NSND Kim Cương: Tâm, tài và sự cống hiến cho cái đẹp
Với tôi, nghệ thuật là nói đến “tam giác” chân-thiện-mỹ và người làm nghệ thuật chính là người suốt đời theo con đường chân-thiện-mỹ, hiến tặng cái đẹp cho cuộc đời…
NSND Bạch Tuyết: Đạo Phật là một triết lý tồn tại, là nghệ thuật sống, là tín ngưỡng tâm linh
Có một người nghệ sĩ đã một đời theo đuổi con đường ấy, để rồi đã được nhận một danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), một sự ghi nhận của xã hội đối với nghệ sĩ Kim Cương. Ít ai biết rằng đằng sau vai diễn với vị trí là nghệ sĩ thì nghệ sĩ Kim Cương còn là một Phật tử, diễn trọn vai đối với cuộc đời bằng cái tâm của một người con Phật.
Tâm và tài
Cuộc đời của NSND Kim Cương với nhiều nỗi thăng-trầm, và rõ ràng, thăng-trầm là lẽ đương nhiên của bất kỳ kiếp người nào trong cõi luân hồi, vô thường này. Từ một nghệ sĩ tài danh, với những vai diễn để đời, với nghiệp diễn gắn liền bao thế hệ để rồi sau đó suốt 15 năm lặng lẽ, không xuất hiện với bất kỳ vai nào thì nghệ sĩ Kim Cương đã trở lại bất ngờ với danh hiệu cao quý. Có lẽ chính vì vậy, ngay sau khi trở lại, NSND Kim Cương đã khẳng định “Là nghệ sĩ phải đóng góp cho nghệ thuật”. Đấy là cái tâm của người nghệ sĩ, là mục tiêu và là thiên chức của bất kỳ nghệ sĩ nào thực tâm muốn “sống” với nghệ thuật.
Còn tài? NSND Kim Cương thì có lẽ công chúng nào cũng biết, cũng đã từng nghe về tài danh của nghệ sĩ Kim Cương, như báo Sân Khấu sau khi nghệ sĩ nhận được danh hiệu cao quý đã tóm lược một đoạn: “Vai diễn đầu tiên của Kim Cương trên sân khấu đó là vai A Liễu, một vai chính trong vở cải lương “Giai nhân và ác quỷ” do soạn giả Duy Lân viết riêng để giới thiệu Kim Cương. Vai diễn thành công và kể từ đó cuộc đời của Kim Cương đã gắn liền với ánh hào quang sân khấu, trở thành một đào sáng chói trên sân khấu cải lương và được báo chí phong tặng biệt danh Kỳ nữ (người phụ nữ kỳ tài). Không chỉ thành công trên sân khấu cải lương, mà Kim Cương còn là một trong những ngôi sao điện ảnh đầu tiên và hàng đầu của nền điện ảnh Việt Nam thời bấy giờ.
Những năm NSND Bảy Nam không còn sức khỏe, Kim Cương lại thay mẹ mình gánh vác đoàn hát, lưu diễn khắp ba miền với những thành công vượt bậc. Khi kịch nói thiếu vở diễn, Kim Cương đã “liều mình” khai phá mảnh đất hoang thoại kịch trong vai trò là tác giả với bút danh Hoàng Dũng. Một Kim Cương nghệ sĩ, rồi bầu gánh, tác giả và cả đạo diễn... ở vị trí nào cô cũng đảm nhiệm một cách xuất sắc. Các kịch bản của Kim Cương như: Tôi là mẹ, Lá sầu riêng, Dưới hai màu áo, Hai mùa giáng sinh, Vực thẳm chiều cao, Bông hồng cài áo... đã in dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả với những hình tượng người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam chịu thương, chịu khó và là những vở diễn kinh điển mang phong cách rất riêng - “Kịch Kim Cương”.
Hơn 60 kịch bản do Kim Cương viết được ký dưới bút danh Hoàng Dũng, cô đã trở thành nữ soạn giả đầu tiên được trao kỷ lục quốc gia. Và có lẽ, nhắc đến NS Kim Cương còn có một kỷ lục khác, đó là vai Diệu trong vở Lá sầu riêng - một vai diễn mà cô đã diễn từ khi tóc cô còn xanh, cho đến khi bắt đầu điểm bạc. Trong ngót gần nửa thế kỷ qua, cô Diệu của Kim Cương đã lấy không biết bao nhiêu là nước mắt của khán giả ở từng thế hệ khác nhau”…
Người nghệ sĩ giữa đời thường
Hoàng Cần: Chàng ca sĩ dấn thân theo chân lý của đạo Phật
Giữa đời thường, NSND Kim Cương từng có lần tâm sự với phóng viên, rằng, bà cũng từng mê và rồi ngộ. Cái duyên để ngộ chính là khi nghệ sĩ Kim Cương gặp minh sư - HT.Thích Thanh Từ. Từ lúc ngộ và thực tập chữ “buông” mà suốt cuộc đời nghệ sĩ tìm kiếm nên bây giờ Kim Cương rất tự tại. Sáng tối kệ kinh, niệm Phật, có dịp đi đến đất Phật và cảm, thương về bậc Giác ngộ nên càng tinh tu.
Với Kim Cương, tu thì phải sống thiện, làm thiện, và từng giữ vai trò Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ em mồ côi TP.HCM không phải chỉ là chức danh cho có. Những chương trình, những món quà ấm áp niềm tin mang tới cho những mảnh đời bất hạnh của Kim Cương chính là minh chứng cho nếp sống chân-thiện-mỹ (nếp sống cao thượng, một giá trị của người nghệ sĩ) mà nghệ sĩ thể hiện giữa đời thường.
Nếu người nghệ sĩ trên sân khấu mang đến cho công chúng niềm vui trong nghệ thuật, xới dậy trong tâm thức họ những hạt giống lành thông qua vai diễn thì người nghệ sĩ giữa đời thường chính là người biết sống sẻ chia với khó khổ của mọi người xung quanh, xới lên hạt giống từ-bi trong lòng người.
NSND Kim Cương đã làm điều đó, như một cách chọn con đường sáng, cũng là để tri ơn Phật.
Nghệ sĩ Nhân Dân Kim Cương được mệnh danh là kỳ nữ trong làng sân khấu Việt Nam. Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam từng trao cho bà danh hiệu "Nghệ sĩ viết nhiều kịch bản kịch nói nhất Việt Nam". Dưới bút danh Hoàng Dũng, bà là tác giả của các vở diễn như: Lá sầu riêng, Dưới hai màu áo, Trà hoa nữ, Tôi làm mẹ, Vực thẳm chiều cao, Bông hồng cài áo... Dấu ấn hoạt động nghệ thuật của bà còn trải đều trên các lĩnh vực cải lương, kịch nói, phim ảnh với nhiều vai diễn sâu sắc, ấn tượng. Trong đó, bà được khán giả biết đến với diễn xuất ấn tượng trong các vở kịch: Lá sầu riêng, Dưới hai màu áo, Trà hoa nữ, Tania, Nhân danh công lý, Lan và điệp, Lôi vũ, Biển động, Bông hồng cài áo...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm