Tâm truyền tâm - truyền năng lượng từ xa và vấn đề tâm lực
Nếu năng lượng thanh tịnh, bạn sẽ là người khỏe mạnh không bệnh tật. Và cũng chính từ đây từ trường của bạn sẽ hút lấy những hỷ lạc, an nhiên. Bạn sẽ trở nên người có đời sống, có tâm hồn “trắng bạch như vỏ ốc, phóng khoáng như hư không”, sẽ không có chuyện năng lượng xấu đi với từ trường thiện lành.
Thật nghiêm túc mà đánh giá khách quan sẽ có người cho rằng Trường Sinh Học (đồng thời cũng tương tự các trường phái thiền chữa bệnh) pha trộn lý thuyết của cả hai trường phái duy tâm và duy vật. Nghiêm túc thật sự bởi không nhằm đả phá hay kích động, bài bác bởi không ai có thể phủ nhận ảnh hưởng tích cực của các pháp môn này trong đời sống xã hội, nhưng thực tế khó chối cãi ấy nếu...vâng, nếu được cải tiến hợp lý ta sẽ có hướng đi thật tốt chứ không bất cập như hiện tại.
Khởi điểm, cấp 1-2 được cho là hướng đi duy vật với phương pháp thiền thu năng lượng, nhằm giải quyết bệnh trạng của học viên. Điều này thực sự phân tích thì cách nhận định về năng lượng cũng chưa luận giải một cách khoa học như những bài tôi vừa trình bày. Mặc dù như đã nói cách trình bày vẫn nặng tính tư biện chứ chưa phải hoàn toàn bắt đầu bằng thực chứng, thực nghiệm cụ thể. Bắt đầu đến bậc 3 mọi người tiếp cận những khái niệm duy tâm, thần bí thật sự. Những vấn đề tâm linh được trộn vào đấy với lập luận về các trạng thái: thần kinh giả do các vong linh bám theo...Một số pháp môn có vẽ “khoa học" hơn tí thì luận giải rất nhiều về “năng lượng vũ trụ, chuyển thành “năng lượng sinh học”, về lý thuyết tập mờ, về hạt, về sóng... (nghe có vẻ khoa học) v.v...
Khoa học và tâm linh đang được trộn lẫn với nhau. Thực sự, tôi không cố “kích nổ” niềm tin mạnh mẽ của các bạn nhưng thử xem xét sẽ thấy vấn đề, chúng ta luôn cố luận giải tâm linh cho khoa học hoặc khoa học hóa sự mù quáng và mê tín. Một ví dụ rất sát sườn đó là vấn đề “tâm truyền tâm”. Bạn có thực sự tin rằng bạn có thể chuyển cái xấu, cái ác trong một con người thành cái thiện lành nhờ vào cách “dẫn tâm” và “truyền tâm”. Rất nhiều người sau một thời gian nhập môn đang tốt dần lên. Và vì vậy, các giảng huấn càng tin tưởng tuyệt đối đặt tay luân xa 7, tâm truyền tâm mạnh mẽ hơn. Nếu có thể chúng ta sẽ tiếp tục vấn đề trong một bài khác để hiểu rõ hơn về thân và tâm về sắc và vô sắc về cái thực thể hữu hình với cái vô sắc tướng.
Luân xa và năng lượng, quyền lực siêu nhiên năng lực thần bí?
Như đã nói ở trên, tôi không cố phá hỏng những thành tựu nhất định của các bạn. Tuy vậy, nếu bạn có kiến thức đầy đủ hơn, nếu gạt bỏ được thủ chấp, gạt bỏ được kiến chấp...để tiếp nhận kiến thức, để nhận được điều mới mẽ hơn, bổ sung, chỉnh lý mỗi ngày. Khoa học, thực nghiệm, thực chứng, giá như...Thật đáng buồn khi thực tế có đến 70-80% môn sinh mất đi mỗi ngày vì tập không hiệu quả. Trong đó rất nhiều người đạt đến cấp cao (bốn, năm, thậm chí đến cấp sáu, giảng huấn). Chúng ta rất sợ sự đổ vỡ, sợ trắng tay, sợ bắt đầu lại từ số không...Thực tế là như vậy.
Chúng ta thiếu đi tinh thần học hỏi, tiếp cận cái mới, cái đúng. Vì sao như thế chắc cũng dễ hiểu, chúng ta thiếu mất niềm đam mê khoa học thực nghiệm mà chỉ bám chấp vào cái danh. Đừng vội sửng cồ vì tôi nói thật điều này. Cứ đặt câu hỏi như Sokrates, những câu hỏi gây sốc, những câu hỏi khiến người ta bực dọc “Hỏi ngu vậy cũng hỏi”...để tự tìm câu trả lời. Đó chính là tinh thần tìm cầu, học hỏi:
Tâm dẫn đầu mọi pháp
Tâm chủ tâm tạo tác
Nếu với tâm ô nhiễm
Nói lên hay hành động
Khổ não sẽ theo ta
Như xe theo vật kéo.
Chúng ta khởi đầu với nhầm lẫn về năng lượng, nếu có căn bản rõ hơn sẽ hiểu năng lượng đơn giản hơn. Khí huyết đó chính là năng lượng, máu lưu thông trên toàn cơ thể để dẫn năng lượng ( Luận về tứ đại ) đến tế bào tôi đã trình bày khá rõ. Do cách gieo đức tin mê muội, nguời ta lúng túng với các hiện tượng sau đó và lý giải một cách thần bí, thần kinh giả, tẩu hỏa nhập ma... Chưa có cứ liệu nào nói về liên hệ giữa Đức Phật với các trào lưu triết học Hy Lạp cổ điển tiền Sokrates hàng trăm năm sau thời Đức Phật, nhưng chính Empedocles 490 - 430 ( Phật Thích Ca sinh năm 624 TCN) đã lặp lại phát hiện của Phật Thích Ca: Toàn vũ trụ được cấu thành bởi bốn thành tố: Đất - Nước - Gió - Lửa.
Tại sao tâm dẫn đầu mọi pháp, tưởng chừng tâm chỉ làm chủ cái thân đầy uế trược này thôi chứ. Việc cứu người bệnh bằng truyền năng lượng cũng chỉ là cách thu hút của pháp môn, chứ hiểu đúng đơn giản hơn: Năng lượng cứu từng tế bào của bạn, năng lượng chính là máu của bạn. Từ cách hiểu đúng đắn, đơn giản, bạn sẽ biết cách làm thông năng lượng, làm sạch nguồn cung năng lượng. Nói chung, chỉ có hai việc mà tôi lặp lại lần nữa, đơn giản hơn: Một là làm sạch máu, thứ hai là làm cho máu lưu thông, vậy thôi. Tất cả mọi thứ bệnh tật, phiền não đều bắt đầu từ đây.
Trở lại vấn đề tâm truyền tâm. Tại sao tâm dẫn đầu mọi pháp? Nên nhớ mỗi một niệm khởi lên là động dụng của tứ đại. Mỗi niệm khởi lên là sử dụng, tiêu hao rất nhiều năng lượng. Mỗi một tế bào não đã là tứ đại, tế bào máu cũng vậy. Trong đó Đất là hồng cầu, bạch cầu, khoáng chất, là các phụ gia gây ứ trệ từ thịt động vật; Nước bạn đã hiểu; Gió tại sao có gió ở đây - Oxy đấy các bạn; và Lửa nhiệt năng. Hoạt động thần kinh nói chung là sự tiêu hao năng lượng lớn nhất hơn cả thị giác và các căn khác.
Chính vì vậy, khi hoạt động tuần hoàn hạn chế đồng thời khả năng "tư duy” cũng hạn chế. Người ta chỉ tính toán nắm muối dưa cà hay thỏa mãn, đòi hỏi thực dục, ái dục tí thôi đã đủ nhức đầu, chóng mặt. Ngay đến giải trí chỉ thích nghe nhìn, động não làm gì....Việc tái sử dụng máu của hệ thống tuần hoàn là bạn đang sử dụng lại các chất uế trược. Uế trược, bế tắc lại tiếp tục bế tắc khi mà bạn ...không tốn giọt mồ hôi. Cái tâm lực mà ta nói đó là sự tương ưng mà vật lý lý thuyết gọi là luật hấp dẫn.
Tâm lực là gì?
Nhiều người cứ hình dung thu năng lượng nhiều, mạnh mẽ là tạo nên tâm lực. Do cách hiểu sai về năng lượng thôi. Nếu hiểu về sự tương ưng, về lực hấp dẫn thì rõ hơn về cái tâm lực kia. Cứ ném thỏi nam châm xuống nơi nào bất kỳ, nó hút ngay tất cả vụn kim loại. Hay người ta hay ví von: Hãy cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ cho biết bạn là người thế nào. Thiện hay ác đều tạo nên từ trường như vậy.
Liên hệ lại với lớp 1-2 TSH DS có một dẫn chứng tôi rất tâm đắc đó là trường hợp người mẹ cho con bú, cãi nhau với chồng, đứa con tím tái phải mang đi cấp cứu, sữa nhiễm độc, đó là thực tế. Cái tâm (mà nhiều người thường dùng) của dòng suy nghĩ đang dẫn lưu độc tố xuống gan và lẽ ra đang cần giải độc, bài tiết lại cứ vô tư vận chuyển cả vào tuyến sữa. Cái tâm, hiểu rất đại khái đó trước tiên chỉ thực sự tác động tới chính bạn. Nó đi theo vòng tuần hoàn rồi mang chất thải ấy trở về theo chu trình tái tạo máu. Vì vậy trong Phật giáo Nguyên Thủy chủ trương không làm khổ mình, khổ người, khổ tất cả chúng sinh. Bệnh sinh ra từ hai con đường miệng và ý.
Cần hiểu thật rõ sự khác biệt giữa năng lượng và từ trường các bạn ạ. Năng lượng là cái tự nó, cái cần thiết bên trong mỗi người. Từ trường là cái lực hút, cái tỏa ra để tương ưng, để hợp duyên với bên ngoài. Người ta cứ nhập nhằng cả hai, sự thực cả hai đều cần thanh tịnh hóa. Thân và tâm, không thể thanh tịnh hóa tâm khi mà thân đầy uế trược.
Nếu năng lượng thanh tịnh, bạn sẽ là người khỏe mạnh không bệnh tật. Và cũng chính từ đây từ trường của bạn sẽ hút lấy những hỷ lạc, an nhiên. Bạn sẽ trở nên người có đời sống, có tâm hồn “trắng bạch như vỏ ốc, phóng khoáng như hư không”, sẽ không có chuyện năng lượng xấu đi với từ trường thiện lành.
Bạn cứ ám thị năng lực tâm truyền tâm mà toàn bộ dòng chảy năng lượng bị nghẽn tắt nhiều nơi, bệnh vẫn đeo theo mỗi ngày. Bạn cứ len lén uống thuốc và hàng ngày “chuyển năng lượng từ xa” , giúp người khác thì thật buồn cười đấy. Điều này vẫn phổ biến trong TSH bởi lẽ hiểu sai về năng lượng. Tư thế thiền tạo áp lực lên dòng máu của chính bạn. Nếu bạn biết thanh tịnh hóa dòng máu ấy, tăng áp xuất dòng chảy, đẩy máu đến từng tế bào. Đó là 2 công đoạn thật hữu ích: Làm sạch máu và làm cho máu lưu thông.
Trong Trường Sinh Học, nhiều người chưa đi hết giai đoạn đánh thông đừng nói đến chuyện thanh lọc. Nếu bạn tiến hành đồng thời thì kết quả thật tốt, không gì bằng sự hoàn thiện sức khỏe. Tin tôi đi ngay môi trường mà người ta chuyển năng lượng từ xa giúp người khác, họ vẫn len lén uống thuốc...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần
Nghiên cứu 14:00 30/11/2024Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.
Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước
Nghiên cứu 08:45 25/11/2024Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần
Nghiên cứu 09:40 15/11/2024Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Xem thêm