưu, mã tầm mãm đó là một chân lý không đổi. Thế nhưng, cũng có những biến dịch trong hành trình tái sinh.

Những thuyết giảng về tâm thức tìm chỗ để tái sinh nghe cứ như một linh hồn có tư duy, có quyền lựa chọn. Đáng buồn cười là từ tư duy ấy, rất nhiều người vì thế mà “sợ ma”, bị ma nhát. Chẳng ai hiểu rõ ràng sự tồn tại giả hợp của tứ đại, sự tan rã vẫn thường được nói đến. Nhưng kẻ thì nói chết là hết, kẻ lại nói còn tồn tại linh hồn thế mới có cái gọi là luân hồi sinh tử. Để rồi lại thuyết về nhân quả ba đời, nhân tiền kiếp, quả hiện tại, nhân hiện tại, quả vị lai...Vậy linh hồn là gì? Chính là trường điện từ, là hào quang mà người ta chụp được bằng phương pháp của Kirlian, kỹ thuật RFI.

Hình ảnh rõ ràng đã nói lên cái tâm là gì. Tâm nằm ở đâu, người ta chỉ ngay não bộ hoặc hiểu biết hơn liên hệ lại hình ảnh mà bảo rằng là hào quang thì cũng chưa thật đầy đủ. Muốn hiểu thấu đáo toàn bộ cái tâm hay sự tồn tại của linh hồn hãy trở về với tứ đại: Đất, Nước, Gió và Lửa. Cả 4 thành tố đó vận hành  trong vũ trụ. Rắn và lỏng, khí và điện (hay nhiệt, hay năng lượng theo cách gọi). Bên trong cái sắc ấm đó chứa đựng toàn bộ tâm, toàn bộ 4 uẩn ( Thọ, Tưởng, Hành, Thức): Cảm giác (Thọ) ham muốn, tưởng tượng, ước mơ (Tưởng) vận động, đi lại, nằm ngồi (Hành) và cuối cùng, thật mong manh, yếu ớt, tư duy, suy xét, tỉnh táo (Thức).

Thức chịu sự điều khiển chi phối của Thọ (thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ) và sự thao túng của Tưởng và Hành. Vì vậy con người đôi lúc “bị tước quyền điều khiển” nhưng không hay, vô minh bắt đầu từ đấy. Khi cơ thể tứ đại hoại diệt bộ đôi Thức, Thọ tan biến. Cái lập luận “ngũ uẩn giai không” mâu thuẫn với thuyết linh hồn và thực tế về linh hồn. Sắc thân với Thức, Thọ tan hoại nhưng Tưởng, Hành là cấu trúc từ trường lơ lửng. Nó không còn “chủ thể” nó không xác định cái gọi là “Ta” nữa. Và nó chờ đợi để được hóa thân ...

Cụ thể hơn, toàn bộ toàn bộ cái tâm được nuôi dưỡng thường trực bởi năng lượng. Và người ta nói đến năng lượng một cách mơ hồ, nó chính là khí huyết là máu lưu thông trên cơ thể. Toàn bộ mao mạch với hệ thông rễ chằng chịt có tiết diện chỉ bằng 5-10 nanomet (Một nanômét (viết tắt là nm) bằng một phần tỉ mét (10 mũ −9 m). Cái tiết diện không nhìn được bằng mắt thường ấy hàng ngày nuôi sống từng tế bào xương, mô cơ, nội tạng, kể cả máu cũng được nuôi dưỡng bằng năng lượng ấy để tạo thành tứ đại, thưởng xuyên bị chúng ta nhồi nhét vào đấy các thứ uế trược hằng ngày từ thịt động vật, các colesteron. Chưa hết, cái xung động thần kinh làm nghẽn tắt hệ thống ấy dữ dội hơn là trạng thái: giận dữ, căm ghét, sợ hãi, thù hằn, nhỏ nhen, ích kỷ...các chất uế trược tạo thành từ tư duy ấy, Đức Phật gọi chung là ác pháp, là lậu hoặc. Máy chụp Kirlian chụp được những hào quang mờ, tối, đứt đoạn rối loạn màu sắc chính là linh hồn thương tật của những người có tình trạng tâm lý như trên. Nhân quả không cần chờ đến “kiếp sau” mà luôn hiện tiền ngay trong đời sống bằng bệnh tật, bằng phiền não, tai ương đủ loại. Nó như thỏi nam châm hút lấy vụn kim loại theo nguyên tắc luật hấp dẫn. Bạn có thể nhìn thấy ngay trong những người láng giềng, một bà cụ bô lô ba la, không chấp nhặt, không thù ghét ai cứ đến đâu cũng hề hà thì đó là người ít bệnh tật.

Nếu lấy hào quang để chẩn đoán, ta sẽ có 99,99% những con người đang sống, đi lại, giao tiếp hàng ngày là...người bệnh. Nhưng ngặt nổi người ta quan niệm ra khỏi bệnh viện (dù tiếp tục mang thuốc về uống) là hết bệnh. Điều chỉnh tư duy, điều chỉnh thái độ sống mà nhiều người gọi là nghiệp của thân, khẩu, ý là vấn đề của tất cả mọi người. Thân hành, khẩu hành, hay ý hành đều bắt đầu từ tâm. Vì vậy Đức Phật dạy “Tâm dẫn đầu mọi pháp/Tâm chủ tâm tạo tác”. Thói quen sống nhắc nhau làm việc thiện, nhắc nhau về lòng từ lại chẳng ai biến nó thành sự nhắc nhở chính mình. Hãy tưởng tượng một tiểu thương đang tru tréo vị khách hàng nào trước đó, ong ỏng lên, vị khách cạnh bên cười xòa, “thôi bà bớt cái miêng lại cho bớt khẩu nghiệp”. Ví dụ về khẩu nghiệp là điển hình sự nghẽn tắt hệ thống. Trước khi nó hiện thành lời thì đã nằm sẵn trên tâm, cộng hưởng (hay tương ưng) với sự ứ trệ trên thân.

Điều tôi đã trình bày về hệ thống “lưới khí huyết chằng chịt” hiển thị bằng những biến dạng của hào quang, những đoạn mờ tối, đứt gãy, hình thù bị vỡ, hỏng nhiều đoạn, chính là hiện tượng khuyết tật của linh hồn. Những khuyết tật tạo nên sự mất quân bình, sự rối nhiễu tứ đại. Cân bằng tứ đại tức đưa khí (gió) và huyết (lửa) dẫn đến tế từng tế bào, điều hòa lại hệ thống. Đưa sao được khi nhiều chỗ nghẽn trầm trọng. Và đó là tình trạng của bệnh tật, của hoại diệt, của cái chết đau đớn trên giường bệnh theo đúng nghĩa vô thường. Một thân tâm an lạc, khí huyết thông suốt thì hoàn toàn không.   

Trở lại vấn đề tâm thức và sự tái sinh của những linh hồn thương tật kia. Tôi mà không chỉ mình tôi, đã có người chụp được số hình ảnh những khối cầu lơ lửng trong không trung với nhiều màu sắc, sáng tối, lớn nhỏ khác nhau. Đó là những khối điện tích được tách ra từ tứ đại. Đất về với đất, nước về với nước. Còn lại 4 uẩn, thức và thọ tan hoại, còn lại gió (hành) và lửa (tưởng) lơ lửng, trôi dạt chờ đợi khi tái hợp, khi có dịp.

Thế giới “âm binh” thực ra chẳng phá phách cõi thế tục. Chỉ có người thế tục làm khổ nhau mà thôi. 

01
02

Đây là hình ảnh tôi chụp bên ngoài Trung Tâm Dưỡng Sinh TSH Bình Dương. Khu vực quán cafe đã thu hút các linh hồn, điều đó có nghĩa âm thanh, những xung động cường độ mạnh thu hút nó. Đặc biệt không xác định được nó đã chu du từ khi nào, rời khỏi cơ thể từ lúc nào. Và điều này lý giải khả năng tìm mộ của Phan Thị Bích Hằng, nhiều linh hồn tồn tại vài chục năm là bình thường chứ không như thuyết Đại thừa, ấn định thời gian tái sinh. Việc tái sinh có như các nhà sư đưa ra đó là nhân quả ba đời. Các khối cầu là những trường năng lượng, không tư duy thưa các bạn. Nó có thể lưu trữ bên trong những thông tin trước đó. Và lại bắt đầu bằng một cái “ta” mới từ sự hợp duyên trùng trùng mỗi sát na.

Có một điều bạn không thể ngờ khi một người thân vừa mất nếu tình cờ bắt lấy từ trường của xung động khoái cảm của một đôi nam nữ nào đó đang giao cấu (chưa nói đến trường hợp đó là loài cầm thú, súc sinh). Và mọi thứ bậc, trật tự đang được bắt đầu lại, có thể đôi uyên ương là con là cháu, nhưng bây giờ lại là cha là mẹ. Và nhiều người không hiểu sao đứa con ngỗ nghịch, nó cứ như nợ đời đeo bám theo làm khổ mình.

Những linh hồn mang hình tướng khuyết tật, chỉ khi nào còn trụ trên thân tứ đại. Khi trút bỏ thân xác, nó lại tròn đầy là khối cầu, to hay nhỏ, sáng hay tối, nặng hay nhẹ, lành hay dữ, thiện hay ác...đều chờ đợi sự hợp duyên. Dù sao thì lời Phật dạy “sống trong hạ liệt thì không thể chứng đạt cái cao thượng” chỉ cần liên hệ nhân quả ngay trong một kiếp bạn sẽ thấy ngay. Không cần phải chụp hào quang theo kỹ thuật Kirlian bạn cũng có thể cảm nhận để “nghe” trên thân, thọ để “nhìn” trên tâm, Pháp mà Đức Phật đã dạy Tứ Niệm Xứ. “Quán thân trên thân...Quán thọ trên thọ...Quán pháp trên pháp...để khắc phục tham ưu. 

Hãy sống với tất cả sự chân thành với mọi người nhất là đừng nghĩ bạn có thể để lại phước đức cho con cho cháu. Tài sản vật chất, tài sản bạn có thể để lại, nhưng cái phước duyên thì tùy thuộc sự tiếp nhận trong vô số duyên thuận nghịch, tốt xấu, thiện ác, lành dữ...nó không là vật chất hữu hình. Dạy con: Dạy sự chân thành, không cần dạy sự khôn ngoan, dạy sự trung thực, không cần dạy sự gian trá, dạy sự chính chắn, không cần dạy sự mạnh mẽ. Sự khôn ngoan sự gian trá, sự mạnh mẽ cuộc đời sẽ trao tặng vô điều kiện. Đó là tất cả những gì bạn có thể làm, đó là những duyên lành bạn để lại cho lớp con cháu. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo

Nghiên cứu 15:10 02/05/2024

Mục đích bài viết nhằm phân tích để thấy rõ niềm tin của con người và sự khủng hoảng về niềm tin Phật giáo hiện nay, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt hơn trong tương lai.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

Xem thêm