Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 21/09/2022, 09:06 AM

Nỗi buồn khi về già của người tu

Hôm qua tôi ghé thăm một vị Ni sư. Sư năm nay đã hơn 70 tuổi, đang sống ở nhà với cháu. Sư đi tu từ nhỏ và đã trải qua gần hết cuộc đời ở chùa. Tuy nhiên, khi tuổi già sức yếu, ở chùa không ai chăm lo nên Sư đành phải về nhà nương nhờ các cháu.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Gặp Sư, tôi vừa mừng vừa ngậm ngùi, xúc động. Mừng vì lâu quá mới gặp lại và thấy Sư cũng khỏe mạnh, chỉ có hai chân là hơi yếu nên không đi đâu được, chỉ quanh quẩn trong nhà. Ngậm ngùi vì thấy rằng một người đã gắn bó với ngôi chùa mấy mươi năm, đã cống hiến tuổi trẻ và công sức của mình cho chùa nhưng cuối đời phải rời xa nơi đó, rời xa ngôi già lam mà mình đã từng xuất gia tu học, rời xa bao kỷ niệm thân thương với thầy tổ, huynh đệ và các sư cháu. Sư về nhà ở đã gần một năm. Tôi hỏi ở chùa có ai tới thăm Sư không? Sư cười nói “Ai cũng có công việc hết có rảnh đâu tới thăm. Ở đây có mấy đứa cháu nó lo”. Nghe vậy tôi thoáng buồn. Một người phụng sự cả cuộc đời cho chùa nhưng khi không còn có thể cống hiến được nữa, khi đã già yếu thì chùa không thể chăm lo. Cả đời người tu lo cho Phật Pháp chứ có lo cho gia đình được gì đâu mà khi về già gia đình phải cưu mang! Tính ra gia đình là người thế gian mà còn có nghĩa tình hơn người tu, không nở bỏ người thân, dù họ cũng không giàu có gì. Đức Phật dạy hàng đệ tử Phật phải chăm sóc cho nhau. Nếu mình không lo cho người già yếu thì khi mình già yếu cũng sẽ không có ai lo cho mình. Cứ như thế, người ta sống vô tâm với nhau….

Tôi thấy một số huynh đệ và sư cháu của Sư hành đạo cũng khá tốt. Làm từ thiện cũng nhiều. Tặng quà cho bà con vào các kỳ lễ lạc. Chỉ mùa Trung Thu vừa qua thôi, tôi thấy các vị ấy tặng hàng ngàn các bánh Trung Thu cho người nọ người kia, nhưng không có ai nhớ tới Sư. Không có ai đến thăm và cúng dường Sư cái bánh nào!

Trường hợp của Sư không phải là cá biệt. Có rất nhiều trường hợp giống như thế. Tức là cả đời đi tu ở chùa nhưng khi già yếu hay bịnh đau thì phải về nhà cho người thân nuôi. Đây thật sự là điều đáng buồn trong Phật Pháp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tình thương của đức Phật

Góc nhìn Phật tử 10:10 17/05/2024

Tình thương của đức Phật dành cho chúng sinh lúc nào cũng đong đầy như hư không vô tận luôn ôm ấp dưỡng nuôi muôn loài. Nhưng còn đâu đó những chúng sinh vẫn vô tình không biết, hoặc cố tình lãng quên.

Nếu không có Phật Đản sinh?

Góc nhìn Phật tử 13:46 16/05/2024

Nếu không có Phật đản sanh, thế gian ngụp lặn trong đau khổ nhưng không biết là khổ. Bao phen khóc cười đều do tham đắm chi phối, để được phần mình mà bất chấp hậu quả, không từ tàn ác giành giật về.

Phật đản sinh trong tâm mỗi người

Góc nhìn Phật tử 09:36 16/05/2024

Ngày 14 và 15 âm lịch tháng 4 hằng năm, thành truyền thống thiêng liêng: là ngày lễ kỷ niệm Phật đản sanh - ngày quan trọng nhất đối với hàng Tăng Ni, Phật tử nói riêng và chúng sanh nói chung.

Một câu nhịn, chín câu lành...

Góc nhìn Phật tử 09:17 16/05/2024

Theo cách hiểu thông thường của đa số chúng ta, nhẫn nhục có nghĩa là nhịn nhục, chịu đựng. Tiêu biểu nhất là tinh thần nhẫn nhục này khi đi vào dân gian đã được người xưa thể hiện qua câu tục ngữ: “Một câu nhịn, chín câu lành.”

Xem thêm