Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 13/01/2019, 16:17 PM

Những quả nhân sâm huyền thoại trong Tây Du Ký được tạo hình từ gì?

Để tạo nên quả nhân sâm trẻ em trong bộ phim Tây Du Ký, đoàn làm phim và đạo diễn Dương Khiết đã phải nhọc công suy nghĩ. Trong đó, sản phẩm thủ công được xuất hiện trong phim làm họ tự hào hơn cả, chính là cây nhân sâm trẻ em trứ danh trong tập 9.

Bài liên quan

Trong Tây Du Ký, khi đến đất Tây Ngưu Hạ Châu, trước mặt năm thầy trò Đường Tăng hiện ra núi Vạn Thọ, trên núi có Ngũ Trang đạo quán, là nơi cư ngụ của Trấn Nguyên đại tiên.

Nơi đây có một cây tiên quý, sinh ra từ khi càn khôn còn hỗn độn, trời đất còn mờ mịt chưa phân. Khắp tứ đại bộ châu trong thiên hạ thì chỉ có Ngũ Trang quán ở Tây Ngưu hạ châu là sản sinh ra cây ấy, có tên là "Vạn Thọ thảo hoàn đơn", cũng gọi là "Nhân sâm quả".

Vậy cây nhân sâm này quý hiếm như thế nào? Kể rằng: "Giống cây này ba nghìn năm mới nở hoa, ba nghìn năm mới kết quả, lại ba nghìn năm nữa mới chín. Tính ra phải một vạn năm mới được ăn. Và trong một vạn năm ấy chỉ kết được ba mươi quả. Hình dáng quả này tựa như trẻ mới sinh chưa đầy ba ngày, tứ chi hoàn toàn, ngũ quan đủ cả". Lại nói: "Người nào có phúc được ngửi quả ấy một lần, sẽ sống được 360 tuổi; ăn một quả, sống mãi bốn vạn bảy nghìn năm".

Khi bốn thầy trò bước vào Ngũ Trang quán, hai tiểu đồng của Trấn Nguyên Tử đã vâng lời dặn dò, mang hai trái nhân sâm tới mời Đường Tăng. Nhưng vì loại quả này trông tựa đứa trẻ mới sinh nên Đường Tăng nhất mực khước từ. Hai tiểu đồng không còn cách nào khác đành quay về phòng và chia nhau mỗi người một quả. Bí mật này chẳng may lọt vào tai Trư Bát Giới, động tới bản tính háu ăn của "lão Trư".

Hai huynh đệ Ngộ Không và Sa Tăng cùng thưởng thức trái nhân sâm một cách ngon lành.

Hai huynh đệ Ngộ Không và Sa Tăng cùng thưởng thức trái nhân sâm một cách ngon lành.

Bát Giới bèn xúi giục Ngộ Không hái trộm nhân sâm cho biết mùi biết vị. Sau khi phát hiện, hai tiểu đồng của Trấn Nguyên Tử đã buông lời nhục mạ cả bốn thầy trò, từ đó mà dẫn đến sự việc đáng tiếc: Tôn Ngộ Không đại náo Ngũ Trang quán, đạp đổ cây nhân sâm. Tôn Ngộ Không dùng gậy vàng hái trộm nhân sâm. Cuối cùng để cứu cây nhân sâm, Tôn Ngộ Không đã phải nhờ đến Quan Thế Âm Bồ Tát dùng nước Cam Lồ phục sinh cây quý.

Tạo hình quả nhân sâm từ củ đậu Tứ Xuyên và bột màu

Về những quả nhân sâm trong nguyên tác, cái khó là để tái hiện lại hình ảnh quả nhân sâm trên phim sao cho chân thật nhất, làm sao để biến một loại quả không có thật thành loại quả có thật cho các nhân vật Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng có thể cắn ăn ngon lành. Dương Khiết mời nghệ sĩ mỹ thuật Trương Liệt Quân từ Kịch viện Nghệ thuật Nhân dân Tứ Xuyên tới giúp sức tạo hình và tạo ra số lượng lớn quả nhân sâm như yêu cầu của nữ đạo diễn. Sau nhiều bàn bạc, cuối cùng, Trương Liệt Quân và đạo diễn Dương cùng bàn bạc và quyết định sử dụng củ đậu của vùng Tứ Xuyên tạo hình nên những quả nhân sâm huyền thoại.

Nhân sâm trong truyền thuyết được tạo hình từ củ đậu.

Nhân sâm trong truyền thuyết được tạo hình từ củ đậu.

Bài liên quan

Ban đầu, Trương Liệt Quân dùng dao và điêu khắc những củ đậu cho có hình những em bé trong tư thế ngồi, sau đó phủ lớp màu thực phẩm ra bên ngoài một cách khéo léo sao cho thật giống một loại trái cây nhất có thể. Và nhờ có sự nhiệt tình của Liệt Quân, chỉ trong một ngày miệt mài ông đã tạo ra hàng trăm quả nhân sâm để từ đó, trong lịch sử tạo hình Trung Quốc, hình ảnh quả nhân sâm trẻ em đã đi vào huyền thoại.

Trước khi tiến hành quay những cảnh phim trên núi Thanh Thành, đạo diễn Dương Khiết đã yêu cầu cho nghệ sĩ thiết kế mỹ thuật Mã Vận Hồng ở lại dưới núi tìm địa điểm quay cảnh cây nhân sâm. Bởi, cây cối trên núi thường khá dày và tập trung, không được phép chặt phá, cũng không có khu đất trống rộng rãi để quay. Vào phút chót, đoàn làm phim đã tìm thấy "cây nhân sâm", đó chính là cây ngân hành của nhân vật lịch sử Trương Tòng đời Hán cho trồng với tuổi đời hơn 1.700 năm, chiều cao 6,3m, nằm trong công viên văn hóa Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên.

Chỉ nước Cam Lồ của Quan Thế Âm Bồ tát mới có thể phục sinh cây quý?

Quan Âm Bồ Tát và nước Cam Lồ.

Quan Âm Bồ Tát và nước Cam Lồ.

Bài liên quan

Trước khi gặp Quan Thế Âm, Tôn Ngộ Không 3 lần tìm đến Bồng Lai tiên cảnh, Đế Quân và cửu tiên ở Doanh Châu, tuy nhiên, đáp lại lời thỉnh cầu của Đại Thánh chỉ là cái lắc đầu bất lực. 

Cuối cùng, Ngộ Không đến núi Phổ Đà cầu cứu Quan Âm Bồ Tát. Vừa nghe Ngộ Không kể rõ sự tình, Bồ Tát đã quở trách: "Ngươi là con khỉ không biết hay dở! Trấn Nguyên Tử là tổ sư các địa tiên, ta cũng phải nhượng bộ ba phần, sao ngươi dám đánh đổ cây của người?".

Nhưng sau đó, chính Quan thế âm lại giúp hồi sinh cây quý bằng nước Cam Lồ, Quan Thế Âm phán rằng: "Nước Cam Lồ trong tịnh bình của ta chữa được cây tiên". Bởi nhân sâm là tinh túy của đất trời, là linh thụ sinh ra từ khai thiên tịch địa, muốn tìm thuốc chữa cây quý phải tìm được thứ thần dược cao hơn cả các bậc thần tiên. Và quả thật nước Cam Lồ đã giúp hồi sinh cây quý. 

Bài liên quan

Tây Du Ký là một bộ phim truyền hình được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Trung Quốc Ngô Thừa Ân, do Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) và cục Đường sắt Trung Quốc phối hợp sản xuất, phim khởi quay từ năm 1982 và đến năm 1988 thì hoàn thành.

Năm 1986, CCTV chính thức công chiếu 11 tập đã quay và lấy năm này là năm sản xuất vì thế phiên bản này thường lấy tên là Tây Du Ký 1986.

Khảo sát của CCTV năm 1987, Tây Du Ký đạt tỷ suất khán giả 89,4%, trong đó đối tượng có trình độ đại học tỷ lệ xem là 85,2%, đối tượng mù chữ hay chưa biết chữ (không tính trẻ em) tỷ lệ xem là 100%.

Ở Việt Nam, bộ phim này được trình chiếu từ đầu những năm 1990, cho tới nay đã được chiếu lại hàng trăm lần trên nhiều đài truyền hình khác nhau, với phiên bản Tây Du Ký 1986 được coi là bản phim xuất sắc nhất.

Tây Du Ký là một bộ phim đòi hỏi kỹ xảo rất nhiều vì trong phim có quá nhiều khung cảnh về thiên cung, hội bàn đào, cung Quảng mà trong điều kiện hơn 30 năm trước thì thật tình, cả đoàn làm phim do Dương Khiết làm đạo diễn lại không có nhiều kinh phí, vì vậy, cái gì tự làm được thì cả đoàn sẽ cùng nhau làm, dù chỉ là làm thủ công.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm