Niệm Phật biến người đồ tể thành Bồ tát
Trên bước đường hành nghề bác sĩ, tôi đã gặp một vị Bồ Tát bệnh nhân. Tuy ông ấy là một đồ tể, nhưng bình thường ông đối với mọi người rất thành khẩn, khoan hậu.
Niệm Phật phải phát nguyện vãng sanh Cực Lạc
Giết heo là nghề mà cha mẹ truyền lại cho ông. Ông nói với tôi: “Chúng tôi cũng không tiện đổi nghề, cũng không biết phải nên thế nào để đổi nghề” Ông bảo rằng hồi ông còn nhỏ, có người bảo ông niệm A Di Đà Phật, cho nên từ nhỏ mỗi khi thấy tượng Phật, ông liền chắp tay niệm ba lần A Di Đà Phật. Quí nhất là từ nhỏ ông không cầu xin gì cho riêng mình, mà cầu mong Đức Phật hộ trì cho mọi người. Ông nói: “Phật làm sao mà hộ trì cho một mình tôi được chứ?” Tôi nói: “Đúng thế! Quan niệm này của ông chính xác vô cùng”.
Tuy ông làm nghề giết heo đã từ rất lâu, nhưng ông đối với mọi người rất tốt. Bạn bè thân thuộc tới thăm ông, có rất nhiều người đã từng chịu ơn ông, cám ơn, ca ngợi ông. Trước kia ông không hiểu giết heo cũng là làm thương tổn chúng sanh, làm tổn thương chúng sanh là phải chịu quả báo thống khổ. Về sau ông bị hạch dưới cổ, trong vòng mấy năm, cả cổ họng bị hạch lan tới. Tuy ông đã chữa nhiều, nhưng rồi bệnh vẫn phát trở lại. Mỗi tối nằm trên giường ông thở rất khó khăn. Khi ông thở thì phát ra âm thanh như tiếng kéo cưa, đàm kéo nghẹn cổ; muốn nuốt, nuốt không vô; muốn nhả ra, nhả không được, giống như cổ họng bị dây thắt. Mỗi lần ông hít thở trông thật đau đớn, khổ sở. Trong lúc rất thống khổ như thế, ông bảo tôi giờ đây ông mới thấu hiểu được sâu sắc con heo bị giết thì nó đau khổ như thế nào. Ông chắp tay cung kính ngồi trên giường niệm Phật, chí thành, sám hối.
Vì ông hoàn toàn không có cách nào nuốt đồ ăn, chỉ phải nhờ một ống đưa qua mũi đưa xuống dạ dày để rót thức ăn. Tuy như vậy quan niệm của ông cũng được khai mở, lại còn phát được thiện tâm rất lớn, phát nguyện niệm Phật, cầu sinh thế giới Cực Lạc ở Tây Phương, cho nên sắc mặt của ông rất tươi tỉnh, không giống như sắc mặt sầu muộn của các bệnh nhân khác.
Một hôm ông nói với tôi: “Bác sĩ Quách, cô xem thân thể tôi còn có chỗ nào dùng được không? Giác mô mắt của tôi có thể hiến cho người ta được không? Trái tim của tôi có còn tốt không? Có thể cho người khác được không? Nếu cho được thì hãy cho giùm tôi; vì hy sinh một mình tôi cũng không hề gì, chỉ mong sao cho người khác được khỏe mạnh là tốt rồi”. Nghe xong, tôi rất cảm động, khen ngợi ông: “ông xứng đáng là cái tâm địa của vị Bồ Tát!”
Nhưng vì ông là một bệnh nhân mắc chứng ung hạch, dù nay ông có thiện tâm từ bi rất lớn, mong muốn khi còn sống được lấy cơ quan trong người ông mà đem cho người khác, thì có ai dám nhận không? Phải chăng người nhận không ngại rằng do đó mà mình bị ung hạch? Tuy nhiên, phát tâm của ông thật là vĩ đại, thật khó có được. Tôi thật không muốn nói lời khiến ông thất vọng, cho nên tôi chuyển sang hướng khác mà khuyên nhủ ông.
Bấy giờ tôi bảo với ông: “Đời của mỗi người là một mô thức, cái tinh thần của ông có thể giúp cho rất nhiều người thay đổi tim, thay đổi mắt. Về xác thịt, đôi giác mô mắt của ông chỉ có thể cho một người, mà khi người đó đã có giác mô mắt, thì tuy người ấy mở mắt ra, nhưng hàng ngày vì mở mắt mà trông thấy các sự việc mà ưa thích hoặc nóng giận, như thế cũng chưa chắc là tốt! Cũng có người dùng đôi mắt ấy hàng ngày đều thấy những thứ khiến anh ta giận dỗi, hoặc buồn phiền. Nếu một người không biết làm sao để sử dụng đôi mắt cho tốt, thì dù có được đôi mắt, có được giác mô lành lặn, thì cũng không hề được hạnh phúc. Giả như một người không hiểu rõ đạo lý chân chính mà được giải phẫu thay tim thì cũng không hẳn người ấy có thể cảm thấy hạnh phúc đầy đủ. Trên đời, rất nhiều người có con mắt, có trái tim, nhưng vẫn bất mãn, thống khổ; cho nên điều quan trọng là mở rộng tim, mắt của nội tâm”.
Truyện cổ Phật giáo: Niệm Phật diệt tội
Bấy giờ tôi khuyên ông: “ông đã có Phật tâm từ bi như thế, nếu ông dùng tim này mà niệm Phật thì có thể giao tiếp cảm ứng với Đức Phật. Nguyện lực của Đức Phật A Di Đà thì không thể nghĩ bàn, nếu nguyện lực này cùng với nhân duyên thế gian chưa dứt, thì người ta có thọ mạng chưa dứt cũng có thể tiêu trừ tai nạn, kéo dài thọ mạng, khiến thân tâm an lạc. Nếu người niệm Phật có thọ mạng đã dứt, thì Đức Phật A Di Đà sẽ từ bi tiếp dẫn đến thế giới Cực Lạc ở Tây Phương. Nay ông cứ niệm Phật cho tốt, thân tâm ông an lạc thì ông có thể an ủi, khuyến khích mọi người, đến lúc lâm chung cũng có thể vãng sanh thế giới Cực Lạc ở Tây Phương, nương theo nguyện mà trở lại, độ khắp chúng sanh.
Lúc lâm chung của người ta là một cửa sinh tử rất trọng yếu. Cửa này mọi người đều phải đi qua. Cửa trọng yếu này quyết định khi hơi thở này đã dứt, chúng ta đi lên hoặc rơi xuống. Nếu lúc ấy chúng ta sinh khởi niệm ác, thì có thể chúng ta bị đọa đia ngục mà chịu khổ. Niệm này quyết định tại một niệm của chính chúng ta. Nếu ông có thể nhân vào cửa này mà nỗ lực iệm Phật, dùng cái tâm nguyện đến Tây Phương thành Phật để chí thành niệm Phật, thì nhất định sẽ được Đức Phật tiếp dẫn lên đài sen của thế giới Cực Lạc. Như thế đời của ông chính là một mô thức, chỉ cần chính ông có thể an nhiên tự tại mà vãng sanh Tây Phương, thì có thể cứu được rất nhiều người. Ông không chỉ cho một người giác mô mắt hay trái tim mà thôi, ông còn thể nhân đó mà giúp cho rất nhiều người mở rộng mắt, tim của nội tâm, dứt từ sự sợ hãi sinh tử của mọi người. Như thế cũng giống như đem giác mô mắt của nội tâm mà cho rất nhiều người, giúp họ thấy thế giới Cực Lạc thanh tịnh. Nếu ông có thể đến thế giới Cực Lạc ở Tây Phương, thì chính là ông đạt được quả báo thù thắng trang nghiêm nhất. Cho nên các bậc cổ đức trong khi khai thị đã nêu: thành tựu cho một chúng sanh vãng sinh thế giới Cực Lạc ở Tây Phương tức là thành tựu cho một chúng sanh thành Phật. Công đức ấy thật không thể nghĩ bàn”.
Tôi nói với ông ấy như thế không hề có ý không muốn cho người đang cần có các bộ phận để thay thế được khỏe mạnh, hạnh phúc, mà chính vì một mặt hạch u của ông đã ăn lan ra toàn thân; mặt khác việc hiến tặng các bộ phận thì không thể nói ra là làm ngay được. Vì quả thực khi phải chịu giải phẫu đau đớn, nội tâm phải rất an nhiên, tự tại, thì mới không sầu khổ và không ân hận. Điều này cần phải có công phu, sức nhẫn nại rất thâm sâu, đại lực từ bi rất thâm sâu, thì mới có thể thực hiện được; đây không phải là năng lực của người bình thường. Có người phát nguyện rất nhanh, lại rất dễ dàng, nhưng đến khi đao mổ cắt da thịt thì vì đau đớn, sợ hãi mà sinh ra lòng ân hận. Cho nên tuyệt đối không nên vì thừa hứng nhất thời, ưa làm anh hùng mà phát nguyện như thế; nên thành thực đo lường nguyện lực, nhẫn lực của mình để khỏi đến lúc thì tâm loạn, ân hận.
Niệm Phật phải an nhẫn các chướng duyên
Ông ấy nghe xong thì chân thành niệm Phật. Có thể nói ông không cần phải dùng thuốc giảm đau cũng có thể cũng có thể hàng ngày được an vui. Ông nói với tôi rằng ông cả một đời giết heo, trước hết vốn là vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không giết heo thì không cách chi sinh sống. Về sau ngã bệnh, ông mới nhận ra rằng một đời ông giết heo, tiền dành được không đủ chi phí thuốc men, rốt lại còn mắc nợ, càng khó khăn trong cuộc sống.
Mọi người trong chúng ta thường nói câu: “Tôi không làm nghề này thì không có cách gì để sống!” nói như thế, tuy chúng ta biết rất rõ nghề ấy không hợp với Phật pháp, chúng ta vẫn cứ tiếp tục làm. Cho đến một hôm, quí vị nhận ra rằng như thế là không được, quay đầu bình tĩnh mà suy nghĩ thì nhận ra cả một đời quí vị đã nhiều lần dùng những cách thức “không hợp với Phật pháp”; kiếm được một ít lợi danh, nhưng sau đó cái giá mà quí vị vun bồi và nỗi thống khổ vượt xa hơn nhiếu so với chút danh lợi mà quí vị kiếm được.
Khi vị Bồ Tát bệnh nhân ấy đang còn nằm trong viện, có nhiều Phật tử đến niệm Phật, giảng pháp cho ông. Sau khi ông xuất viện trở về nhà, trước mấy ngày lâm chung, ông tự biết thời gian đã đến, cuối cùng ông còn dăn người con: “Con nhờ bác sĩ Quách tìm một số bằng hữu tới niệm Phật cho ta”. Một số vị trong “Y vương Học xã” của học viện Y Dược Trung Quốc, lại có cả người chủ nhà của chúng tôi đều đến Bắc Cảng niệm Phật cho ông. Khi trợ niệm trở về, họ nói với tôi rằng lúc lâm chung, ông niệm Phật và vãng sanh nét mặt rất tươi. Mọi người càng niệm Phật thì ông càng mỉm cười. Tám giờ sau khi ông vãng sanh, sắc mặt vẫn tươi vui trước mọi người, các vị trợ niệm đều rất cảm động, khen ngợi. Nụ cười cuối cùng của đời người là nụ cười quí báu nhất, hiếm có nhất.
Bạn cứ một lòng chánh niệm, chúng tôi có thể giúp bạn sự bảo chứng của Đức Phật.
Trích Liên Hoa Hóa Sanh
Pháp sư Đạo Chứng
Dịch Giả: Trần Tuấn Mẫn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm