Luận về tứ đại
Trong khi các nhà khoa học chỉ mới công nhận trong vũ trụ có 3 vật chất: Thể rắn, thể lỏng, thể khí còn năng lượng thì cứ xét tới xét lui xem dạng sóng hay dạng hạt thì Đức Phật đã khẳng định rằng có 4 thành tố: Đất, nước, gió, lửa.
Có một điều tôi tin chắc bất kỳ ai cũng ít nhất một lần có bệnh gì đấy để rồi biết đến các phương pháp: Tây y, Đông y cũng như rất nhiều người mò tìm đến với Thiền (chữa bệnh gồm nhiều pháp môn: Trường Sinh học Dưỡng sinh, Vi Diệu Pháp Hành Thiền...., y học bổ sung, y học thực dụng. Đã từng chạy tứ phương cho các chứng bệnh của mình để bây giờ tôi có thể liên hệ đối chứng và chiêm nghiệm một thực tiễn giá trị, hữu ích.
Enstein có câu danh ngôn: “Chỉ có hai điều là vô hạn: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người, và tôi không chắc lắm về điều đầu tiên. (Only two things are infinite, the universe and human stupidity, and I'm not sure about the former )”. Điều đó có nghĩa ngay đến vũ trụ có thể cũng có giới hạn nhưng tri kiến, sự nhận biết của con người quả thật là sự ngu xuẩn đến vô hạn. Chẳng bao giờ họ để tâm đi đến tận cùng trên con đường mà mình đã chọn, chỉ bằng lòng với hiểu biết được móm lại mà Đức Tưởng Lão Thích Thông Lạc gọi bằng từ “Voi ăn bả mía”. Chính ông (Enstein) - bậc thầy của những nhà khoa học - cuối đời đã thốt lên “Những điều ta dày công khám phá và mừng rỡ hôm nay thì ngàn năm trước Đức Phật đã nhận ra”.
Tôi nhớ trong những giai thoại thiền có câu chuyện một Thiền sư cao tuổi tiếp vị sư trẻ nhưng học vấn uyên thâm, làu thông tam tạng kinh điển. Ở thời hiện đại người ta có thể phong cho học hàm thạc sĩ, tiến sĩ Phật học. Vị sư già ngồi nghe thuyết giáo, mà tay thì rót trà đến chảy tràn ra bàn. Vị sư trẻ dừng thuyết bảo: “Ông rót tràn ra ngoài rồi”. Vị sư già bảo “Nó đầy nên rót chẳng vào”. Chúng ta chỉ là cái chung trà trong tay vị sư già kia nhưng thích luận thuyết để chứng tỏ sự hiểu biết. Tôi nói điều này không loại trừ những nhà khoa học, những con người được phong cho học hàm, học vị....., kể cả trong khoa học và trong đời sống, trong sức khỏe thể chất cũng như tinh thần.
Đơn cử về bệnh tật, chúng ta có một nền y học hiện đại phát triển cực thịnh (Tây y) nhưng thực sự tôi chỉ khâm phục ngoại khoa còn ngoài ra thì nghiệm lại xem: Mỗi bác sĩ chuyện khoa chỉ cần biết khoa của mình và khi một bệnh nhân có nhiều bệnh thuộc nhiều chuyên khoa, họ kéo đến tim thì nói về tim, phổi thì nói về phổi, thận nói về thận...và bệnh nhận cứ uống tất cả thuốc đi rồi đem chôn luôn. Bệnh về đĩa đệm cứ đem phẩu thuật cắt phần nhô ra. Bệnh về ung thư cứ mổ. Bệnh tiểu đường thì cứ cho insulin vào. (Ý này của thầy Đỗ Đức Ngọc - Khí Công Y Đạo). Tôi có đọc một bài kiến nghị với Bộ Y tế xóa bỏ phác đồ trị ung thư nhưng không giúp cho bất kỳ người bệnh nào lành bệnh, chỉ trì hoãn ...cái chết được chút ít.
Tất cả những công thức ứng xử với một căn bệnh là sở học có sẵn, được thầy truyền lại, không bao giờ có sự trải nghiệm, kiểm chứng thực tiễn. Và tất cả đều bằng lòng với cái sở học như thế. Trong Phật học gọi là trí học hữu sư. Tôi thấm thía với lời tuyên bố của Bác sĩ Lương Lễ Hoàng (B/s LLH) - nguyên giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP. HCM rằng ai bệnh ung thư mà đến với ông thì ông giúp cho nhưng còn ăn mặn thì dứt khoát không. Tôi một thời gắn bó với Trường Sinh học Dưỡng sinh Bình Dương. Một thời gian khá dài thường trực trung tâm với vai trò tư vấn câu lạc bộ K và Tiểu đường sau đã giải thể vì không còn một mống bệnh K, còn tiểu đường thì còn vài người kiên trì.....uống thuốc. Ban đầu tôi cảm thấy bất nhẫn với cách tuyên bố của b/s LLH vì chính tôi bám chấp vào kiến thức căn bản khí huyết của Khí Công Y Đạo (KCYD) rằng căn bệnh K có nguyên nhân căn bản thiếu máu, thiếu đường ăn chay sao đủ chất, sao có thể tăng chỉ số áp huyết......Từ kiến thức này dịch chuyển sang hiểu biết khác là cả một quá trình chứng nghiệm xả bỏ những tri kiến, đoạn diệt với ngã chấp, kiến chấp...Sự nể phục KCYD của tôi tưởng là tuyệt đối rằng mọi điều phải được bắt đầu bằng Tinh - Khí -Thần lấy tinh khí thần làm nền tảng.
Tôi cứ tiếc thời gian còn lại của một đời không đủ để học, hiểu tất cả kiến thức KCYD. Trong Phật học có từ đủ duyên. Vâng, khi đủ duyên tôi lại hiểu thêm rằng cái nền tảng phải là cái thực sự đại diện cho khoa học thực nghiệm chứ không phải cái sở học, sở tri đôi khi mù quáng. Giống như Đức Phật trong sự khâm phục của Enstein.
Sự tiếp cận KCYD của tôi với những lý thuyết về âm dương ngũ hành sụp đổ dần. Theo đó, ban đầu tôi suy ra một Trung Quốc thật vĩ đại khi tung ra lý thuyết về âm dương, ngũ hành mà triết học, nhân sinh quan, vũ trụ quan, thiên văn,địa lý... đều bị cuốn hút vào, kể cả Phật Giáo phát triển cũng vay mượn. Cho đến khi tôi tiếp cận thuyết tứ đại của Đức Phật mới vỡ lẽ: Tất cả mọi sinh vật trên hành tinh này đều là hợp duyên của tứ đại. Gần giống như thế, Mác nói: Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Nhưng cái giới hạn của sự tổng hòa có vẻ như mặc định, như đóng khung trong định mệnh. Không phải vậy. Đất, nước, gió, lửa bốn thành tố trong tứ đại là sự biến dịch khôn lường mà khảo sát về bệnh học, về thời tiết, về vũ trụ... sẽ cho câu trả lời lý thú.
Đất và nước (Hai thành tố hữu sắc, hữu hình) cùng với gió ( không chỉ là sự chuyển động của không khí mà là toàn bộ vật chất vô sắc, vô hình thuộc thể khí) và Lửa (không phải chỉ là ngọn lửa hữu hình mà lại là nhiệt năng, là năng lượng ( TSH và các pháp môn hay tranh biện về vấn đề năng lượng và tán rộng vô cùng với LX, khai mở LX, cửa hút, rồi tâm linh rối tung rối mù lên). Đến Enstein phải ngạc nhiên khám phá ra Đức Phật tài tình đến vậy. Trong khi các nhà khoa học chỉ mới công nhận trong vũ trụ có 3 vật chất: Thể rắn, thể lỏng, thể khí còn năng lượng thì cứ xét tới xét lui xem dạng sóng hay dạng hạt thì Đức Phật đã khẳng định rằng có 4 thành tố: Đất, nước, gió, lửa.
Tứ đại giả hợp, tạm thời với sự quân bình và nhất định tan hoại, phân hủy, biến dịch trong vô thường - nhân quả khi sự cân bằng đó không còn.
Xét lại âm dương ngũ hành trong cơ thể để thấy sự chi phối sai lầm của âm dương ngũ hành. Trong là âm, ngoài là dương, trên là dương, dưới là âm, biểu là dương, lý là âm...các tạng phủ cũng phân rõ ngũ hành: Phế kim, Tỳ thổ, Can mộc...về phương vị, thiên can, địa chi đến mùa tiết, ngủ thể ngũ quan đều theo ngũ hành đến vật chất trong trời đât cây (mộc) lửa (hỏa) đất ( thổ) kim loại (kim) và nước (thủy)....Nhưng sự thực khoa học chỉ thống kê 3 thành tố vật chất hình thành vũ trụ rắn, lỏng và khí. Còn Đức Phật khi đã chứng đắc, với trí tuệ tam minh đã thuyết về tứ đại.
Cứ nghiệm xem toàn vũ trụ, toàn bộ thể giới vật chất gói gon trong ngũ hành thì thực là một tai họa khi không hề có không khí điều này các nhà du hành vũ trụ đã quá rõ khi đổ bộ mặt trăng. Mổ xẻ ngũ hành thật sự chỉ có ba thành tố đất (thổ, kim, mộc - tất cả đều thể rắn), nước ( thủy), lửa ( hỏa) chỉ có ba. Không có gió (không khí). Nên hiểu thiếu một trong 4 thành tố là không có sự sống thậm chí mất quân bình là biến dịch thay đổi. Cuộc sống vô thường là vậy. Ấy vậy nhưng họ lại thuyết về khí và huyết. Trong khi ngũ hành thì không hề có khí. Mà khí được nghiệm xét như một thành phần tác động chứ không phải một yếu tố hòa hợp. Lấy huyết làm ví dụ, đất: các hồng cầu, bạch cầu, nước: huyết thanh, gió: oxy và lửa: nhiệt năng.
Bốn thành phần này trong máu lưu thông để cung cấp cho mỗi một tế bào (xương, thịt, gân, thần kinh, não...) là sự hòa hợp tứ đại hoàn hảo. Ngay đến máu cũng vậy, từng tế bào của nó cũng là tứ đại hòa hợp với nhân tế bào, dịch tế bào oxy và nhiệt năng. Sự kết hợp 4 thành tố - hai hữu sắc hữu hình: Đất và nước cùng hai vô sắc, vô hình không khí (gió là biểu tượng) và năng lượng (lửa chỉ là biểu tượng của năng lượng) có thể lý giải cả hiện tượng biến đổi khí hậu đang diễn ra toàn cầu.
Chúng ta đang hủy diệt tầng ozon, tàn phá nguồn nước, tận diêt rừng xanh và các loài động vật khác đang dần tuyệt chủng...và sự biến dịch vô thường kia là điều tất yếu cho đến khi từng cơ thể tứ đại giả hợp này sẽ biến mất không dấu vết. Chắc hẳn các bạn sẽ bảo rằng thật chẳng hiểu ông này muốn nói gì. Nhưng tôi biết mình đang nói gì. Tôi chỉ dẫn dụ rộng ra chứ thật chẳng mấy quan tâm những vấn đề trong đại của toàn thể giới. Tôi muốn nói đến cái cơ chế bệnh tật trong mỗi chúng ta. Cái mà mỗi ngày chúng ta đang trực tiếp đối mặt, mỗi ngày vẫn được luận thuyết, được bình luận với cái sở học, sở tri đầy tự ngã, tự phụ như vị sư trẻ uyên thâm học vấn kia.
Bệnh tật, phiền não, tai ương, hoạn nạn... tất cả đều bắt đầu từ lậu hoặc, từ sự mất quân bình tứ đại. Đức Phật đã chỉ ra đến 7 pháp để đoạn trừ lậu hoặc (tri kiến, phòng hộ, thọ dụng, kham nhẫn, tránh né, trừ diệt và tu tập). Đức Phật không phí phạm lý thuyết cao siêu, những điều huyễn hoặc, mê tín, những công năng đặc dị, những thần thông biến dị.
Tôi sẽ trở lại vấn đề bằng bài viết quân bình tứ đại để lý giải cơ chế bệnh tật trong mỗi chúng ta. Sẽ là những dòng trà lệnh láng trên bàn vị sư già kia. Nhưng không sao cả. Mỗi người đều có sự lựa chọn trong cái lẽ vô thường vũ trụ...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm