Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P.21)
Với mục đích khiến cho các thiện pháp từ trước chưa sinh nay được sinh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp đã được sinh có thể duy trì, không có lu mờ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm. Đây gọi là chánh tinh tấn.
Này Māluṅkyāputta, ví như một người bị mũi tên bắn, mũi tên được tẩm thuốc độc rất dày. Bạn bè và bà con huyết thống của người ấy mời một vị y sĩ khoa giải phẫu đến săn sóc. Nhưng người ấy lại nói: “Tôi sẽ không để y sĩ rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi thuộc một người sát-đế-lỵ, bà-la-môn, phệ- xá, hay thủ-đà-la”.
Người ấy có thể nói như sau: “Tôi sẽ không để y sĩ rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi tên là gì, tộc tánh là gì... là người cao, thấp, hay trung bình... là da đen, da sẫm hay da vàng... là người thuộc làng nào, thị trấn nào, hay thành phố nào... khi nào tôi chưa biết cái cung mà tôi bị bắn, cái cung ấy thuộc loại cung thông thường hay loại cung nỏ... khi nào tôi chưa biết được dây cung mà tôi bị bắn, dây cung ấy làm bằng cây leo, cây lau, một thứ gân, một thứ dây gai, hay một thứ cây có nhựa... khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy thuộc một loại cây lau dại hay được trồng...
Khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, mũi tên ấy có kết lông gì – lông con kên, lông con cò, lông con ó, lông con công, hoặc lông một loại két... khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy được cuốn bởi loại gân nào – gân bò, gân trâu, gân nai, hoặc là gân khỉ... khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy thuộc loại tên nhọn, loại tên móc, loại tên như đầu sào, loại tên như răng bò, hay loại tên như kẽm gai”. Người ấy sẽ chết và vẫn không được biết gì cả.
6. Này Māluṅkyāputta, đời sống phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với quan điểm “Thế giới là thường còn”. Đời sống phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với quan điểm “Thế giới là vô thường”. Dù có quan điểm “Thế giới là thường còn” hay quan điểm “Thế giới là vô thường”, thì vẫn có sinh, có già, có chết, có sầu, bi, khổ, ưu, não, mà Ta giảng dạy sự đoạn trừ ngay ở đây và trong hiện tại.
2.– Ở đây, này các Tỳ kheo, có thiện nam tử do lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: “Ta bị chìm đắm trong sinh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể, toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt được”.
Vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Do lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, vị ấy hoan hỷ, mãn nguyện. Do lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, vị ấy khen mình, chê người: “Ta được lợi dưỡng như vậy, được danh vọng như vậy. Còn các Tỳ kheo khác ít được biết đến, ít có uy quyền”. Vị ấy, vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống phóng dật, vị ấy bị đau khổ.
Chư Tỳ kheo, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, bỏ qua vỏ ngoài, chặt cành lá, lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Một người có mắt thấy vậy bèn nói: “Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây.
Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người này bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, bỏ qua vỏ ngoài, chặt cành lá, lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này không đạt mục đích mà lõi cây có thể thành tựu”. Cũng vậy, vị Tỳ kheo ấy trở thành mê say, tham đắm trong lợi dưỡng, tôn kính và danh vọng. Vị Tỳ kheo ấy được gọi là vị đã nắm lấy cành lá của phạm hạnh và dừng lại ở đấy.
Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu giới đức. Do thành tựu giới đức này, vị ấy hoan hỷ, tự mãn. Do thành tựu, giới đức này, vị ấy khen mình chê người: “Ta là người trì giới, theo thiện pháp. Các Tỳ kheo khác phá giới, theo ác pháp”. Do thành tựu giới đức này, vị ấy trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống phóng dật, vị ấy bị đau khổ.
Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người này bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, chặt vỏ ngoài, lấy chúng mang đi, tưởng đó là lõi cây. Và người này không đạt mục đích mà lõi cây có thể thành tựu”. Cũng vậy, vị Tỳ kheo ấy trở thành mê say, tham đắm với sự thành tựu giới đức. Vị Tỳ kheo ấy được gọi là vị đã nắm lấy vỏ ngoài của phạm hạnh và dừng lại ở đấy.
Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu giới đức. Do thành tựu giới đức này, vị ấy hoan hỷ, nhưng không tự mãn. Do thành tựu giới đức này, vị ấy không khen mình, chê người. Do thành tựu giới đức này, vị ấy không trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu thiền định. Do thành tựu thiền định này, vị ấy hoan hỷ, tự mãn.
Do thành tựu thiền định này, vị ấy khen mình chê người: “Ta có thiền định nhất tâm. Các Tỳ kheo khác không có thiền định, tâm bị phân tán”. Do thành tựu thiền định này, vị ấy trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống phóng dật, vị ấy bị đau khổ.
Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn có lõi cây, người này bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, chặt vỏ trong, mang đi, tưởng đó là lõi cây. Và người này không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu”. Cũng vậy, vị Tỳ kheo ấy trở thành mê say, tham đắm với sự thành tựu thiền định. Vị Tỳ kheo ấy được gọi là vị đã nắm lấy vỏ trong của phạm hạnh và dừng lại ở đấy.
5. Lại nữa, ở đây, có thiện nam tử, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: “Ta bị chìm đắm trong vòng sinh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt”. Vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, khen mình, chê người.
Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu giới đức. Do thành tựu giới đức, vị ấy hoan hỷ, nhưng không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu giới đức này khen mình, chê người. Vị ấy không vì thành tựu giới đức này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu thiền định. Vị ấy do thành tựu thiền định này nên hoan hỷ nhưng không tự mãn.
Vị ấy không vì thành tựu thiền định này khen mình, chê người. Vị ấy không vì thành tựu thiền định này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu tri kiến. Vị ấy vì tri kiến này, hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy do tri kiến này, khen mình, chê người: “Ta sống, thấy và biết. Các Tỳ kheo khác sống, không thấy và không biết”. Vị ấy, do tri kiến này, trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống phóng dật vị ấy bị đau khổ.
Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, chặt giác cây và mang đi, tưởng đó là lõi cây. Và người ấy không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu”. Cũng vậy, vị Tỳ kheo ấy trở thành mê say, tham đắm với sự thành tựu tri kiến. Vị Tỳ kheo ấy được gọi là vị đã nắm lấy giác cây của phạm hạnh và dừng lại ở đấy.
Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này khen mình, chê người. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu giới đức. Do thành tựu giới đức, vị ấy hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu giới đức này khen mình, chê người. Vị ấy không vì thành tựu giới đức này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu thiền định, vị ấy do thành tựu thiền định này, hoan hỷ nhưng không tự mãn.
Vị ấy không do thành tựu thiền định này khen mình, chê người. Vị ấy không do thành tựu thiền định này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu tri kiến. Do thành tựu tri kiến này, vị ấy hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu tri kiến này khen mình, chê người. Vị ấy không vì thành tựu tri kiến này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu giải thoát vĩnh viễn. Vị ấy không thể nào suy thoái từ sự giải thoát thoát vĩnh viễn ấy.
Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy chặt lõi cây, mang đi và tự biết đó là lõi cây. Và người ấy đạt được mục đích mà lõi cây có thể thực hiện”. Cũng vậy, vị Tỳ kheo ấy đã thành tựu giải thoát vĩnh viễn.
– Này các Tỳ kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo hỏi các ông như sau: “Vì mục đích gì, này chư hiền, phạm hạnh được sống dưới sa-môn Gotama?” Ðược hỏi vậy, các ông cần phải trả lời các du sĩ ngoại đạo ấy như sau: “Vì mục đích đoạn tận tham, này chư hiền, phạm hạnh được sống dưới sa-môn Gotama”.
Với mục đích khiến cho các thiện pháp từ trước chưa sinh nay được sinh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp đã được sinh có thể duy trì, không có lu mờ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm. Đây gọi là chánh tinh tấn.
Vị ấy ly hỷ trú xả, niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Đây gọi là chánh định. (SN 45:8)
Tỳ kheo ấy tu tập chánh tư duy... chánh ngữ... chánh nghiệp... chánh mạng... chánh tinh tấn... chánh niệm... tu tập chánh định liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Như vậy, này Ānanda, là Tỳ kheo với thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình, tu tập và làm cho viên mãn Bát Chi Thánh Đạo.
Chính với pháp môn này, này Ānanda, ông cần phải hiểu thế nào toàn bộ phạm hạnh này là thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình. (SN 45:2)
Tỳ kheo Bodhi biên soạn và giới thiệu
Bình Anson dịch
Trích trong Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli
Còn nữa…
TIN, BÀI LIÊN QUAN:
-
Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P.20)
-
Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P.19)
-
Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P.18)
-
Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P.17)
-
Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P.16)
-
Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P.15)
-
Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P.14)
-
Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P.13)
-
Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P.12)
-
Những lời Phật dạy - trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P.11)
-
Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P.10)
-
Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P.9)
-
Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P8)
-
Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P7)
-
Những lời Phật dạy - trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P6)
-
Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P5)
-
Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P4)
-
Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P3)
-
Những lời Phật dạy - trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P.2)
-
Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P.1)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhà sư Venerable Tenzin Priyadarshi Rinpoche ra mắt sách "Độc hành"
Sách Phật giáo 21:01 14/11/2024Nhà sư và học giả Phật giáo Venerable Tenzin Priyadarshi Rinpoche chia sẻ trong buổi ra mắt cuốn sách "Độc hành" và triển lãm cùng tên với các bức ảnh ông chụp, sáng 14/11 tại Hà Nội.
"Đường xưa mây trắng" giúp diễn viên Trương Ngọc Ánh tìm được bình yên
Sách Phật giáo 10:56 13/11/2024Trương Ngọc Ánh kể khi ly hôn, chị chơi vơi. Thông điệp cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của Thiền sư Nhất Hạnh giúp chị tìm được bình yên trong lòng.
Sách là một công cụ giúp con người thiền định
Sách Phật giáo 15:27 12/11/2024Theo Niel Seligman (Diễn giả quốc tế về thiền định và kỹ năng sống), thiền và đọc sách có điểm chung là giúp con người tiến vào sự tập trung cao độ.
Cuốn sách giá trị về cuộc đời Đại sư Huyền Trang
Sách Phật giáo 17:03 07/11/2024“Cuộc đời và sự nghiệp của Đại sư Huyền Trang” của Thích Tuệ Lập và Thích Ngạn Tông, do Nguyễn Phố dịch, NXB Dân Trí ấn hành là tác phẩm không thể thiếu cho những ai quan tâm đến Phật giáo, lịch sử và văn hóa nhà thiền.
Xem thêm